Tin mới
1
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Nuôi búp bê làm con

Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ

Đượm tình con hẻm nhỏ ở Sài Gòn cưu mang bà cụ 86 tuổi không nhà

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-04-26 10:04

Người ta vẫn nói người Sài Gòn sống vội, nhưng đâu đó trong thành phố hơn 8 triệu dân vẫn còn những câu chuyện thắm đượm tình người.

Bà là Nguyễn Thị Mai, năm nay đã ngót nghét tuổi 86. Ở cái tuổi mà đáng ra phải vui niềm vui sum vầy bên con cháu, bà lại lang thang khắp hàng hiên, con hẻm để tìm nơi nương thân. Những năm trước, khi sức khỏe còn ổn định, bà dạo khắp con đường ở quận 10, TP. HCM để chào bán từng tấm vé số. Tiền kiếm được bao nhiêu bà đổ dồn hết cho bệnh tình.


Mấy mươi năm gồng gánh cuộc sống giờ đây ở tuổi 86, sức khỏe bà đã kiệt. (Ảnh: Bảo Ngọc)

Trước đây, bà cũng từng có mái ấm hạnh phúc riêng, cũng có chồng có con, cũng trọn vẹn thiên chức như bao người phụ nữ khác. Rồi cuộc sống lưu lạc, bà cùng con rời Huế vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Rồi tai họa ập xuống, người đầu bạc phải tiễn mái đầu xanh. Con ruột qua đời, con dâu đi tìm hạnh phúc mới, cháu nội cũng quay lưng, bà lại một mình thui thủi với những tấm vé số.


Không nhà, không người thân, chiếc ghế xếp kê dọc hàng hiên trong con hẻm nhỏ là chỗ bà nghỉ lưng hàng đêm. (Ảnh: NVCC)

86 tuổi, bà Mai mang trong người bao nhiêu chứng bệnh: hở van tim, suy tim, lại thêm bệnh khớp dày vò. Những hôm trái gió trở trời, chân bà sưng to phù thủng không thể đi lại. Sức khỏe ngày càng yếu, bà đâu thể tiếp tục bán vé số để dành tiền thuốc thang. Có lúc đau nhức không ngủ được, cao dán giảm đau được bà dán chi chít khắp chân rồi tranh thủ cơn đau dịu xuống, bà chợp mắt trên chiếc ghế xếp kê sát hàng hiên.


Trái gió trở trời, căn bệnh khớp hành hạ, chân bà sưng phù phải dán cao giảm đau chi chít khắp người. (Ảnh: NVCC)

Bà chỉ có một mình, không chỗ ngủ, thấy thương quá, chúng tôi kê chiếc ghế xếp chỗ hàng hiên, có gối chăn, tối thì che tấm bạt để bà khỏi lo mưa gió” – cô Bảy kể lại. “Nhà” với bà Mai giờ đây chính là con hẻm nhỏ ở quận 10, TP.HCM. Thương hoàn cảnh, dù chỉ là “người dưng”, nhưng mọi người trong hẻm nhín chút công chút của, thay nhau chăm nom bà.


Giờ không thể tự mình đi bán như trước, ngày bà ngồi sau trạm xe buýt, đêm vào hẻm ngủ nhờ.

Từ ngày sức khỏe kém đi, người dân trong hẻm thay nhau cơm nước thuốc thang cho bà: “Vợ chồng tôi bán cơm trước hẻm, chẳng phải giàu có gì. Nhưng thấy bà không thể làm ngơ. Bà tái khám tôi dắt xe chở đi, mỗi khi nhập viện thì vợ tôi vào chăm nom đến ngày xuất viện” – ông Bảy chia sẻ. Bà lớn tuổi lại mang nhiều bệnh, mỗi lần nhập viện ít nhất cũng 2 tuần, ấy vậy mà vợ chồng chú Bảy chẳng phiền hà tiếc công. Sáng đẩy xe cơm bán trước hẻm, đến trưa vắng khách thì tranh thủ đến viện chăm nom bà. “Mọi người nhín chút tiền thì tôi bỏ chút công để lo, ai cũng xem bà như người nhà thôi”.


"Cô Bảy tốt lắm, tôi nhập viện một tay cổ chăm nom, dù tôi đâu phải ruột thịt gì" - Bà Mai cho biết.

Chả ai họ hàng thân thuộc, nhưng nhìn cách “người dưng” chăm sóc bà mới thấy hết cái tình người ở con hẻm này. Mỗi người mỗi cuộc sống riêng nhưng ai cũng nhín lòng san sẻ từng bữa cơm, sắm cho bà cái khăn, đôi dép mới, hay cô thợ trong xóm cũng nhiệt tình cắt tóc miễn phí cho. “Bà lớn tuổi, ăn uống chả bao nhiêu, nên đến bữa trong xóm thay nhau mang cho bà chén cơm, ai có gì cho nấy, bà đau ốm người ủng hộ ít tiền để chữa trị” – cô Bảy cho biết thêm.

Không chỉ vợ chồng chú Bảy và bà con quanh con hẻm, nhiều người trẻ như Nhã Uyển, Xuân Mi (1995) cũng hay đến trò chuyện cùng bà. “Có dịp đi ngang khúc đường này, nghe mọi người bảo mới biết về hoàn cảnh đặc biệt của bà. Nên khi rảnh em với Mi thường ghé qua mua sữa với thức ăn, nói chuyện cho bà vui. Tụi em đang là sinh viên, không tiền để giúp đỡ bà trị bệnh, nên chỉ có thể vận động kêu gọi mọi người mà thôi” – Nhã Uyển chia sẻ.


Hễ tan học sớm, Nhã Uyển, Xuân Mi đều dành chút thời gian thăm nom trò chuyện với bà Mai. (Ảnh: NVCC)

Đã 86 tuổi đời, bệnh tình bủa vây, chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về viễn cảnh bà trăm tuổi già: “Ở đây, mọi người cũng chuẩn bị hết mọi thứ cho bà rồi. Quyên góp nhau mỗi người một ít, tiền áo quan, quan tài đến cả việc đem hỏa táng rồi mang vào chùa mọi người cũng đã tính trước. Nhưng giờ trước mắt là phải lo chạy chữa cho bà đã, còn nước còn tát” – cô Bảy chia sẻ.

Sài Gòn vội vã, tất bật với cuộc sống mưu sinh, nhưng không ai có thể nói người Sài Gòn vô tình. Hơn 80 tuổi đời, mấy mươi năm lang thang khắp con phố để tìm chỗ nghỉ lưng thì giờ đây, bà đã thật sự tìm được một nơi xa lạ có thể gọi là “nhà", với những “người dưng” có thể gọi là “người thân”.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận