Tin mới
3
Cha mẹ già sống riêng
Có 6 người con nhưng từ ngày nghỉ hưu đến nay vợ chồng ông Vũ Hữu Giao, 86 tuổi, quyết định ở riêng, tự chủ hoàn toàn về tài chính và sinh hoạt
Ảnh

sunwin | sunwin

Cha mẹ già sống riêng

Có 6 người con nhưng từ ngày nghỉ hưu đến nay vợ chồng ông Vũ Hữu Giao, 86 tuổi, quyết định ở riêng, tự chủ hoàn toàn về tài chính và sinh hoạt

Dù nguồn nước bị nhiễm độc, những đứa trẻ này vẫn liều mình nhảy xuống

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-05-16 10:05

Từ một biểu tượng linh thiêng của người Ấn Độ, sông Hằng đã trở thành một "bãi chứa" nước thải sinh hoạt công nghiệp, thi thể người chết, súc vật và bao la rác thải. Nhưng hằng ngày, vẫn có hơn hàng trăm cậu bé nhảy xuống sông Hằng để mò tìm những đồng bạc lẻ do du khách ném xuống mặc kệ sự nhiễm độc và nguy hiểm từ nước của con sông này.

Bắt nguồn từ dãy Hymalaya và dài 1250km, sông Hằng là con sông quan trọng nhất của tiều lục địa Ấn Độ. Nó được đặt theo tên của vị nữ thần Hindu Ganga. Ngưới dân Ấn từ xa xưa đã xem đây là con sông thiêng. Họ cho rằng tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi. Tâm nguyện của mỗi người dân Ấn Độ sau khi chết là tro cốt của mình sẽ được hòa vào dòng sông để được các thần linh bảo hộ.

Dòng sông linh thiêng nhất của người Ấn Độ.
Dòng sông linh thiêng nhất của người Ấn Độ.

Bắt đầu từ năm 1950, khi dân số và ngành công nghiệp mọc lên như nấm tại đất nước này thì toàn bộ nước thải công nghiệp và dân cư đã được đổ thẳng vào sông với số lượng khổng lồ. Cùng với việc thả trôi thi thể người chết trên sông gây ô nhiễm dòng nước sông Hằng đến mức chính phủ phải khuyến cáo người dân không được tắm và uống nước sông Hằng.

Tục thả trôi người chết chưa qua hỏa táng khiến sông Hằng đầy những thi thể thối rữa và trương phình.
Tục thả trôi người chết chưa qua hỏa táng khiến sông Hằng đầy những thi thể thối rữa và trương phình.

Các xét nghiệm gần đây trên mẫu nước thu thập ở thành phố Varanasi cho thấy, lượng vi khuẩn coli đã lên cao 50.000 con/100 ml, cao hơn 10.000 % so với mức tiêu chuẩn an toàn để sử dụng nước từ sông Hằng. Ảnh hưởng của nó cực kì nghiệm trọng. Các vi khuẩn của bệnh dịch tả, viêm gan, bệnh thương hàn hay bệnh lỵ có đầy trong nước sông Hằng. Theo nhiều chuyên gia, khoảng 80% các vấn đề sức khỏe và 1/3 số người Ấn Độ chết hàng năm là do nước của con sông này.

Dòng sông Hằng liệu có còn trong sạch và linh thiêng như lúc trước?
Dòng sông Hằng liệu có còn trong sạch và linh thiêng như lúc trước?

Mặc dù chính phủ đã có những biện pháp ngăn không cho người dân xuống tắm hoặc sử dụng nước sông Hằng, nhưng ở các khu ổ chuột, hằng ngày vẫn có hàng trăm người "lặn ngụp" xuống dòng nước đen kịt để tìm kiếm những thứ đồ có giá trị như những đồng xu lẻ mà du khách quăng xuống, hay những cái nồi, thau đồng đã bị vứt bỏ.

Hình ảnh hai chú bé "lặn ngụp" xuống dòng nước đen kịt để tìm kiếm những đồng xu lẻ mà du khách quăng xuống, hay những cái nồi, thau đồng đã bị vứt bỏ.
Hình ảnh hai chú bé "lặn ngụp" xuống dòng nước đen kịt để tìm kiếm những đồng xu lẻ mà du khách quăng xuống, hay những cái nồi, thau đồng đã bị vứt bỏ.
Hình ảnh hai chú bé "lặn ngụp" xuống dòng nước đen kịt để tìm kiếm những đồng xu lẻ mà du khách quăng xuống, hay những cái nồi, thau đồng đã bị vứt bỏ.

Đa số những người làm công việc này đều là trẻ em. Chúng đến từ những gia đình cùng cực nhất sống quanh dòng sông thiêng này. Trung bình một ngày có khoảng 100 trẻ em đến đây để thu thập những đồng xu, khi tìm thấy được cái gì, chúng thường ngậm ngay vào miệng để tránh bị những đứa trẻ khác cướp mất. Sau một ngày trời ngâm mình trong dòng nước đen đầy rác và hôi thối mà không có bất kì một biện pháp bảo hộ nào, chúng trở về nhà chỉ với vỏn vẹn vài đồng bạc có giá từ 1-10 đô la Mỹ.

Trung bình một ngày có khoảng 100 trẻ em ngâm mình hàng tiếng đồng hồ để tìm kiếm những đồng xu do du khách thả xuống.

Trung bình một ngày có khoảng 100 trẻ em ngâm mình hàng tiếng đồng hồ để tìm kiếm những đồng xu do du khách thả xuống.
Trung bình một ngày có khoảng 100 trẻ em ngâm mình hàng tiếng đồng hồ để tìm kiếm những đồng xu do du khách thả xuống.
Trung bình một ngày có khoảng 100 trẻ em ngâm mình hàng tiếng đồng hồ để tìm kiếm những đồng xu do du khách thả xuống.

Một ngày, những trẻ em này chỉ có thể kiếm được nhiều nhất trong khoảng 1 - 10 đô la.

Một ngày, những trẻ em này chỉ có thể kiếm được nhiều nhất trong khoảng 1 - 10 đô la.
Một ngày, những trẻ em này chỉ có thể kiếm được nhiều nhất trong khoảng 1 - 10 đô la.

Nhiều du khách nước ngoài thắc mắc nguyên nhân tại sao biết rõ những nguy hiểm từ sông Hằng, nhưng vẫn có hàng trăm đứa bé liều mình nhảy xuống. Đơn giản đó là "nghề" kiếm sống của chúng, mỗi ngày chúng ra đi và phải mang được thứ gì đó về nhà, nếu không chúng sẽ bị gia đình bán đi hoặc nhịn đói. Công việc này giống như việc "bới" rác của hàng nghìn đứa trẻ khác tại các khu ổ chuột trên khắp Ấn Độ.

Nếu không tìm được vài thứ giá trị về nhà, chúng sẽ bị gia đình bỏ đói và thậm chí là bán đi.
Nếu không tìm được vài thứ giá trị về nhà, chúng sẽ bị gia đình bỏ đói và thậm chí là bán đi.

Chính phủ Ấn Độ thống kê được trung bình mỗi năm có khoảng 100 nghìn trẻ em sống quanh khu vực sông Hằng bị tử vong do nhiễm các bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, viêm gan và giun sán. Đa số vẫn là các trẻ đến từ các gia đình khó khăn, không có đủ tiền để chạy chữa kịp thời.

mỗi năm có khoảng 100 nghìn trẻ em sống quanh khu vực sông Hằng bị tử vong do tiếp xúc với nước bị nhiễm độc ở con sông này.
Mỗi năm có khoảng 100 nghìn trẻ em sống quanh khu vực sông Hằng bị tử vong do tiếp xúc với nước bị nhiễm độc ở con sông này.

Đến bao giờ mới hết có những trẻ em đang tuổi ăn tuổi lớn phải lặn dưới dòng nước đang ngày càng nhiễm độc của sông Hằng để xoay sở cuộc sống với vài đồng bạc lẻ do du khách thả xuống, để rồi đôi khi phải trả giá bằng cả tính mạng của mình. Thiết nghĩ, thần thánh liệu có tồn tại được dưới dòng sông đen kịt và ngày một thối rữa kia không?

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận