Tin mới
1
Nam sinh tử vong dưới hố công trình
Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn
5
'Chiến binh' 4 tuổi vượt qua ung thư
Bé Cơ, 4 tuổi, trải qua 8 tháng chiến đấu với bệnh ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn, nay hồi phục kỳ diệu sau ca ghép tế bào gốc
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Nam sinh tử vong dưới hố công trình

Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn

Đơn vị kiểm định nói về việc hàng trăm cột điện bị gãy

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-10-01 09:10
Giám đốc chi nhánh Incosaf tại Đà Nẵng cho biết đơn vị không tham gia giám sát, thiết kế, thi công nên chỉ chịu trách nhiệm những vấn đề được yêu cầu kiểm định.

Liên quan vụ hàng loạt cột điện gãy đổ ở miền Trung, ngày 30/9, Zing đã liên hệ với đơn vị kiểm định chất lượng sản phẩm là chi nhánh Công ty cổ phần kiểm định kỹ thuật an toàn và tư vấn xây dựng tại Đà Nẵng (Incosaf thuộc Bộ Xây dựng).

Ông Dương Kim Ái, Giám đốc chi nhánh Incosaf, nhận định cột điện bị gãy liên quan đến nhiều yếu tố như thiết kế, chất lượng sản phẩm, thi công... Nếu nhà sản xuất làm đúng theo TCVN mà cột gãy khi gặp gió giật dưới cấp 11 phải xem lại bản vẽ thiết kế trụ điện.

Kiểm tra chất lượng cột điện đúng quy định

Ông Ái cho biết nhiều năm qua, đơn vị được Công ty TNHH Xây lắp sản xuất thương mại và điện cơ SDC (đơn vị bán cột điện cho Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế) mời kiểm định chất lượng cột điện bê tông ly tâm dự ứng lực.

Sau khi nhà sản xuất hoàn thiện các lô hàng, họ sẽ mời đơn vị kiểm định đến thử nghiệm, kiểm tra chất lượng.

Ông Dương Kim Ái, Giám đốc chi nhánh Incosaf tại Đà Nẵng

Việc kiểm tra chất lượng cột điện là khâu cuối cùng để nhà sản xuất bàn giao sản phẩm cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng. "Sau khi nhà sản xuất hoàn thiện các lô hàng, họ sẽ mời đơn vị kiểm định đến thử nghiệm, kiểm tra chất lượng. Chúng tôi được họ thuê làm việc này", ông Ái thừa nhận.

Giám đốc Incosaf tại Đà Nẵng cho hay việc kiểm định được thực hiện bằng phương pháp đo, thử bê tông, thử tải và quan sát. Công việc này do các giám định viên của Incosaf thực hiện độc lập.

Là người trực tiếp đến hiện trường kiểm định, kỹ sư Thái Văn Anh (giám định viên của Incosaf tại Đà Nẵng) nói việc kiểm tra chất lượng cột điện được thực hiện đúng quy định của tiêu chuẩn TCVN 5847:2016.

Theo kỹ sư, việc sản xuất cột điện phải trải qua nhiều bước. Đầu tiên, doanh nghiệp phải có bản thiết kế phù hợp nhất để tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm. Sau đó, nhà sản xuất nhập vật tư đầu vào, gồm cát, xi măng, sắt thép, phụ gia...

Tất cả vật liệu phải được lựa chọn đúng tiêu chuẩn chất lượng. Nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5847:2016.

Hang loat cot dien bi gay anh 2
Bão số 5 làm 272 cột điện ở Thừa Thiên - Huế bị gãy. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Trong quá trình sản xuất, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phải giám sát. Sau khi sản xuất xong cột điện thì các đơn vị liên quan sẽ nghiệm thu kỹ thuật, kết cấu... theo quy định.

Lúc này, nhà sản xuất mời đơn vị kiểm định thử nghiệm sản phẩm. "Chúng tôi sẽ chọn ra một lô sản phẩm (50 hoặc 100 cột) để kiểm tra. Tại lô hàng này, giám định viên lấy 1-2 cột bất kỳ để thử nghiệm", ông Anh nói.

Tại xưởng sản xuất, đơn vị thử nghiệm sẽ đo kích thước cơ bản của cột, độ dày bê tông bảo vệ cốt thép theo TCVN 9356:2012. Giám định viên đối chiếu kết quả đo trung bình với kích thước cơ bản của cột điện để xác định mức sai lệch.

Bước tiếp theo, đơn vị thử nghiệm đo khả năng chịu tải của trụ điện. Trong quá trình thử tải, nếu cột điện bị nứt vượt quá thông số cho phép (theo TCVN 5847:2016) thì lô sản phẩm sẽ bị loại.

"Incosaf chỉ cấp giấy chứng nhận cho những lô sản phẩm đạt chất lượng để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ tham gia đấu thầu. Chúng tôi sẽ báo cho chủ đầu tư, đơn vị sản xuất biết những lô hàng không đạt để không đưa vào sử dụng", kỹ sư Thái Văn Anh thông tin.

Sẽ chịu trách nhiệm

Đề cập đến việc hàng trăm cột điện bị gãy, 2 chuyên gia này tỏ ra bất ngờ. Theo họ, muốn biết rõ nguyên nhân cột điện bị gãy hàng loạt thì cần có hội đồng khoa học vào hiện trường nghiên cứu, đánh giá lại tất cả quy trình từ thiết kế, sản xuất, thi công và yếu tố địa hình, địa chất của nơi xảy ra vụ việc.

Nếu kiểm định sai, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm.

Ông Dương Kim Ái, Giám đốc chi nhánh Incosaf tại Đà Nẵng

"Để đánh giá cột gãy thì phải xem lại lực tác động thực tế chứ căn cứ theo cấp gió thì không chính xác. Lực xoáy tác động trực tiếp vào cột cùng với việc cây đổ vào đường dây cũng là nguyên nhân. Thông thường, một cột bị đổ sẽ kéo theo nhiều trụ điện gãy", kỹ sư Anh nhận định.

Phân tích sâu hơn, Giám đốc Incosaf chi nhánh Đà Nẵng, cho rằng nếu nhà sản xuất đã làm đúng theo TCVN mà cột vẫn gãy thì phải xem lại bản vẽ thiết kế trụ điện. Trong xây dựng phải có đơn vị thẩm tra, phê duyệt thiết kế.

"Sau khi thẩm định, đơn vị trúng thầu sẽ sản xuất cột điện. Quá trình này phải được chủ đầu tư giám sát chặt chẽ", ông Ái cho hay.

Hang loat cot dien bi gay anh 3
Cột điện không đảm bảo chất lượng bị loại bỏ. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Cũng theo ông Ái, việc cột điện bị gãy liên quan đến nhiều yếu tố như thiết kế, chất lượng sản phẩm, thi công... Trong tất cả quy trình trên thì Incosaf chỉ tham gia ở khâu kiểm định những chỉ tiêu mà nhà sản xuất yêu cầu (thể hiện trong hợp đồng kinh tế).

Đơn vị này không tham gia giám sát, thiết kế, thi công nên chỉ chịu trách nhiệm những vấn đề được yêu cầu kiểm định.

"Nếu chúng tôi kiểm định sai thì sẽ chịu trách nhiệm. Ví dụ, nếu chúng tôi thử nghiệm thấy mác bê tông đủ nhưng cơ quan chức năng xác định thiếu thì mình kiểm định sai. Trường hợp mác bê tông đủ nhưng cột vẫn gãy thì đó không phải trách nhiệm của chúng tôi”, ông Ái nói.

Kỹ sư Anh nói thêm các đơn vị đã sản xuất, thử nghiệm, thi công đúng theo TCVN mà cột điện vẫn gãy thì có thể thiết kế chưa đúng. Cũng có thể một số tiêu chí kỹ thuật của TCVN 5847:2016 không còn phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở miền Trung.

"Những vấn đề này cần được hội đồng khoa học đánh giá lại", kỹ sư Anh nói.

Theo báo cáo của Tổng công ty Điện lực miền Trung, 616 cột điện bị gãy, đổ và nghiêng khi bão số 5 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Riêng tại Thừa Thiên - Huế, 272 cột điện bị gãy.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...