Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Gánh nặng chăm sóc người thân mắc bệnh tâm thần tại Trung Quốc

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-11-10 11:11
Khi còn nhỏ, Xu thường xuyên bị mẹ kéo dậy lúc nửa đêm để mắng chửi, cấu véo. Lớn lên, việc học tập và kết nối cộng đồng càng khó khăn khi cô có người mẹ không bình thường.

Đầu năm 2021, Xu Yanwen (24 tuổi) lần đầu tiên tìm cách đưa mẹ vào bệnh viện điều trị sau 17 năm chăm sóc tại nhà.

Cô nói dối mẹ rằng bà cần vào viện để khám sức khỏe. Tuy nhiên, khi nhận ra sự thật, mẹ của Xu bắt đầu lăn lộn và la hét trên giường bệnh, đòi tự sát.

Xu đau khổ bước đi trên hành lang. Cô nghĩ mình đã đúng khi đưa mẹ đến viện, nhưng trong lòng vẫn không tránh khỏi cảm giác nhớ thương và tội lỗi.

“Mẹ đã không còn bên tôi nữa, nhưng đây là lựa chọn tốt nhất cho mẹ và tôi”, Xu nghẹn ngào, chia sẻ trên Sixth Tone.

cham soc benh nhan tam than anh 1
Một nhân viên y tế thăm khám cho bệnh nhân tại khu điều trị tâm thần ở Thiên Tân. Hình ảnh được ghi lại vào tháng 7/2018. Ảnh: You Sihao/Tecent/People Visual.

Tại Trung Quốc, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc những bệnh nhân tâm thần. Trách nhiệm to lớn kéo dài cả cuộc đời khiến họ chịu rất nhiều gánh nặng cả về thể chất và tinh thần.

Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều người như Xu, lựa chọn gửi người thân của mình vào bệnh viện. Họ đã phải gắng gượng một thời gian rất dài mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài.

Tội lỗi

Khi Xu mới ba tuổi, cha mẹ cô ly hôn. Cô mất liên lạc với cha từ đó và được đưa đến ở cùng bà ngoại. Năm 7 tuổi, Xu chuyển đến sống cùng mẹ và đi học như bạn bè đồng trang lứa.

Những ngày đó, cô thường xuyên bị mẹ kéo khỏi giường lúc nửa đêm, cấu véo và tra hỏi: “Ngươi có phải là ma không? Người vừa làm gì khi ta đang ngủ?”.

Những sự việc như vậy liên tục xảy ra khiến Xu ám ảnh, thức trắng đêm. Sáng hôm sau, tình hình vẫn không khá hơn, cô luôn phải theo dõi tâm trạng của mẹ và tìm cách vượt qua một ngày dài.

Trường tiểu học của Xu ngay gần nhà và mẹ cô nhiều lần đột ngột chạy đến trường, lùng sục khắp khuôn viên để tìm những đồ vật mà bà cho là nguy hiểm.

“Mẹ vừa tìm kiếm, vừa chửi bới và la hét. Tôi sợ những người quen của mình nhìn thấy cảnh tượng này”, cô kể lại.

Đến năm 13 tuổi, lần đầu tiên Xu nhắn tin cho cha mình. Cô xin cha giúp đỡ để có thể chuyển trường đến một nơi khác.

Hai năm sau, cô mới được chuyển sang một ngôi trường nội trú, chỉ về thăm nhà vào mỗi cuối tuần. Khi tách xa mẹ, Xu mới có thể xây dựng những mối quan hệ cho riêng mình.

Trong khi đó, suốt thời gian này, mẹ cô vẫn ở nhà một mình. Ngoài Xu, bà không có liên hệ nào khác trên WeChat và cũng không có kết nối với bất kỳ thành viên gia đình nào.

cham soc benh nhan tam than anh 2
Bệnh nhân tham gia các hoạt động tại một khu điều trị tâm thần ở Bắc Kinh năm 2014. Ảnh: Wang Cheng/People Visual.

Xu đã lén lút mời một bác sĩ tâm lý đến nhà, đóng vai một người bạn của cô. Đó là lần đầu tiên mẹ cô được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt.

Bác sĩ kê đơn, nói Xu nghiền nhỏ các viên thuốc và thêm vào thức ăn của mẹ. Thế nhưng, khi đọc kỹ thông tin về loại thuốc này, cô biết chúng có tác dụng phụ nguy hiểm, có thể gây đột tử.

Quá thương mẹ, Xu ném những viên thuốc ra ngoài. Cô sợ khi rời nhà đến trường, đó sẽ là lần cuối cô được nhìn thấy mẹ mình.

Tình trạng của mẹ Xu càng trở nên tồi tệ hơn khi cô bắt đầu vào đại học. Để có thể chăm sóc mẹ, cô đưa bà đến ở cùng mình tại một căn hộ thuê gần trường. Thời gian này, mẹ cô nhốt mình trong phòng, liên tục bấm gọi điện đến 110 - đường dây báo tình huống khẩn cấp của Trung Quốc.

Đến lúc này, đứng ngoài cửa phòng ngủ của mẹ, Xu quyết định đưa bà đến bệnh viện tâm thần.

“Tôi đã nghĩ về tương lai của mình khi đưa mẹ đến bệnh viện. Tôi muốn được sống một cuộc sống bình thường như bao người khác. Điều này khiến tôi cảm thấy mình thật ích kỷ”, Xu cho hay.

cham soc benh nhan tam than anh 3
Một cặp vợ chồng già có con trai mắc bệnh tâm thần đã dựng một cánh cổng sắt chắn ngang cửa phòng ngủ để đề phòng con gây rối vào ban đêm. Ảnh: Liang Ting/Sixth Tone.

Trách nhiệm

Xiao Xiaoxia, giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc, đã tham gia nhiều dự án về các vấn đề xung quanh người chăm sóc bệnh nhân tâm thần.

Cô gặp mặt một người đàn ông từng là giáo sư của Học viện Khoa học Trung Quốc danh tiếng. Nhưng trong hai thập kỷ với trách nhiệm chăm sóc con gái mắc bệnh tâm thần phân liệt, ông đã bị mất việc và ly hôn.

Khi còn trẻ, ông xoay xở đủ công việc để mưu sinh. Giờ đây, khi cao tuổi, ông phải dựa vào số tiền phúc lợi xã hội ít ỏi để nuôi bản thân và con gái.

“Chúng tôi là một gia đình vô gia cư và nghèo khó”, ông nói với Xiao.

Chuyến thăm người cha già này khiến Xiao có cái nhìn đầu tiên về gánh nặng đối với những người chăm sóc bệnh nhân tâm thần.

Cô đặt câu hỏi: Tại sao không có sự hỗ trợ của xã hội đối với đối tượng này, những người đã hy sinh bản thân để chăm sóc người thân tâm thần của họ?

Xiao tự rút ra câu trả lời: Bởi xã hội vẫn còn sự phân biệt đối xử và thành kiến đối với người tâm thần. Có nhiều gia đình, họ chỉ tiết lộ trong nhà có người mắc bệnh nếu đây là biện pháp bắt buộc cuối cùng.

Và cô cũng tự hỏi liệu có còn những gia đình khác khó khăn, nghiệt ngã hơn hay không?

Cộng đồng

Sau nhiều năm làm bác sĩ tâm lý tại Trung tâm sức khỏe tâm thần Thượng Hải, Yao Hao đã chứng kiến không ít gia đình đưa người thân mắc bệnh đến, đóng viện phí và không bao giờ trở lại.

Anh trăn trở: Tại sao họ lại chọn bỏ rơi người thân yêu, đặc biệt khi sinh sống tại một đất nước đặt nặng lòng hiếu thảo và quan hệ gia đình như Trung Quốc? Và liệu hành vi này có thực sự tồi tệ?

Theo Sixth Tone, một số gia đình đưa người thân tâm thần vào bệnh viện. Sau một thời gian, bệnh nhân được xuất viện nhưng tái phát tại nhà, sau đó lại được đưa vào điều trị.

Một vòng luẩn quẩn như vậy tạo gánh nặng cho gia đình bệnh nhân về mặt tài chính, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Do vậy thay vì giữ bệnh nhân ở nhà, nhiều người hiểu rằng tốt hơn là nên để họ sống hoàn toàn trong bệnh viện.

Vào năm 2013, hơn một nửa số bệnh nhân tại một bệnh viện ở Bắc Kinh đáp ứng tiêu chuẩn xuất viện. Nhưng trong hầu hết trường hợp, gia đình của họ đều phản đối quyết định này.

Năm 2017, Bệnh viện Bắc Kinh Anding, một trong những bệnh viện tâm thần tốt nhất cả nước, có gần 800 bệnh nhân nội trú, trong đó 1/5 ở lại dài hạn. Người lâu nhất là một bệnh nhân đã ở đây hơn 20 năm, một số khác còn gắn bó với bệnh viện cho đến khi qua đời.

cham soc benh nhan tam than anh 4
Người đàn ông xem tác phẩm nghệ thuật do các bệnh nhân sáng tạo tại Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Thượng Hải ngày 29/8. Ảnh: People Visual.

Tại Trung Quốc, nguồn lực điều trị, hỗ trợ cho bệnh nhân tâm thần còn rất hạn chế.

Năm 2018, tại quốc gia này, trung bình 100.000 người tâm thần chỉ có 2,9 bác sĩ và 7,3 y tá điều trị. Trong khi đó, mức trung bình trên thế giới là 4 bác sĩ và 13 y tá/100.000 bệnh nhân.

Bác sĩ Yao (Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Thượng Hải) cho biết các chuyên gia y tế chỉ có thể giúp bệnh nhân khi họ chủ động tìm cách điều trị. Sau khi xuất viện, phần lớn trách nhiệm thuộc về gia đình người bệnh.

Nói cách khác, sự hỗ trợ và nguồn lực của gia đình là điều quan trọng hàng đầu đối với bệnh nhân.

Khi nói đến bệnh tâm thần, người ta thường chỉ nhìn thấy tình trạng bệnh và bệnh nhân mà bỏ qua những vấn đề của người chăm sóc. Chuyên gia y tế cho rằng cả hai nhóm đối tượng này đều chịu vô số áp lực, đóng vai trò lớn cho sự phục hồi tích cực của bệnh nhân.

“Cộng đồng cần hỗ trợ người thân của bệnh nhân những thông tin, lời khuyên cùng sự động viên kịp thời. Trong khi đó, các tổ chức xã hội cũng cần quan tâm và hỗ trợ cho họ về nhiều mặt, đặc biệt là tâm lý”, bác sĩ Yao nói.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận