Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Kẹt lại TP.HCM 2 tháng, cô gái Hưng Yên đăng ký đi chống dịch

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-09-11 01:09
"Mình chỉ định ở lại Sài Gòn một tuần, ai ngờ chuyến đi lại kéo dài tới giờ", Nguyễn Thị Ngọc chia sẻ với PV.

"Con đang học tiếng Nhật ở trung tâm trên Hà Nội, chưa về nhà được ạ. Hết dịch, con sẽ về nhà với bố mẹ", Nguyễn Thị Ngọc nhỏ giọng trò chuyện với gia đình qua điện thoại.

Vừa cúp máy, cô gái người Hưng Yên lập tức chỉnh lại đồ bảo hộ, cùng các tình nguyện viên khác lên đường đi lấy mẫu cộng đồng ở phường 9, quận Tân Bình (TP.HCM).

Đầu tháng 7, Ngọc vào TP.HCM du lịch và phải ở lại đây khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16 để phòng dịch Covid-19. Hơn 2 tháng qua, cô giấu gia đình việc "mắc kẹt" giữa vùng dịch, thậm chí còn đăng ký làm tình nguyện viên hỗ trợ tuyến đầu.

"Đặt mình vào vị trí của bố mẹ, tôi quyết nói mình đang ở Hà Nội đi học cho cả nhà bớt lo do 2 nơi gần nhau hơn. Kẹt lại TP.HCM giữa dịch là trải nghiệm đáng nhớ với tôi", Ngọc nói.

Kẹt lại nơi đất khách giữa Covid-19

Chia sẻ với Zing, Ngọc một mình vào TP.HCM theo lời mời của một đồng hương hiện sống ở quận 5. Lần thứ 3 đặt chân đến thành phố này, cô kỳ vọng sẽ được đi nhiều nơi, ăn nhiều đồ ngon trong chuyến đi.


Không thể về quê vì dịch Covid-19, Nguyễn Thị Ngọc quyết định đăng ký làm tình nguyện viên chống dịch.

2 ngày sau khi đến TP.HCM, người bạn phải trở về tỉnh Hưng Yên vài hôm, dặn Ngọc cứ nán lại nhà chờ.

Nhưng ngay hôm sau, TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Vì vậy, cô không may "mắc kẹt" ở thành phố lạ giữa dịch bệnh, không người thân thích.

"Mình chỉ định ở lại Sài Gòn một tuần, ai ngờ chuyến đi lại kéo dài tới giờ. Mình chờ đợi ngày này qua tháng nọ, hết đợt giãn cách đầu tiên tới đợt thứ 2 mà chưa thể về nhà", Ngọc kể.

Những ngày tiếp theo, cô gái người Hưng Yên chỉ có thể ở lại nhà bạn, hạn chế ra ngoài, cập nhật tin tức về dịch bệnh qua báo đài, mạng xã hội. Do không quen đường xá, không quen ai ở đây, Ngọc cảm thấy khá cô đơn, lạc lõng.

"Có những lúc mình nhớ nhà lắm, gọi về hỏi thăm bố mẹ nhưng phải giấu chuyện đang kẹt ỏ TP.HCM. Cả nhà cứ hỏi mình có an toàn không, sao không về nhà tránh dịch, làm mình phải tìm lý do thoái thác".

Khi đợt giãn cách thứ 2 kết thúc, Ngọc cố gắng tìm cách trở về quê nhà trên các chuyến giải cứu. Song, khi biết tỉnh Hưng Yên lại không tiếp nhận công dân trở về từ vùng có dịch, Ngọc đành chấp nhận nán lại đây cho tới lúc có thông báo mới.

Khi đó, cô nảy sinh ý định tham gia làm tình nguyện viên, hỗ trợ cộng đồng chống dịch. Ngọc tìm đến nhiều nhóm thiện nguyện khác nhau, nhưng chưa có cơ hội được nhận.

Ngày 23/8, cô gái người Hưng Yên được chọn làm tình nguyện viên lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng tại phường 9, quận Tân Bình. Bên cạnh niềm phấn khởi, Ngọc khó nén cảm giác lo lắng khi lần đầu tham gia chống dịch.

"Mình biết việc lấy mẫu cộng động có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao. Nói không lo sợ là dối lòng, nhưng mình rất mừng vì có thể góp sức đẩy lùi dịch bệnh", cô cười, nói.

Mến tính cách của người Sài Gòn

Sau khi được nhận vào đội lấy mẫu cộng đồng, Ngọc chuyển tới nơi ở dành cho tình nguyện viên do UBND phường 9, quận Tân Bình sắp xếp. Cô kết bạn với nhiều đồng đội từ các tỉnh thành trên cả nước, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Đều đặn 8h hàng ngày, cả đội sẽ nhận nhiệm vụ, chia thành từng nhóm 4 người và đến các tổ dân phố trên địa bàn phường, lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người dân.

Các tình nguyện viên sẽ nghỉ trưa trong khoảng 2 tiếng trước khi tiếp tục công việc tới 19h-20h.

tinh nguyen vien di chong dich vi ket lai TP.HCM anh 2
Ngọc cho biết khoảng thời gian sinh hoạt và làm việc chung cùng nhóm tình nguyện viên tại phường 9, quận Tân Bình giúp cô vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Ngọc kể với Zing rằng những ngày đầu đi chống dịch, cô gặp không ít khó khăn. Ngoài sức nóng từ bộ đồ bảo hộ, cô gái người Hưng Yên khó giao tiếp với bà con, thường xuyên phải lặp đi, lặp lại một câu nói do người dân không quen nghe giọng bắc.

"Nhiều khi, mình nói họ không hiểu, họ nói mình cũng nghe chữ được, chữ không. Cả mình và các cô, các chú cứ kiên nhẫn nói chuyện với nhau như vậy, dần dần thành quen", cô nói.

Với chuyến đi lần này, Ngọc càng thêm ấn tượng về tính cách hào sảng, nhiệt tình của dân Sài thành. Cô kể rằng mỗi lần đi lấy mẫu, nhóm tình nguyện viên đều được bà con tặng đồ uống, trái cây mát lạnh cùng những lời động viên: "Ráng lên mấy đứa", "Mấy bé vất vả quá, ăn uống vô cho khỏe".


Ngọc không hề nuối tiếc, hối hận với trải nghiệm "mắc kẹt" lại TP.HCM giữa dịch.

Bên cạnh đó, khoảng thời gian sinh hoạt, làm việc chung với những người trẻ trong đội tình nguyện viên cũng khiến nỗi nhớ nhà của cô phần nào nguôi ngoai.

Chia sẻ với Zing, Ngọc kể trong một lần đi lấy mẫu cộng đồng, cô không may mắc mưa, rồi bị cảm. Lúc đó, các thành viên đã mua thuốc, nấu cháo, chăm sóc cô như người thân trong nhà.

"Chúng mình đến từ nhiều vùng miền, lần đầu gặp gỡ nhưng đùm bọc nhau như anh chị em vậy. Do tính chất công việc, mọi người đều lo lắng cho sức khỏe của các thành viên", cô nói.

Không được thỏa sức vui chơi, chẳng được thưởng thức những món đặc sản Sài Gòn, song chuyến đi lần này vẫn để lại những kỷ niệm đáng nhớ cho Ngọc.

"Mình không hối hận khi vào TP.HCM đợt này. Giờ, mình chỉ mong dịch bệnh sớm qua để có thể trở về nhà. Chắc chắn mình sẽ quay lại TP.HCM nhiều lần nữa vì trót mến nơi này rồi", Ngọc nói.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...