Tin mới
1
Nhiều người trẻ xóa TikTok
TikTok được đánh giá đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng khi người trẻ bắt đầu chán ứng dụng và tốc độ tăng trưởng đi xuống.
3
Nội bộ Google bất ổn
Việc CEO Sundar Pichai bị kêu gọi từ chức được ví như "giọt nước tràn ly" khi nội bộ Google trở nên bất ổn vì hụt hơi trong cuộc đua AI.
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Nhiều người trẻ xóa TikTok

TikTok được đánh giá đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng khi người trẻ bắt đầu chán ứng dụng và tốc độ tăng trưởng đi xuống.
Nội bộ Google bất ổn

Việc CEO Sundar Pichai bị kêu gọi từ chức được ví như "giọt nước tràn ly" khi nội bộ Google trở nên bất ổn vì hụt hơi trong cuộc đua AI.

Kiếm tiền bất chấp đạo đức, Facebook đang trả giá

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-06-28 08:06
Bài viết 102 từ của ông Donald Trump đã bộc lộ rõ bản chất kinh doanh dựa vào thị phi của Facebook. Đáp lại việc này, hàng loạt thương hiệu tham gia chiến dịch #StopHateForProfit.

Ngày 28/5, 3 ngày sau cái chết của George Floyd, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng bài viết có nội dung kích động thù địch, đe dọa sử dụng vũ lực trên Twitter và Facebook.

“... Những kẻ CÔN ĐỒ này không hề tôn trọng những ký ức về George Floyd và tôi sẽ không để điều này xảy ra. Chỉ nói chuyện với thống đốc Tim Walz và bảo với ông ấy rằng quân đội Mỹ sẽ luôn ở bên ông ấy. Có bất cứ khó khăn nào chúng tôi sẽ khôi phục quyền kiểm soát, nhưng một khi việc cướp bóc bắt đầu, súng sẽ nổ. Cảm ơn bạn!", trích bài viết của ông Trump.

ngung quang cao facebook anh 1
Bài viết của Tổng thống Donald Trump trên Facebook dù kích động bạo lực nhưng thu hút được sự quan tâm từ người dùng.

Bài viết ngay sau đó bị Twitter gắn cảnh báo vi phạm chính sách về kích động bạo lực.

Đáp lại hành động của Twitter, ông Trump ký sắc lệnh giảm bớt quyền được bảo vệ trước pháp luật của các công ty mạng xã hội.

Facebook làm ngơ cho bạo lực, thù ghét sinh sôi nảy nở

Trong khi đó, Facebook quyết định không hành động gì trước các phát ngôn bạo lực. Trả lời trên kênh truyền hình Fox News, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg cho biết Facebook sẽ không can thiệp vào bất kì phát ngôn nào xuất hiện trên nền tảng này.

“Tôi tin rằng mạng xã hội Facebook không nên đứng ở vị trí kiểm duyệt và có trách nhiệm can thiệp những bài đăng trên mạng. Các công ty tư nhân, đặc biệt các công ty hoạt động trong lĩnh vực không nên nhúng tay vào chuyện đó”, Mark Zuckerberg chia sẻ trên kênh Fox News.

Đáp lại thái độ này của ông chủ Facebook, một số nhân viên của công ty đã bày tỏ thái độ không hài lòng.

“Tôi đang làm việc tại Facebook và không hề lấy gì làm tự hào về cách chúng tôi thực hiện. Phần lớn các đồng nghiệp của tôi đều cảm thấy như vậy. Đây là những gì chúng tôi muốn nói”, Jason Toff, Giám đốc Quản lý sản phẩm của Facebook.

Theo New York Times, ngày 1/6, nhiều nhân viên Facebook đã đình công và gửi email cho ban lãnh đạo. Nội dung email phản đối cách Facebook im lặng trước những phát ngôn kích động bạo lực của ông Trump trên mạng xã hội này.

Đây không phải lần đầu tiên Facebook im lặng với nội dung kích động thù địch.

Năm 2018, các báo cáo tiết lộ rằng mạng xã hội này đã bị lợi dụng để tung tin giả, kích động tội ác diệt chủng đối với người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi ở quốc gia này. Khi đó, các nhóm dân quyền và các nhà hoạt động nhân quyền ở Myanmar hành động và yêu cầu Facebook tăng cường kiểm duyệt nội dung viết bằng tiếng Burmese để kiềm chế ngôn ngữ thù địch.


Pakistan siết chặt luật quản lý mạng xã hội để chống lại các bài đăng kích động thù địch, khủng bố và bạo lực. Ảnh: EPA.

Tháng 3/2018, Facebook bị cáo buộc là công cụ lan truyền nội dung kích động dẫn đến cuộc bạo động tại thành phố Kandy, Sri Lanka.

Trả lời Guardian, ông Harin Fernando, thành viên hiện tại của Quốc hội Sri Lanka cho biết chính phủ đã ra lệnh cho Facebook và các dịch vụ mạng xã hội khác phải đóng cửa trong lúc bạo động leo thang.

Các nhóm giám sát Internet từ lâu đã cảnh báo rằng Facebook đang được sử dụng để kích động thù địch các dân tộc thiểu số ở Sri Lanka.

Freedom House, một tổ chức phi lợi nhuận ở Washington cho rằng ngôn từ kích động thù địch chống lại thiểu số vẫn tiếp tục phát triển trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau, đặc biệt là Facebook.

Đáp lại những yêu cầu từ những tổ chức nhân quyền, chính phủ các nước, Facebok chỉ biết hứa hẹn cải thiện nền tảng vốn tràn ngập thị phi, thù hằn của họ.

Mark Zuckerberg, CEO Facebook đã nói rằng mạng xã hội này đang cố gắng làm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề tại Myanmar như tăng nhân sự kiểm duyệt, xây dựng các công cụ chuyên biệt phù hợp với văn hóa bản địa. Tuy nhiên các nhà hoạt động vẫn cho rằng bấy nhiêu là chưa đủ để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn dân tộc tại quốc gia này.

"Facebook đang kiếm được hàng tỷ đô la từ cộng đồng Myanmar. Họ có thể làm tốt hơn thế. Hãy có trách nhiệm hơn về vấn đề này", Hla Hla Win, một doanh nhân tại Myanmar nói.

Doanh nghiệp dừng nuôi sống Facebook để phản đối

Khác với các nhà hoạt động xã hội và chính phủ, động thái của các nhãn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và giá trị của Facebook.

Theo Washington Post, các tổ chức dân quyền như Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu (NAACP) và Liên đoàn chống phỉ báng (ADL) đã thực hiện một chiến dịch tẩy chay có tên #StopHateForProfit.

Chiến dịch có mục tiêu kêu gọi các doanh nghiệp đoàn kết lại, ngừng chi tiêu quảng cáo trên Facebook để tạo áp lực tài chính buộc mạng xã hội này phải thay đổi.

"Có vẻ như chúng ta đã tới giai đoạn cần thay đổi, nó không còn là vấn đề của một thương hiệu nữa, mà là sự an toàn cho cả xã hội này", Stephan Loerke, CEO của Liên đoàn các nhà quảng cáo quốc tế (WFA) nói.

Lời kêu gọi nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ các công ty nổi tiếng như thương hiệu thời trang The North Face, trang web tuyển dụng Upwork, nhà bán lẻ Patagonia và REI. Đa số các công ty xác định sẽ ngừng tất cả chiến dịch quảng cáo trên Facebook từ đầu tháng 7.

ngung quang cao facebook anh 3
Coca-Cola tuyên bố ngừng quảng cáo toàn cầu trên Facebook bắt đầu từ tháng 7. Ảnh: Getty.

Tiếp sau đó, các công ty như Ben & Jerry’s, Verizon và gần nhất là Unilever và Coca-Cola cũng tuyên bố sẽ chấm dứt quảng cáo trên nền tảng Facebook. Đến nay, đã có tới hơn 100 công ty tham gia vào phong trào tẩy chay các mạng xã hội.

Chiến dịch trên ngay lập tức ảnh hưởng đến Facebook. Theo đó cổ phiếu mạng xã hội này đã giảm 8,3% và thổi bay 56 tỷ USD vốn hóa thị trường. Điều này kéo theo việc tài sản của CEO Mark Zuckerberg bốc hơi khoảng 7,2 tỷ USD.

Theo New York Times, trước làn sóng tẩy chay này, ngày 19/6, Carolyn Everson, Phó Giám đốc bộ phận kinh doanh toàn cầu của Facebook cho biết, Facebook tôn trọng tất cả quyết định của các thương hiệu và sẽ tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ quan trọng hiện tại là loại bỏ các phát ngôn kích động thù địch cũng như các thông tin gây ảnh hưởng đến các cuộc bỏ phiếu quan trọng.

Theo số liệu của trang thống kê Statista, 98,5% doanh thu của Facebook đến từ các hoạt động quảng cáo. Trong 10 năm trở lại đây, mặc dù liên tục hứng chịu chỉ trích về các chính sách khác nhau, doanh thu của Facebook chưa từng giảm.

Năm 2019, Facebook tuyên bố có 7 triệu doanh nghiệp và agency quảng cáo trên nền tảng của mình, trong đó có các tập đoàn hàng đầu như Microsoft và Samsung, từng chi đến 100 triệu USD cho quảng cáo trên Facebook trong giai đoạn 2012 - 2013. Ước tính, trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh này thu về 70 tỷ USD từ tiền quảng cáo mỗi năm.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...