Tin mới
5
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Ảnh

sunwin | sunwin

Hài hước với phương pháp chuyên trị học sinh lười của thầy cô

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-11-04 12:11

Nộp phạt xung quỹ lớp, một thân một bàn, lời phê hài hước, mã đề bá đạo,... là một trong những cách thức "chuyên trị" học sinh lười được thầy cô áp dụng.

Để “chữa bệnh” cho những học sinh lười học, hay đi quay cóp bài, lười phát biểu trong lớp... nhiều thầy cô đã nghĩ ra kế sách cực kì khéo léo, phù hợp nhưng cũng không kém phần nặng tay. Dưới đây là tổng hợp những phương pháp vừa sáng tạo vừa hài hước được thầy cô áp dụng.

Mã đề "chống gian lận" hiệu quả

Mới đây, cư dân mạng được phen phát cuồng trước cách làm mã đề thi "chẳng giống ai" của một thầy giáo "bá đạo" nhất quả đất.

Học sinh lười à, hết thời xưng hùng xưng bá rồi vì đã có những phương pháp đặc trị của thầy cô

Học sinh lười à, hết thời xưng hùng xưng bá rồi vì đã có những phương pháp đặc trị của thầy cô

Không giống với những mã đề thi được đánh số như bình thường, mã đề thi môn Vật Lý được sáng tạo một cách dí dóm, hải hước với ngôn từ gần gũi với lứa tuổi học trò như "mày hỏi tao méc thầy""giống đề mày" hay "mày hỏi làm gì", khiến người xem không khỏi bật cười.

Đây vừa giống như một lời "động viên" nho nhỏ giúp cho tinh thần các thí sinh được sảng khoái hơn trước khi làm bài và cũng vừa là một lời nhắc nhở các em không được phép quay cóp bài của nhau.

Lời phê thâm thúy "nhớ đời" của thầy giáo

Với những ai từng trải qua quãng đời sinh viên, chắc chắn ít nhất một lần phải cố gắng "vượt vũ môn" với các môn học khó nhằn huyền thoại. Thế nhưng, đối với một số học sinh thì điểm số đã không còn quá quan trọng mà cái họ quan tâm lại chính là lời phê của thầy giáo.

Học sinh lười à, hết thời xưng hùng xưng bá rồi vì đã có những phương pháp đặc trị của thầy cô

Học sinh lười à, hết thời xưng hùng xưng bá rồi vì đã có những phương pháp đặc trị của thầy cô

Những bài kiểm tra làm tốt hay kể cả là những bài kém, thầy giáo này đều dành thời gian viết từng lời phê, lúc thì sâu cay nhớ đời "Em sống thế này đến bao giờ", lúc thì hóm hỉnh, hài hước "Em sợ bạn nhìn bài hay sao mà viết chữ nhỏ vậy?", "Đọc bài của em như đọc 1 cuốn tiểu thuyết, rất dài và khó hiểu" hay "Em nên viết thư pháp vào mùa xuân đi để tăng thêm thu nhập"...

Nếu có nhận được những lời phê "chất" như thế này thì chắc hẳn sẽ chẳng học sinh nào cảm thấy chạnh lòng và thậm chí còn cảm nhận được sự quan tâm chu đáo của thầy. Ngoài ra, lời phê của thầy cũng là một cách có thể giúp các sinh viên có động lực, sớm chấn chỉnh lại việc học để đạt kết quả cao khi thi hết môn.

Không làm bài tập, có tên trong sổ đầu bài: Một thân một bàn

Nhằm hạn chế tối đa việc học sinh chểnh mảng không làm bài tập về nhà, các thầy cô cũng đã có cách “chuyên trị” đặc hiệu đó là dành cho các bạn một bàn riêng, được đặt ở vị trí nổi bật nhất lớp (thường là trên cùng).

Học sinh lười à, hết thời xưng hùng xưng bá rồi vì đã có những phương pháp đặc trị của thầy cô

Một thân một bàn, các em không thể copy bài, không thể ỷ lại vào bạn và cũng không có ai để "tâm sự" làm mất trật tự trong giờ học. Nhưng hiệu quả có lẽ nằm ở việc thầy cô đã biết cách đánh vào tâm lí của trò lười, từ việc "ngại ngùng" với các bạn trong lớp, các em sẽ tự giác học hành chăm chỉ hơn.

Không phát biểu trong giờ học bị phạt 5-10 nghìn đồng xung vào công quỹ

Im lặng không phát biểu xây dựng bài dường như đang dần trở thành một căn "bệnh" chung của các học sinh. Và cứ mỗi lần như vậy, thầy cô dường như đang độc thoại một mình trong lớp, dẫn đến chán nản không có hứng thú để giảng bài nữa.

Học sinh lười à, hết thời xưng hùng xưng bá rồi vì đã có những phương pháp đặc trị của thầy cô

Để khắc phục tình trạng này, một số thầy cô đã đưa ra kế sách, trong buổi học, nếu ai phát biểu ít hơn 2 lần thì người đó sẽ bị phạt. Hình thức nộp phạt là xung vào quỹ lớp với mức vừa phải, thường là từ 5-10 nghìn đồng, không quá nhiều nhưng đủ để những bạn học sinh lười học mất đi bữa ăn sáng. Từ đó, các em vì "xót hầu bao" mà phải chăm học, chú ý vào lời cô giảng để có thể phát biểu ý kiến riêng của mình và giúp cho giờ học thêm sôi nổi và bớt tẻ nhạt hơn.

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận