Tin mới
2
Triệu phú cố tình phá sản
Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Tiệc sinh nhật mừng 19 tuổi của Tập đoàn Trần Doãn Group

Tập đoàn Trần Doãn, một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, đã tổ chức buổi tiệc sinh nhật tại một trong những nhà hàng sang trọng thuộc hệ thống nhà hàng của tập đoàn vào ngày 26/04/2024. Sự kiện ấm cúng, sang trọng với đông đảo khách mời là đối tác kinh doanh và khách hàng thân thiết.
Triệu phú cố tình phá sản

Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm

Hội chứng 'sợ tắt máy'

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-11-10 09:11

Hội chứng "sợ tắt máy" (FOSO) được coi là "căn bệnh của thời đại" khi mối quan tâm lớn nhất không phải là tận hưởng cuộc sống mà lo sợ thiết bị điện tử mất kết nối.

Khi Jasper Chan bước qua cánh cửa vào khuôn viên ngôi chùa Wat Arun ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), một nỗi lo lắng mơ hồ dâng lên. Anh sợ khi vào trong kết nối Internet của chiếc điện thoại bị ngắt và các cuộc gọi Whatsapp có thể không thực hiện được.

"Tôi muốn có câu trả lời càng sớm càng tốt? Bây giờ tôi không mang theo máy tính xách tay!", Chan, một luật sư 30 tuổi nói với đồng nghiệp của mình một cách bực tức.

Những người xung quanh ngạc nhiên quay lại nhìn anh. Người ta thấy lạ vì anh không buồn nhìn vào những bức tranh khảm công phu nổi tiếng và các cấu trúc độc đáo của ngôi chùa. Anh cũng không thả lỏng để tận hưởng bầu không khí yên bình như những người khác. Người đàn ông này chỉ chăm chăm nhìn vào màn hình chiếc smartphone đang bị mất sóng.

Nghiên cứu của Priority Pass - công ty toàn cầu cung cấp dịch vụ hỗ trợ hành khách hàng không cao cấp, hơn 1/3 số du khách cảm thấy khó thoát khỏi cuộc sống hàng ngày khi đi nghỉ. Những người như Chan trả lời khảo sát rằng họ luôn phải đối mặt với áp lực duy trì kết nối với thiết bị của họ. Hơn 73% bày tỏ lo lắng bỏ lỡ tin nhắn nếu họ không kiểm tra điện thoại thường xuyên.


Một nữ du khách tranh thủ ngồi làm việc ngay trong chuyến leo núi dã ngoại ở Lethoso, châu Phi, tháng 7/2022. Ảnh: CNBC.

Todd Handcock, giám đốc thương mại toàn cầu và chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Priority Pass, cho biết: "Việc tiếp tục làm việc từ xa sau đại dịch đã làm trầm trọng thêm sự kết nối liên tục với các thiết bị làm việc, khi ranh giới giữa cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân tiếp tục bị xóa nhòa".

Cảm giác khó chịu khiến mọi người bị trói buộc vào thiết bị của họ được các chuyên gia tâm lý đặt tên là "hội chứng sợ tắt máy", hay FOSO (Fear of switching off). Nó gần giống với nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO - Fear of missing out), thường được biểu thị là nỗi lo lắng không được tham gia vào những trải nghiệm hoặc hoạt động thú vị mà người khác tham gia.

Handcock cho biết FOSO có thể được coi là phần mở rộng của FOMO. Ông giải thích thêm: "Nỗi sợ bị ngắt kết nối khỏi các thiết bị một phần xuất phát từ nỗi sợ bỏ lỡ việc cập nhật tình hình ở cơ quan hay gia đình".

Và sự khó chịu dai dẳng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là các kỳ nghỉ của mọi người.

Chan thừa nhận mình mắc hội chứng FOSO: "Có rất nhiều nhóm khách du lịch tụ tập và chụp ảnh, trong khi tôi là người duy nhất bận nghe điện thoại và cố gắng tìm một góc yên tĩnh để nhận cuộc gọi" .

Nhà tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ Cortney Warren (Mỹ) coi FOSO là trải nghiệm của những người muốn thư giãn nhưng không thể thoát khỏi trách nhiệm hàng ngày trong cuộc sống.

Theo dữ liệu của công ty tư vấn Kepios, hơn một nửa dân số thế giới hiện đang sử dụng mạng xã hội, phần lớn bị lệ thuộc vào một nền tảng nào đó và điều này có thể gây nghiện.

"Ai cũng biết điều này (nghiện mạng xã hội) là không tốt nhưng việc đặt các thiết bị điện tử sang một bên và sống cho hiện tại không phải là một điều dễ dàng", tiến sĩ nói. "Bản thân việc du lịch có thể gây căng thẳng vì bạn không có thói quen này hàng ngày và có thể có những công việc đang diễn ra ở nhà đòi hỏi bạn phải chú ý để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ".

Theo khảo sát của Priority Pass, FOSO phổ biến ở những du khách trẻ tuổi. Khoảng 51% Gen Z (độ tuổi 18-27) được hỏi thừa nhận đã kiểm tra tin nhắn công việc khi đi du lịch. Chỉ khoảng 29% người thuộc thế hệ Baby Boomer (59-77 tuổi) nói họ từng làm như vậy .

Tovah Klein, phó giáo sư tại Đại học Barnard (New York, Mỹ), cho rằng điều này là dễ hiểu vì thế hệ Baby Boomer đã trưởng thành từ rất lâu trước khi công nghệ cầm tay và mạng xã hội xuất hiện. Trong khi đó, các thế hệ trẻ hơn, chẳng hạn như Gen Z và Millennials (27-42 tuổi), đã lớn lên cùng với công nghệ và có nhiều khả năng được kết nối liên tục hơn.

Đầu tháng 3, Jefferson Low, 29 tuổi, nhà giao dịch tiền tệ tại một ngân hàng đã dành cả tuần trong kỳ nghỉ để đi trượt tuyết ở Niseko, khu nghỉ mát trượt tuyết có cảnh đẹp nổi tiếng nhất Nhật Bản.

Sau mỗi lần trượt, khi các bạn cùng lớp của anh bận phủi tuyết bám trên người và chạy đến cáp treo để chuẩn bị cho một vòng khác, Low lại rút điện thoại để kiểm tra diễn biến của thị trường chứng khoán.

Low tiết lộ có lần anh còn theo dõi một cuộc họp chính sách sắp tới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khi đang ở trên sườn núi. "Điều này không dễ chịu lắm vì tôi luôn sợ hết pin", nói.

Nhưng ngày càng có nhiều người quyết tâm chiến đấu chống lại hội chứng FOSO. Họ thiết lập quy tắc "không làm việc" khi đi nghỉ.

Tan De Xun, nhân viên bán hàng tại một công ty phần mềm ở Singapore, cho biết bất cứ khi nào ở nước ngoài anh đều cố gắng không chạm vào điện thoại. "Tôi rất rõ ràng trong việc vạch ra ranh giới. Không có gì liên quan đến công việc sẽ được lưu trên điện thoại cá nhân của tôi", anh nói. "Vấn đề số một mà nhiều người gặp phải là họ mở rộng các ứng dụng kinh doanh trên điện thoại của mình, chẳng hạn như Teams và Outlook".

Nhưng không phải công việc của ai cũng cho phép họ thư giãn hoàn toàn.

Luật sư Chan cho biết anh duy trì truy cập vào email công việc trên tất cả các thiết bị của mình để có thể kiểm tra và phê duyệt tài liệu bất cứ khi nào anh ấy có thời gian, thậm chí tham gia các cuộc họp trên Zoom vào các ngày nghỉ nếu cần thiết.

"Tôi chỉ là một bánh răng trong cỗ máy nên nếu phản hồi của tôi bị trì hoãn, công việc của những người khác ở phía dưới sẽ bị ảnh hưởng", anh giải thích.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận