Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Kì lạ, muỗi dường như "mất tích" tại một ngôi làng suốt trăm năm qua

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-01-25 10:01

Muỗi dường như trở thành một điều hiếm hoi tại một ngôi làng ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Muỗi thường sinh trưởng và phát triển mạnh ở những nơi ẩm thấp, cây cỏ um tùm, mặt nước tồn đọng. Vào mùa cao điểm từ tháng 3 đến tháng 4, và từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, số lượng muỗi tăng đột biến trở thành nỗi ám ảnh của không ít người.

Tuy nhiên, trong gần 100 năm qua, muỗi dường như mất tích tại ngôi làng Đinh Ốc Lĩnh ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Dù quanh làng vẫn tồn tại nhiều môi trường thuận lợi để muỗi sinh sôi nhưng nguyên nhân vì sao muỗi không xuất hiện tại ngôi làng này trong suốt thời gian dài qua vẫn là câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn chưa thể giải đáp.

Ngôi làng Đinh Ốc Lĩnh nằm trên ngọn núi tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc trong gần một thế kỉ qua không hề xuất hiện bóng dáng của muỗi. Dù những ngôi làng xung quanh không may mắn như vậy. ( Ảnh: QQ)
Ngôi làng Đinh Ốc Lĩnh nằm trên ngọn núi tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc trong gần một thế kỉ qua không hề xuất hiện bóng dáng của muỗi. Dù những ngôi làng xung quanh không may mắn như vậy. ( Ảnh: QQ)

Ngôi làng được bao phủ bởi những cánh rừng và cây cối rậm rạp. Điều đặc biệt là những ngôi nhà tại đây đều được xây dựng từ đá núi chứ hoàn toàn không sử dụng xi măng. (Ảnh: Xinhua)
 
Ngôi làng được bao phủ bởi những cánh rừng và cây cối rậm rạp. Điều đặc biệt là những ngôi nhà tại đây đều được xây dựng từ đá núi chứ hoàn toàn không sử dụng xi măng. (Ảnh: Xinhua)

Đến ngày hôm nay, người dân trong làng vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn truyền thống văn hóa của người Khách Gia ( bộ tộc người Hán, có nguồn gốc cách đây 2.700 năm ở khu vực các tỉnh Hà Nam, Sơn Tây của Trung Quốc). (Ảnh: QQ)
Đến ngày hôm nay, người dân trong làng vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn truyền thống văn hóa của người Khách Gia (bộ tộc người Hán, có nguồn gốc cách đây 2.700 năm ở khu vực các tỉnh Hà Nam, Sơn Tây của Trung Quốc). (Ảnh: QQ)

Nơi đây vẫn còn bảo tồn nhiều nét trong kiến trúc truyền thống: tường, cầu thang đá, gạch đen, nhà gỗ... (Ảnh: QQ)
Nơi đây vẫn còn bảo tồn nhiều nét trong kiến trúc truyền thống: tường, cầu thang đá, gạch đen, nhà gỗ... (Ảnh: QQ)

Người dân tại đây tin tưởng rằng: nguyên do khiến ngôi làng sạch bóng muỗi là nhờ tảng đá thiêng có hình con cóc ở đầu làng. Họ cho rằng miệng cóc hướng về phía làng Đinh Ốc Lĩnh, cho nên muỗi không dám xuất hiện tại đây. (Ảnh: QQ.)
Người dân tại đây tin tưởng rằng: nguyên do khiến ngôi làng sạch bóng muỗi là nhờ tảng đá thiêng có hình con cóc ở đầu làng. Họ cho rằng miệng cóc hướng về phía làng Đinh Ốc Lĩnh, cho nên muỗi không dám xuất hiện tại đây. (Ảnh: QQ.)

Ngoài thờ tảng đá thiêng đầu làng thì ngôi miếu nhỏ cao 4m nằm cạnh bên cũng được người dân trong làng sớm hôm nhang khói. Đồng thời trong miếu cũng có thờ một cóc đá khác. (Ảnh QQ)
 
Ngoài thờ tảng đá thiêng đầu làng thì ngôi miếu nhỏ cao 4m nằm cạnh bên cũng được người dân trong làng sớm hôm nhang khói. Đồng thời trong miếu cũng có thờ một cóc đá khác. (Ảnh QQ)

Các chuyên gia cho rằng: một trong những nguyên do khiến nơi đây sạch bóng muỗi chính là nhờ thói quen thu gom rác sinh hoạt chôn lên đồi khiến môi trường trong lành, sạch thoáng hơn. (Ảnh: QQ)
Các chuyên gia cho rằng: một trong những nguyên do khiến nơi đây sạch bóng muỗi chính là nhờ thói quen thu gom rác sinh hoạt chôn lên đồi khiến môi trường trong lành, sạch thoáng hơn. (Ảnh: QQ)

Nhưng dẫu có thu gom rác sạch sẽ đến mức nào, thì việc một ngôi làng giữa vùng cây cối rậm rạp mà hoàn toàn không xuất hiện muỗi vẫn khiến người ta cảm thấy kì lạ và khó lòng tự giải thích thấu đáo được.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận