Tin mới
2
Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'
Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'

Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"

Giật mình trước những chiếc điện thoại nhái giống hệt iPhone

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-06-21 09:06

Trung Quốc từ lâu đã quá nổi tiếng về việc sản xuất những món hàng giả, hàng nhái với ngoại hình hay thậm chí là nhiều chi tiết bên trong giống y đúc với các phiên bản chính thức - nhưng lại có giá bán rẻ hơn rất nhiều.

Tại Trung Quốc, người ta không khó để bắt gặp hàng giả, hàng nhái có mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các mặt hàng chính thức. Trong đó,iPhone hay các sản phẩm khác của Apple hiện vẫn là một trong những đối tượng ưa thích của các nhà sản xuất bởi sức hút mạnh mẽ của chúng đối với thị trường. Việc sản xuất và mua bán hàng giả không chỉ gây tổn hại đến quyền lợi người tiêu dùng, mà còn khiến nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới phải đau đầu.

Một thông tin "gây sốc" vừa rộ lên, có khả năng Apple sẽ bị buộc ngừng bán 2 dòng sản phẩm là iPhone 6 và iPhone 6S tại Bắc Kinh do cáo buộc từ một công ty "vô danh" mang tên Shenzhen Baili tại Trung Quốc. Công ty này cáo buộc Apple đã vi phạm bản quyền thiết kế trên mẫu smartphone của họ.

Sau khi nhận được thông tin, Apple tuyên bố sẽ kháng cáo đến cùng. Tuy nhiên trong khi cổ phiếu của Apple đã lập tức giảm hơn 2% vào phiên giao dịch cuối tuần trước, thì mẫu điện thoại "hàng nhái" Shenzhen Baili 100C vẫn đang tung hoành tại thị trường Trung Quốc.

Bài viết dưới đây sẽ điểm lại những mẫu "hàng nhái" Apple giống nhất từ trước tới nay của những nhà sản xuất Trung Quốc

1. Shenzhen Baili 100C

Baili 100C và iPhone 6
Baili 100C và iPhone 6

Baili 100C, "kẻ" khiến Apple đối mặt với nguy cơ bị cấm kinh doanh 2 dòng sản phẩm là iPhone 6 và iPhone 6 Plus tại thị trường Bắc Kinh chắc chắn là một chiêu bài "ăn theo" nhằm thu hút sự nổi tiếng của nhà sản xuất "vô danh" này.

Trên thực tế, người dùng nếu tinh ý vẫn nhận thấy nhiều điểm khác biệt rõ ràng về thiết kế của 2 dòng sản phẩm này, tuy nhiên Cơ quan Sở hữu trí tuệ Bắc Kinh vẫn yêu cầu Apple phải ngừng phát hành iPhone 6 và iPhone 6 Plus do "bắt chước" thiết kế của Baili 100C.

2. Goophones

Goophones có lẽ đang là nhà sản xuất đi đầu trong việc "nhái" theo Apple, với việc sao chép gần như toàn bộ thiết kế bên ngoài của các dòng sản phẩm từ iPhone 5S, cho đến iPhone 6S, 6S Plus. Giá bán của Goophones i6S (129 USD) và i6S Plus (149 USD) cũng rẻ hơn khá rõ rệt so với các bản chính thức của Apple.

Ở mặt sau, Goophones sử dụng logo hình con ong thay vì quả táo cắn dở, và những chiếc điện thoại này chạy trên nền tảng Android.

3. Bản nhái iPhone 6S

Thêm một lựa chọn khác cho người dùng nếu muốn một chiếc điện thoại giống y đúc iPhone 6S nhưng có giá chỉ vỏn vẹn 37 USD, được tìm thấy bởi ARMdevices.net tại thị trường Trung Quốc. Bên cạnh việc sở hữu ngoại hình tương đồng với iPhone 6S, chiếc điện thoại "vô danh" này còn chạy nền tảng hệ điều hành khá giống với iOS, nhưng với phần cứng và pin kém hơn nhiều.

4. iPhone SE "nhái" có mặt trước cả bản chính thức

Một vài nhà sản xuất Trung Quốc thậm chí công khai bày bán các dòng iPhone "nhái" trước khi Apple kịp ra mắt phiên bản chính thức. Một người dùng YouTube là EverythingApplePro đã mua một chiếc iPhone SE "nhái" trước khi nó được Apple tung ra vào cuối tháng 3 năm nay. Tuy nhiên chiếc điện thoại này lại có thiết kế gần giống với các phiên bản iPhone 6 và 6S trước đó.

5. Imitation C-002 iPhone

Không chỉ những chiếc iPhone đời mới, mà cả những phiên bản cũ từ thời Steve Jobs như iPhone 2, iPhone 3G cũng sẵn sàng trở thành niềm cảm hứng của các nhà sản xuất Trung Quốc, và họ làm điều này với không chút khó khăn nào. Điển hình như trong ảnh trên là chiếc Imitation C-002 iPhone có ngoại hình và giao diện khá tương đồng với thế hệ iPhone đời đầu.

6. Cool999

Cool999 là một đại diện nữa thành công trong việc "nhái" theo chiếc iPhone đời đầu của Apple. Tuy nhiên nút Home của nó lại sử dụng logo quả táo ngược thay vì hình vuông như nguyên bản. Các chi tiết khác như cạnh viền, mặt lưng phía sau, hay các nút tăng giảm âm lượng trên máy cũng có độ tinh xảo kém xa so với những chiếc iPhone đích thực.

7. Cửa hàng Apple Store "giả"

Vào năm 2011, Apple bắt đầu phát hiện ra nhiều nơi tại Trung Quốc đã sao chép hoàn toàn lại chuỗi cửa hàng bán lẻ Apple Store của mình. Có tổng cộng 22 cửa hàng giả của Apple sau đó đã bị ra lệnh ngừng kinh doanh, cấm sử dụng logo quả táo và những sản phẩm của hãng để "chào mời" khách hàng.

8. Apple Watch "giả"

Không chỉ có iPhone, mà cả những sản phẩm khác của Apple cũng bị làm giả tràn lan tại Trung Quốc. Trong ảnh là chiếc smartwatch được làm bởi công ty Hyperdon tại Trung Quốc có thiết kế sao chép lại Apple Watch và có giả chỉ vỏn vẹn 27 USD (tương đương 600 ngàn VNĐ).

9. iPad "giả"

Khi iPad Mini được Apple ra mắt vào năm 2012, hãng Goophone của Trung Quốc đã ngay lập tức tung ra dòng sản phẩm nhái với tên gọi GooPad Mini với giá bản 99 USD. Không chỉ sao chép về ngoại hình, ngay cả giao diện bên trong GooPad cũng được làm giống y hệt với những chiếc iPad nguyên bản.

Theo Dân trí

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...