Tin mới
1
Á quân Nguyễn Kiều Oanh thể hiện ca khúc phim đang giữ top 1 phòng vé
Ca sĩ Nguyễn Kiều Oanh được siêu mẫu Xuân Lan mời hát nhạc phim "Cái giá của hạnh phúc" mang tên "Ước mơ thành ngôi sao". Nữ ca sĩ cho biết cô vui mừng vì góp một phần công sức cho đoàn phim. Hiện tại, theo thống kê của Box Office Vietnam, dự án điện ảnh này đang giữ top 1 phòng vé Việt với doanh thu hơn 14,3 tỉ đồng (tính tới sáng 22.4).
2
Cao Mỹ Kim khoe sắc tại 'THE MIC - Người dẫn chương trình tài năng 2024' với vai tró giám khảo
Ca sĩ, diễn viên đa tài Cao Mỹ Kim đã chính thức xác nhận sẽ đảm nhiệm vai trò giám khảo trong cuộc thi “THE MIC - Người dẫn chương trình tài năng 2024”. Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là khả năng dẫn dắt chương trình ấn tượng, Cao Mỹ Kim được kỳ vọng sẽ mang đến những góp ý quý giá cho các thí sinh tham gia cuộc thi.
4
MV OST của Lật Mặt 7 chính thức ra lò,
Không chỉ sở hữu dàn diễn viên đông đảo hiếm thấy trên màn ảnh Việt, dự án Lật Mặt 7: Một Điều Ước của đạo diễn Lý Hải còn khiến khán giả quan tâm bởi nhiều yếu tố đầu tư khủng khác. Bên cạnh phần bối cảnh nên thơ, hùng vĩ tại làng K’Long K’Lanh của Lâm Đồng, Lật Mặt 7 còn hứa hẹn “lấy nước mắt” người xem bởi những ca khúc OST đầy cảm động và ý nghĩa.
Ảnh
Ca sĩ có thẻ đen quyền lực
Theo SCMP, để sở hữu thẻ đen nhiều đặc quyền, các ngôi sao Kpop phải có trong tay khối tài sản khoảng 16 triệu USD, chi tiêu trung bình 120.000 USD/năm.

sunwin | sunwin

Á quân Nguyễn Kiều Oanh thể hiện ca khúc phim đang giữ top 1 phòng vé

Ca sĩ Nguyễn Kiều Oanh được siêu mẫu Xuân Lan mời hát nhạc phim "Cái giá của hạnh phúc" mang tên "Ước mơ thành ngôi sao". Nữ ca sĩ cho biết cô vui mừng vì góp một phần công sức cho đoàn phim. Hiện tại, theo thống kê của Box Office Vietnam, dự án điện ảnh này đang giữ top 1 phòng vé Việt với doanh thu hơn 14,3 tỉ đồng (tính tới sáng 22.4).
Cao Mỹ Kim khoe sắc tại 'THE MIC - Người dẫn chương trình tài năng 2024' với vai tró giám khảo

Ca sĩ, diễn viên đa tài Cao Mỹ Kim đã chính thức xác nhận sẽ đảm nhiệm vai trò giám khảo trong cuộc thi “THE MIC - Người dẫn chương trình tài năng 2024”. Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là khả năng dẫn dắt chương trình ấn tượng, Cao Mỹ Kim được kỳ vọng sẽ mang đến những góp ý quý giá cho các thí sinh tham gia cuộc thi.

"Giọng ca chủ lực" nhóm Giao Thời: Rất tự hào và hãnh diện về nền âm nhạc dân tộc mỗi lần lưu diễn nước ngoài

Đăng bởi Thế Giới Sao | 2019-06-11 10:06

“Hoài Phương cảm thấy điều nguy hiểm nhất hiện nay là các bạn trẻ dần dần quên lãng, không muốn tiếp cận nhiều với âm nhạc dân tộc như tuồng, chèo, cải lương,… hay bây giờ thử hỏi các bạn nhạc cụ dân tộc gắn liền với văn hoá Việt Nam là gì thì chắc hẳn rằng các bạn sẽ không biết đó là gì hay cây đàn bầu như thế nào”, giọng ca chủ lực của nhóm Giao Thời cho biết thị hiếu của các bạn trẻ hiện nay đối với âm nhạc dân tộc cũng như nhạc cụ dân tộc trong giai đoạn bão hoà.

Nhóm Giao Thời được biết đến là một nhóm nhạc "độc nhất vô nhị" trong showbiz đang bão hoà hiện nay khi theo đuổi xen kẽ hai phong cách âm nhạc, một là vẫn trung thành với dân gian đương đại, mặt khác nhóm khai thác những ca khúc nhạc trẻ nhưng hòa âm phối khí kết hợp giữa nhạc cụ dân tộc và nhạc điện tử để gần gũi hơn với khán giả trẻ. Bên cạnh đó, để không tạo sự nhàm chán trong các phần biểu diễn, nhóm Giao Thời thường kết hợp giữa việc chơi nhạc cụ, hát và biểu diễn vũ đạo cùng với vũ đoàn để phần trình diễn thêm sinh động và màu sắc.

Mới đây, phóng viên đã có buổi trò chuyện cùng với ca sĩ Hoài Phương – át chủ bài của nhóm Giao Thời về việc sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi các thể loại âm nhạc cũng như thị hiếu khán giả trẻ đối với nhạc cụ dân tộc trong giai đoạn hiện nay.


Ca sĩ Hoài Phương

Vừa qua, có ý kiến cho rằng việc biểu diễn nhạc cụ truyền thống mà mặc những trang phục có chút gợi cảm của nhóm Giao Thời là đi ngược lại với “Thuần quan mỹ tục” Việt Nam. Là trưởng nhóm, chị có ý kiến gì về quan niệm này? 

Ban đầu, Phương đã định hướng cho Giao Thời Band là là sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi các thể loại nhạc khác nhau như nhạc trẻ, nhạc dance, Rock,…chứ không riêng gì mỗi thể loại nhạc truyền thống. Ví dụ như có một số người vẫn chưa hiểu được sự khác nhau giữa: chơi âm nhạc dân tộc và sử dụng nhạc cụ dân để chơi các thể loại âm nhạc.

Nếu như là âm nhạc dân tộc, âm nhạc dân gian đương đại thì đương nhiên rằng mình sẽ phải gắn liền với tà áo dài, áo bà ba. Còn chơi nhạc cụ dân tộc là chơi các thể nhạc đang hiện hành bây giờ bằng nhạc cụ, nên tất nhiên sẽ phải lựa chọn những bộ trang phục cho phù hợp. Hoài Phương mong rằng những khán giả đã từng yêu quý, ủng hộ nhóm Giao Thời trong thời gian qua có thể hiểu rõ hơn cũng như những định hướng của nhóm là đưa nhạc cụ dân tộc đến gần hơn với âm nhạc.

Vậy theo chị, khi biểu diễn nhạc cụ dân tộc ở bất kỳ sự kiện hay chương trình nào có nhất thiết phải gắn liền với hình ảnh áo dài Việt?

Phương biết rằng tà áo dài rất quan trọng và cũng là một hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt nói riêng và văn hoá Việt nói chung, tuy nhiên không phải diễn ở chương trình nào đều nhất thiết phải mặc áo dài. Bởi vì, không riêng gì nhóm Giao Thời mà tất cả các nghệ sỹ khác mỗi khi đi diễn đều phải mặc trang phục làm sao cho phù hợp với chương trình đó. Ví dụ như chương trình nhạc trẻ, đạo diễn yêu cầu nhóm Giao Thời phải biểu diễn ca khúc thuộc thể loại Rock thì đương nhiên Phương phải chọn trang phục mặc phù hợp đồ đúng theo yêu cầu chương trình. 

Hay nếu Phương cùng nhóm đi diễn một chương trình lễ hội lớn mang âm hưởng quê hương và phải hát nhạc mang âm hưởng dân ca, dân gian thì tất nhiên hôm đó nhóm Giao Thời sẽ phải mặc áo dài chứ đâu thể nào mà mặc đồ sexy được. 

Giao Thời Band đến thời điểm hiện tại vẫn tự tin rằng nhóm của Phương không bao giờ phá cách hay cách tân 1 cách quá xa đối với áo dài mà khi nào cũng gắn liền. Đặc biệt, mỗi lần đi nước ngoài lưu diễn, Giao Thời đều gắn liền với hình ảnh của tà áo dài. 


Giao Thời Band

Hiện nay, nền âm nhạc dân tộc Việt Nam đang trong tình trạng nguy hiểm. Là nhóm nhạc theo đuổi nhạc cụ dân tộc cũng như làm mới âm nhạc bằng nhạc cụ dân tộc, chị nhận thấy tình hình âm nhạc dân tộc trong nước hiện nay ra sao ạ?

Nếu nói như âm nhạc Việt Nam đang trong tình trạng nguy hiểm thì Phương thấy không đúng lắm. Hiện nay, vẫn có rất nhiều nhóm nhạc vẫn sinh hoạt và duy trì những giai điệu quê hương, đất nước. Tuy nhiên, điều Phương thấy nguy hiểm nhất hiện nay là các bạn trẻ dần dần quên lãng, không muốn tiếp cận nhiều với âm nhạc dân tộc như tuồng, chèo, cải lương,… hay bây giờ thử hỏi các bạn nhạc cụ dân tộc gắn liền với văn hoá Việt Nam là gì thì chắc hẳn rằng các bạn sẽ không biết đó là gì hay cây đàn bầu như thế nào. 

Việc duy trì nhóm nhạc trong giai đoạn hiện tại rất khó nói chi là nhóm Giao Thời lại đi theo định hướng lấy nhạc cụ dân tộc để biểu diễn. Vậy chị và đồng nghiệp, những người có lòng với âm nhạc dân tộc có thể kiếm sống bằng tài năng của mình trong lĩnh vực này không?

Đúng là hiện tại có rất nhiều người đang phải chật vật, cố gắng từng tí một để duy trì được điều tình yêu với âm nhạc, với nghệ thuật. Tuy nhiên, Hoài Phương thấy hiện này không phải tất cả mọi người đều sống bằng nghề này mà song song đó họ cũng có đi dạy, kinh doanh,…

Để chơi và kiếm sống bằng tài năng của mình bằng nhạc cụ dân tộc hiện nay rất ít cũng không phải nhiều. Như nhóm Giao Thời bây giờ đều phải chịu khó đầu tư làm mới hình ảnh, sản phẩm cũng như PR để mọi người biết hơn cũng như hiểu hơn về phong cách của nhóm. Cũng may mắn một điều rằng Hoài Phương cũng như nhóm Giao Thời được tổ thương nên cũng nhiều show hơn, chi phí biểu diễn cũng đủ để đầu tư cho các dự án âm nhạc của nhóm. Nhưng nếu để có một cuộc sống dư giả thì không. Đó cũng là một điều trăn trở của người làm nghệ thuật, đặc biệt là người theo đuổi âm nhạc dân tộc và nhạc cụ dân tộc. 


Giao Thời Band

Chị từng diễn rất nhiều chương trình tại nước ngoài, mỗi lần đem chuông đi đánh xứ người như thế, chị có ghi nhận gì, có sự so sánh gì giữa nhạc cụ dân tộc của Việt Nam mình với âm nhạc dân tộc của các nước bạn trên thế giới?

Mỗi lần đi lưu diễn ở các nước bạn, Hoài Phương phải nói là rất tự hào và hãnh diện về nền âm nhạc dân tộc Việt Nam và càng tự hào hơn khi người nước ngoài lại có một tình yêu với nhạc cụ dân tộc Việt. Không những vậy mà có rất nhiều người còn yêu luôn cả tà áo dài Việt, văn hoá Việt,… Tuy nhiên, người Việt lại không mấy mặn nồng đến những nét đặc trưng, những niềm từ hào của dân tộc. Ở nước ngoài, những nghệ sỹ chơi nhạc cụ truyền thống đều có sự trân trọng của mọi người. Nhiều lúc nhìn lại thấy buồn.

Chính vậy, khi nhóm Giao Thời được thành lập, Hoài Phương đã nghĩ rằng mình phải làm mới âm nhạc dân tộc dân gian, dùng chính dụng cụ dân tộc để chơi các thể loại hiện đại đang thu hút được sự quan tâm như Dance, Rock, Pop, R&B,…

Hồi xưa nhắc tới chữ “cầm” nghĩa là muốn nói đến đàn bầu, đàn tranh, hay đàn tì bà, nhưng các bạn gái ngày nay khi nói về chữ “cầm” thì thường liên hệ đến khả năng chơi đàn piano hay các nhạc cụ tân thời của phương Tây. Chị nghĩ sao về điều này?

Hiện nay, sở văn hoá TPHCM có đã đưa âm nhạc dân tộc vào trường học tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Nếu bây giờ đưa cho các bé về những bài dân ca, hò, vè thì chưa chắc các bé sẽ hiểu hết tất cả. Thật sự không trách được các bạn trẻ bây giờ chẳng qua do cách mình truyền tải đến các em như thế nào để tạo được sự thú vị cho các bạn.

Giới trẻ giai đoạn này rất năng động, một khi nghe bất kỳ một ca khúc nào với nhạc phối lạ lạ sẽ tự tìm kiếm ngay. Chính vì vậy, muốn các bé dễ hiểu hết thì trước hết chúng ta phải truyền tải những ca khúc dễ nghe, dễ hiểu và dễ tìm tòi trước đã. Ví dụ như những ca khúc dân ca, vè hay chầu văn nếu biết phối nhạc lại, tiết tấu đi theo xu hướng mới hiện đại để tạo kích thích cũng như thích thú cho các bạn trẻ. 


Giao Thời Band

Các nước khác có chế độ ưu đãi đối với những theo đuổi âm nhạc dân tộc và có quỹ hỗ trợ những ai đến với âm nhạc cổ truyền. Còn ở Việt Nam mình có những điều đó chưa?

Hoài Phương đã từng làm việc và cống hiến trong nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen mười mấy năm, nhưng chỉ ăn lương và hưởng một số chế độ chung chung của nhà nước đưa ra chứ không thấy có một sự ưu đãi nào đặc biệt dành cho nghệ sĩ chơi nhạc cụ dân tộc và hát nhạc dân tộc. Còn trong thời điểm này thì Phương không biết có sự thay đổi gì chưa, vì không còn làm việc trong cơ qua nhà nước nữa.

Vâng, nhưng hầu như giới trẻ bây giờ quay lưng lại với nhạc cụ dân tộc mà chạy theo những nhạc cụ nước ngoài. Chị muốn nhắn nhủ gì với các bạn yêu nhạc hay không?

Hoài Phương không dám nhắn nhủ bất cứ điều gì cả. Việc trước tiên mà Phương cần làm đó là cùng với nhóm Giao Thời cố gắng kêu gọi, níu kéo từ từ và làm sao bằng chính thị hiếu âm nhạc hiện tại luồn vào với nhạc cụ dân tộc. Mong muốn khi các bạn nghe các bài hát, những chất liệu âm nhạc của nhóm Giao Thời thì có thể quay đầu lại lắng tai nghe những thể loại âm nhạc đang được yêu thích bây giờ được thể hiện bằng chính nhạc cụ dân tộc.

Ngoài ra, mục đích chính của Hoài Phương và nhóm là sẽ đưa những nhạc cụ dân tộc đến với khán giả để hiểu hơn về nhạc cụ dân tộc để một khi ra nước ngoài các bạn có thể tự hào giới thiệu với bạn bè quốc tế đây là nhạc cụ gì. Còn nói về truyền tải âm nhạc dân tộc thì lớn lao qua, vì âm nhạc dân tộc Việt Nam là cả một kho tàng mà một mình Phương không thể làm điều đó.

Bên cạnh đó, Hoài Phương hy vọng một ngày sẽ có những thế hệ trẻ yêu và nối tiếp những truyền thống văn hoá của dân tộc để không bị mai một.


Giao Thời Band

Chị có thể chia sẻ một chút về dự án âm nhạc sắp tới của nhóm mình không?

Trong giai đoạn tới, Giao Thời cũng sẽ trình làng các MV song ngữ với những ca khúc nước ngoài kinh điển nổi tiếng một thời như “Within You'll Remain” được phối lại hoàn toàn mới bằng chính những nhạc cụ dân tộc. Ngoài ra, nhóm cũng có chuyến lưu diễn tại Mỹ vào tháng 7 tới. 

Cảm ơn những chia sẻ của chị. Chúc chị và Giao Thời Band ngày càng thành công hơn.

Duy England

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận