Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Gom khẩu trang để bán, Giám đốc bệnh viện Gò Vấp có bị xử lý?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-03-02 08:03
Theo luật sư, việc ông Quốc bỏ ra hàng tỷ đồng để thu gom khẩu trang bán lại rõ ràng đây là hành vi đầu cơ hàng hóa.

Ông Phạm Hữu Quốc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp, TP.HCM vừa bị đình chỉ công tác để làm rõ tố cáo gom hàng chục triệu khẩu trang bán kiếm lời. Phân trần về việc này, ông Quốc nói mình "bị oan" vì "chỉ muốn làm từ thiện".

Theo lời bác sĩ này, ngày 15/2, ông được 3 người đề nghị nhờ mua khẩu trang để làm từ thiện tại Campuchia vì nước này chưa sản xuất được mặt hàng này. Ban đầu, Ông Quốc từ chối nhưng sau nhiều lần thuyết phục, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp đã nhận lời..

Có bị xử lý tội đầu cơ?

Nhận định về vụ việc, luật sư Phùng Thanh Sơn (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng bản thân là giám đốc một cơ sở y tế. Hơn ai hết, ông Quốc biết rõ thị trường đang khan hiếm khẩu trang vì dịch Covid-19 đến mức nào.


Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp Phạm Hữu Quốc. Ảnh: HTV.

Việc giám đốc bệnh viện bỏ ra hàng tỷ đồng để thu gom khẩu trang bán lại thì rõ ràng đây là hành vi đầu cơ hàng hoá, bất kể người mua lại khẩu trang để làm từ thiện hay bán lại.

Theo luật sư Sơn, nếu mặt hàng khẩu trang đã được Nhà nước đưa vào diện bình ổn giá và hành vi đầu cơ này được thực hiện sau khi mặt hàng khẩu trang được đưa vào danh mục hàng bình ổn giá thì hành vi của ông Quốc cấu thành tội Đầu cơ được quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015.

Việc này sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 300 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Còn tại thời điểm ông Quốc thu gom khẩu trang, mặt hàng này chưa được đưa vào diện các mặt hàng bình ổn giá thì hành vi của ông Quốc sẽ bị xử phạt hành chính đến 1 tỷ đồng, đồng thời bị tịch thu toàn bộ hàng hoá mà ông Quốc đã thu gom theo quy định tại Điều 46 Nghị định 185 về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Phải chứng minh việc làm từ thiện

Về lý giải mua khẩu trang để làm từ thiện, luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng theo quy định hiện hành, việc cá nhân tự nguyện đứng ra ủng hộ và kêu gọi người khác tham gia quyên góp, ủng hộ và thực hiện từ thiện không vi phạm pháp luật. Không có quy định pháp luật nào cấm việc cá nhân hay tổ chức đứng ra làm từ thiện.

Pháp luật chỉ truy cứu trách nhiệm các hành vi vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ. Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo; Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp; Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư 72/2008/BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2008/CP thì cá nhân, tổ chức, đoàn cứu trợ có quyền cứu trợ trực tiếp mà không phải thông qua cơ quan Nhà nước.

Tuy nhiên, trong trường hợp ông Quốc cho rằng gom khẩu trang để làm từ thiện thì ông ta phải có nghĩa vụ chứng minh sự thật đúng là ông làm từ thiện. Cụ thể phải có hoạt động, liên kết nhóm/hội/quỹ từ thiện hoặc tự phát. Còn nếu không phải làm từ thiện mà gom để bán chênh lệch giá kiếm lời thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm như luật sư Sơn nói ở trên.


Bác sĩ Phạm Hữu Quốc bị tạm đình chỉ công tác tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp. Ảnh: N.T.H.

"Hiện có một vài thông tin rằng khẩu trang ông Quốc gom bán là giả. Giả sử điều này là đúng thì việc ông Quốc biết khẩu trang này là giả mà vẫn lấy hàng bán cho người mua thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả", luật sư Cường nêu.

Ngoài ra, trong vụ việc này, ông Quốc cho biết đã nhờ anh Th. (một điều dưỡng tại bệnh viện) hỗ trợ thu gom khẩu trang. Đây cũng là người đứng tên và ký trong các hợp đồng mua bán khẩu trang sau này. Còn ông Quốc là người nhận tiền từ ông M.T, tổng cộng 5,3 tỷ đồng.

"Thông tin hiện tại chưa đủ để nhận định rõ trách nhiệm của từng người trong vụ việc này. Tùy vào kết quả điều tra của cơ quan chức năng sẽ phân định rõ vai trò của mỗi người và xác định truy cứu trách nhiệm hình sự hay chỉ xử phạt hành chính", luật sư Cường nói.

Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo UBND quận Gò Vấp cho biết sau quá trình điều tra ban đầu, thanh tra quận nhận thấy vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do đó, đơn vị này đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác và chức vụ đối với bác sĩ Phạm Hữu Quốc, chuyển hồ sơ vụ việc qua cơ quan điều tra Công an Quận Gò Vấp làm rõ.

Ông Phạm Hữu Quốc được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện quận Gò Vấp từ năm 2013. Trước đó, ông làm thanh tra viên Phòng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM.

Trong thời gian công tác tại đây từ năm 2009 đến 2012, ông Quốc từng bị tố cáo 5 lần là "chống lưng" cho các phòng khám Trung Quốc bằng cách thông báo lịch thanh tra của Sở Y tế, để những nơi này đối phó. Thời điểm đó, ông Quốc khẳng định việc tố cáo là hoàn toàn sai sự thật và ông là người bị hại.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...