Tin mới
2
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
4
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Ảnh

sunwin | sunwin

Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể

Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân

Giới trẻ châu Á 'nghiện' khoe đồ hiệu trên mạng

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-10-10 12:10
Ở lứa tuổi 13-20, nhiều thiếu niên châu Á sẵn sàng chi hàng nghìn USD để mua sắm đồ hiệu phục vụ cho mục đích "sống ảo" trên mạng xã hội.

"Học sinh trung học sắm đồ Gucci, Alexander McQueen và Thom Browne!", "Nữ sinh 15 tuổi 'đập hộp' mỹ phẩm Dior và túi xách Prada" là hai trong số hàng trăm video về trào lưu "Flex" của giới trẻ Hàn Quốc trên YouTube.

Trong những video trên, các vlogger tuổi teen thỏa sức phô bày sự sang chảnh, thời thượng qua những món đồ xa xỉ mình sở hữu, từ quần áo, trang sức, cho đến mỹ phẩm, phụ kiện.

Không dừng lại ở YouTube, những hình ảnh, video có nội dung tương tự còn phổ biến trên các nền tảng khác như Instagram hay TikTok, thu hút hàng chục nghìn lượt thích và chia sẻ.

Những năm gần đây, sự bùng nổ của mạng xã hội đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của giới trẻ châu Á, đặc biệt ở các nước như Hàn Quốc và Trung Quốc. Dù chưa đi làm hay có thu nhập ổn định, các học sinh, sinh viên vẫn sẵn sàng chi hàng nghìn USD cho những món đồ xa xỉ để có thể khoe khoang trên mạng.

gioi tre mua do hieu de song ao anh 1
Giới trẻ châu Á, điển hình là Hàn Quốc hay Trung Quốc, sẵn sàng chi tiền để mua sắm đồ hiệu, khoe khoang trên mạng xã hội. Ảnh: Shutterstock.

Giới trẻ mạnh tay chi tiền mua đồ hiệu

Một khảo sát công bố vào tháng 9 vừa qua của website giới thiệu việc làm Alba Cheonguk cho thấy giới trẻ Hàn Quốc 13-20 tuổi có mức độ chịu chi cho các sản phẩm xa xỉ cao hơn nhóm người ngoài 20.

Cụ thể, khi được hỏi ý định mua sắm sau lễ Chuseok (Tết Trung Thu), 33% thanh thiếu niên dự định mua sắm đồ hiệu, trong khi chỉ 26% người trưởng thành lựa chọn phương án này. Ngoài ra, 67% bạn trẻ sẵn sàng xin tiền bố mẹ để thỏa mãn nguyện vọng của mình, với mức giá trung bình là 1,6 triệu won (khoảng 1.400 USD).

Một khảo sát khác vào năm 2019 cũng cho biết 56,4% trong số 358 học sinh THCS, THPT nước này đã mua hàng hiệu.

"Nhiều bạn học của em thường đi những đôi giày 'xịn' của Gucci hay Balenciaga đến trường và đăng tải hình ảnh lên mạng. Em nghĩ bố mẹ các bạn đã mua chúng", nữ sinh 15 tuổi họ Park chia sẻ.

"Các bạn cùng lớp của em đều sở hữu những món đồ hiệu của Louis Vuitton, Gucci hay Chanel. Ở trên mạng, nhiều bạn trẻ sống ở khu Gangnam còn khoe những bức hình chụp cục tẩy Gucci hay bút chì Hermes trị giá hơn 100.000 won (khoảng 87 USD)", một nữ sinh họ Jang kể.

gioi tre mua do hieu de song ao anh 2
Thế hệ Z ở Trung Quốc bỏ ra trung bình 7.000 USD/năm cho các sản phẩm xa xỉ. Ảnh: Jing Daily.

Ngoài Hàn Quốc, xu hướng mua sắm đồ hiệu của giới trẻ còn đặc biệt phổ biến tại Trung Quốc. Theo Bloomberg, thế hệ Z (những người sinh ra từ năm 1997 đến 2012) ở đất nước tỷ dân bỏ ra trung bình 7.000 USD/năm cho các sản phẩm xa xỉ.

"Thế hệ Z ngày nay không hề lo lắng về tương lai của mình. Vì thế họ chi tiêu nhiều và tiết kiệm ít hơn những người đi trước", Adam Xu, đối tác tại Thượng Hải của công ty Tư vấn Chiến lược OC&C (Anh), trả lời Bloomberg.

Jasmine Wang (22 tuổi), sinh viên tại Thượng Hải (Trung Quốc), bật mí rằng cô sở hữu khoảng 20-30 lọ nước hoa phiên bản giới hạn của các thương hiệu nổi tiếng như Guerlain, Tom Ford và Chanel. Mỗi chai có giá hơn 2.000 NDT (khoảng 300 USD), nâng giá trị bộ sưu tập nước hoa của Wang lên đến 9.000 USD.

Ngoài 2.500 NDT (gần 370 USD) tiền tiêu vặt hàng tháng, Wang được phép sử dụng thẻ ngân hàng của cha mẹ để sắm sửa đồ đạc cho riêng mình. Cô thừa nhận, có những tháng bản thân chi nhiều hơn dự tính đến 20-30%.

Mua đồ hiệu để "sống ảo"

Trong cuộc khảo sát năm 2019, phần lớn người tham gia trả lời rằng họ đam mê những món đồ đắt tiền vì yêu thích các nhãn hàng xa xỉ. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ lại mua sắm vì muốn bắt kịp xu hướng (28%) và sợ bị bạn bè xa lánh (17%).

Chia sẻ với tờ Nate, cô Kim (46 tuổi), phụ huynh một học sinh cấp 3 tại Hàn Quốc, lo lắng về sở thích mua sắm hàng xa xỉ của con gái.

"Gần đây, con tôi đòi một chiếc túi xách của Gucci. Con bé nói rằng nếu không có đồ hiệu, nó khó có thể hòa nhập với bạn bè cùng lớp", cô nói.

Đối với thanh thiếu niên ngày nay, một chiếc túi xách Chanel hay một đôi giày Adidas chính là cách tốt nhất để khẳng định đẳng cấp của mình với những người xung quanh.

"Em thích những chiếc túi có tên thương hiệu đính kèm vì nó sẽ khiến mọi người chú ý", nữ sinh họ Jang chia sẻ.

gioi tre mua do hieu de song ao anh 3
"Khát vọng trở nên nổi bật và nỗi sợ bị thua kém là nguồn gốc của xu hướng ưa chuộng đồ hiệu của giới trẻ", giáo sư Xã hội học Cho Seong-nam chia sẻ. Ảnh: SCMP.

Lee Eun-hee, giáo sư Khoa học Tiêu dùng tại ĐH Inha (Incheon), cho rằng đằng sau thói quen mua sắm xa xỉ phẩm của người trẻ là khát vọng thể hiện bản thân và áp lực đồng trang lứa.

"Đối với thanh thiếu niên, việc mua sắm hàng hiệu rồi đăng tải hình ảnh, video lên mạng xã hội là cách để khoe khoang sự giàu có của mình. Khi nhìn thấy những bài đăng này, người trẻ dễ cảm thấy tự ti, áp lực vì không được bằng bạn bè", cô Lee giải thích.

"Khát vọng trở nên nổi bật và nỗi sợ bị thua kém là nguồn gốc của xu hướng ưa chuộng đồ hiệu của giới trẻ. Khi một học sinh mua hàng hiệu để được chú ý, những người khác bắt đầu lao theo vì sợ rằng mình sẽ bị bỏ lại phía sau so với chúng bạn", Cho Seong-nam, giáo sư Xã hội học tại ĐH Nữ sinh Ewha (Seoul), nhận xét.

Đời sống ảo, hệ lụy thực

Hiện nay, ngày càng nhiều học sinh, sinh viên đam mê mua sắm đồ hiệu, sau đó chụp ảnh, quay video và đăng tải lên mạng xã hội. Tuy nhiên, lượng người theo dõi và sức ảnh hưởng trên thế giới ảo của các cô, cậu thiếu niên lại được đánh đổi bằng nhiều thứ hơn thế.

Để sở hữu các xa xỉ phẩm, những người tiêu dùng trẻ vẫn cần dựa vào sự hỗ trợ từ gia đình. Vì vậy, thói quen mua sắm đắt đỏ của họ đang trực tiếp tạo áp lực tài chính cho cha mẹ.

"Con tôi thường chỉ đi Nike hoặc Adidas. Thế nhưng, giờ nó muốn sở hữu một đôi sneakers trị giá 500.000 won (gần 440 USD) để bắt kịp bạn bè và khoe khoang lên mạng. Nó đã khó chịu khi tôi không đồng ý chuyện này", một người mẹ ở Hàn Quốc bộc bạch.

Khi không thể xin tiền từ cha mẹ, nhiều bạn trẻ chuyển sang mua đồ giả để sử dụng. Ông Hwang (38 tuổi), chủ một cửa tiệm kinh doanh hàng nhái tại Itaewon, nói rằng số lượng học sinh trung học tới đây ngày một nhiều.

"Họ tìm mua những sản phẩm có thể đem tới trường và khoe với bạn bè, trông càng thật càng tốt", Hwang nói.

gioi tre mua do hieu de song ao anh 4
Không đủ điều kiện tài chính, nhiều thanh thiếu niên tìm mua hàng giả hoặc trộm cắp để sở hữu những món đồ mang thương hiệu xa xỉ. Ảnh: Vogue.

Chỉ vì muốn thể hiện đẳng cấp của bản thân qua những món đồ xa xỉ, nhiều trường hợp đã bước vào con đường phạm pháp. Tháng 12/2019, hai học sinh Hàn Quốc đã bị bắt giữ vì ăn cắp số lượng áo phao trị giá 1,68 triệu won (1.400 USD) từ một cửa hàng ở Gwangju, sau khi khoe khoang trên mạng xã hội.

Trước đó, một nhóm học sinh đã ăn cắp 40 triệu won (33.400 USD) từ ngân hàng và tiêu xài 33 triệu won (27.500 USD) để mua đồng hồ, quần áo đắt tiền.

Giáo sư Lee Eun-hee chia sẻ: "Đa số người trẻ thường chi tiêu quá trớn, gây ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng trong tương lai của mình. Do đó, gia đình, nhà trường và xã hội cần dạy dỗ, khuyên nhủ các em nên quý trọng tiền bạc và ngừng quan tâm đến những giá trị ảo như danh tiếng trên mạng hay áp lực đồng trang lứa".

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...