Tin mới
5
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
Ảnh

sunwin | sunwin

Kỳ lạ cụ bà 80 tuổi suốt hơn 10 năm “vác tù và” quét rác miễn phí

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-09-16 04:09

Dù mưa hay nắng, dù ai có nói bà gàn dở… thì hơn 10 năm nay, bà Quý vẫn một mình làm công việc ấy hàng ngày trong sự tự nguyện, không nao núng.

Cứ mỗi ngày, bắt đầu từ lúc 5h sáng trong suốt hơn 10 năm nay, hình ảnh một bà cụ cầm cây chổi quét rác dọc suốt 2 bên đường phố Nguyễn An Ninh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã trở nên quá quen thuộc với người dân nơi đây.

Sáng 1 tiếng, chiều cũng 1 tiếng, cụ cứ cần mẫn làm công việc miễn phí ấy một cách nhiệt tình, như thể cây chổi là người bạn thân thiết đến độ nếu thiếu nó một ngày, cụ sẽ buồn lắm lắm.
Sáng 1 tiếng, chiều cũng 1 tiếng, cụ cứ cần mẫn làm công việc miễn phí ấy một cách nhiệt tình, như thể cây chổi là người bạn thân thiết đến độ nếu thiếu nó một ngày, cụ sẽ buồn lắm lắm.

Cụ bà “ai cũng biết là ai đấy” được người ta nhớ mặt, và gọi tên là cụ Quý. Cụ Quý tên thật là Đinh Thị Quý, năm nay đã 78 tuổi, nhưng nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn của cụ, chẳng mấy ai đoán được cụ lại ở tuổi "lão thành" đến thế.

Mới sáng sớm tinh mơ, khi các con ngõ chưa có ai dậy, cụ Quý đã ra quét đường.
Mới sáng sớm tinh mơ, khi các con ngõ chưa có ai dậy, cụ Quý đã ra quét đường.

Nắng mưa, nóng rét… trừ những lúc cơ thể thực sự yếu mỏi cụ Quý mới ngơi tay, còn lại hơn 300 ngày trong năm, cụ Quý luôn có mặt đúng giờ làm công việc quét dọn hai bên đường. Dù cũng trong từng đó năm, cụ chưa từng được nhận dù chỉ là "đồng quà, tấm bánh" cho công việc cần mẫn và thiết thực ấy.

Sao cụ lại gắn bó với công việc vừa nặng nhọc, vừa không được trả lương thế cụ?”, nghe tôi thắc mắc, cụQuý chỉ cười hiền: “Quét cho sạch sẽ đường phố, lại thêm được cái đỡ phải tập thể dục".

Nói vậy rồi cụ kể, hơn 10 năm trước, nơi cụ cư ngụ lúc nào cũng ngập rác. Người dân mạnh ai nấy vứt đồ dơ ra đường, khu phố bốc mùi dơ dáy ai cũng khó chịu nhưng tất cả đều mặc kệ vì cha chung chẳng người khóc. Xốn mắt, cụ Quý nói với hội người cao tuổi của tổ dân phố hãy tìm phương án giải quyết, nhưng nói hoài nói mãi thì kết quả vẫn là câu trả lời “việc này khó đấy”.

Từng ngóc ngách cụ đều quét dọn sạch sẽ
Từng ngóc ngách cụ đều quét dọn sạch sẽ

Không nản lòng, cụ Quý mạnh dạn đề nghị tổ dân phố để cho cụ “thử việc”. Ngay ngày hôm sau, cụ cầm chổi quét rồi gom rác lại thành từng đống, chờ xe rác đi qua là bỏ chúng vào. Cứ như vậy, đôi tay cụ dẻo dai dần, từng đường chổi thêm điêu luyện và khu phố cũng nhờ thế dần sạch đẹp hơn hẳn những ngày đầu tiên.

Nhớ thuở ban đầu làm nghề vác tù và hàng tổng, hàng xóm láng giềng nhiều cái miệng đua nhau bàn tán. Khen ít chê nhiều, lắm người còn bảo cụ “điên rồi, dở hơi rồi” khi không đâu vơ vào người cái việc bận như con mọn, lại chẳng có chế độ kinh tế nào.

Hơn 10 năm làm công việc "vác tù và hàng tổng" nhưng lúc nào cụ cũng vui vẻ, tươi cười.
Hơn 10 năm làm công việc "vác tù và hàng tổng" nhưng lúc nào cụ cũng vui vẻ, tươi cười.

Chưa hết, ngoài những lúc phải quét rác theo giờ quy định, thời gian còn lại cụ Quý ngồi 2 bên đường, cứ ai có ý định đổ rác ra lối đi là cụ lại nhắc. Vì lẽ này, nhiều người thành ra ác cảm với cụ. Nhưng với cụQuý, những điều đó có hề gì khi mục đích cuối cùng của cụ là có một con đường chung sạch đẹp.

Hơn 10 năm miệt mài công việc làm đẹp cho đời, đồ nghề của cụ Quý chỉ giản dị là một chiếc chổi thật tốt và một bao tải thật to, đủ để đựng đủ số rác mà một vài người tiện tay quăng ra đường. Cụ vẫn vậy, cần mẫn và nhẫn nại dù cho đến ngày hôm nay, đã có 5.000 ngày cụ làm cái công việc quen đến mức có thể khiến con người ta phát nản ấy.

Truyền cảm hứng từ điều nhỏ nhất

Dậy từ 5h sáng đi quét đường để học sinh được đi học trên con đường sạch, cụ Quý bảo có lần thấy cụ cầm kẻng đi gõ thông báo nhà dân ra đổ rác, các cháu học sinh ùa vào xin gõ giùm. “Chỉ vậy thôi nhưng tôi thấy vui lắm”, cụ nói với nụ cười hiền muôn thuở.

Niềm vui vốn dĩ rất nhỏ bé ấy, với cụ Quý lại trở thành nguồn động viên vô cùng to lớn. Trên con đường nhỏ Nguyễn An Ninh, hai bên lối đi sạch sẽ tới tận ngõ sâu hẻm cụt – nơi cụ Quý mỗi ngày vẫn len lỏi từng góc để gõ kẻng, báo người dân biết giờ đổ rác.

Để mọi người thực hiện nền nếp, cụ phải viết bảng quy định thời gian để rác và nơi tập trung rác của khu phố.
Để mọi người thực hiện nền nếp, cụ phải viết bảng quy định thời gian để rác và nơi tập trung rác của khu phố.

Sự văn minh của cụ già tuổi 80 còn thể hiện ở từng hành động nhỏ. Cứ thấy mẩu rác nào dù chỉ là cái túi nilon nhỏ xíu bay trên đường, cụ cũng nhanh tay nhặt, vo tròn rồi mang tới nơi thu gom rác theo quy định.

Tự mình thu gom rác đã là gì. Với những vật liệu nặng do người dân đổ ra đường, cụ Quý tự rút ví thuê người đến khiêng đi hộ. Những ngày nắng to hay mưa dầm, người phụ nữ nhân hậu ấy lại móc hầu bao vài chục nghìn, mua nước mía, bánh mì về chiêu đãi nhóm lao công thu dọn vệ sinh ăn lót dạ trong lúc nghỉ. “Có đáng bao đâu, nhưng người ta làm công việc ấy cũng vất vả. Giúp được gì tôi sẵn sàng, chẳng nề hà đâu”, cụ Quý phát biểu vui vẻ.

Từng đống rác được gom lại vào một túi to để xe rác tới thu, nhìn con phố sạch, ai cũng thấy vui mắt.
Từng đống rác được gom lại vào một túi to để xe rác tới thu, nhìn con phố sạch, ai cũng thấy vui mắt.

Nói về người phụ nữ 10 năm "vác tù và" không một lời thở than này, ông Anh Quân – tổ trưởng tổ 24 phường Tương Mai – chia sẻ thêm, cụ Quý không chỉ dùng cây chổi ở con phố này mà giờ, cụ còn nối dài địa phận thu gom rác sang tận khu trường học, lan ra tới cả chợ. "Mà bà ấy có chịu chỉ quét chợ không thôi đâu. Sự quan tâm của bà ấy với mọi người còn cảm động hơn ý chứ. Ai ốm đau là thấy có mặt bà đến thăm hỏi. Người già neo đơn cũng được an ủi bởi bà ấy thường xuyên qua lại vỗ về, ủng hộ…”.

Con đường sạch bong không một cọng rác, tất cả nhờ vào bàn tay không ngại việc của cụ
Con đường sạch bong không một cọng rác, tất cả nhờ vào bàn tay không ngại việc của cụ

Với những điều tưởng nhỏ mà thành lớn ấy, cụ Quý được người dân nơi đây yêu quý, tôn trọng… thật chẳng phải là chuyện không có chi phải thắc mắc đó sao?

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận