Tin mới
5
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Ảnh

sunwin | sunwin

Đôi chân kỳ diệu của người đàn ông khuyết tật

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-09-19 11:09

Đôi chân với người thường vốn để đi, để chạy… nhưng với anh Lê Sồng Sơn (SN 1976), đôi chân còn thay đôi tay anh làm đủ mọi việc mà bàn tay khuyết tật không có khả năng làm được.

Tiếng bào, tiếng đục, máy xẻ… ồn ào là âm thanh quen thuộc mỗi buổi sáng tại khu nhà xưởng làm mộc của anh Lê Hồng Sơn tại thôn Phú Yên (xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Kỳ diệu thay, những âm thanh ấy không phải được tạo ra bằng đôi tay như những người thợ mộc khác mà bằng chính đôi chân của người đàn ông khuyết tật.

Đôi chân anh thoắt thoắt vừa gọt, bào, đục, dũa… trước đôi mắt khâm phục của chúng tôi. Mọi công việc trong xưởng mộc anh đều làm thành thạo, người bình thường cũng khó theo kịp tốc độ của đôi chân anh.

Từ đôi chân của mình, anh Sơn đã xây dựng một xưởng mộc, đào tạo hơn 100 học viên có cùng cảnh ngộ trong gần 7 năm qua.

Thế nhưng để có thành quả hôm nay, người bình thường đã khó, với một người mang thân thể không lành lặn như anh càng khó gấp bội.

Nét chữ đầu tiên bằng chân

Sinh ra, cậu bé Lê Hồng Sơn đã mang tứ chi dị tật. Theo lời kể của bà Trần Thị Hoa – mẹ anh Sơn, lúc vừa lọt lòng đôi chân, đôi tay anh không thể duỗi thẳng. Hai bàn tay queo quặp vào trong. “Sinh con ra, nhìn thấy con cả nhà đều khóc. Không biết bao nhiêu lần bế con trong tay mà nước mắt tui cứ thi nhau rơi. Vì con tui cũng có hai đôi tay mà không khi nào sờ được mẹ như con người ta”, bà Hoa nghẹn giọng.

Đến tuổi biết đi, thì Sơn chỉ biết bò hay dùng hai khủy tay bám vịn vào bất cứ chỗ nào để mon men đi. Cứ ngã, Sơn lại tiếp tục tập đi. Rồi những bước đi đầu tiên chập chững trước sự vui mừng của bố mẹ, dẫu muộn màng hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Ông chủ xưởng mộc Mạnh Dũng - anh Lê Hồng Sơn
Ông chủ xưởng mộc Mạnh Dũng – anh Lê Hồng Sơn

Hơn 6 tuổi, thấy bạn bè quanh nhà đi học, đi học gọi “Sơn ơi đi học”, cậu bé Sơn rất thích. Nhìn các bạn tíu tít cặp sách đến trường, Sơn xin bố mẹ cho mình được đi học như các bạn.

Thương con, bố Sơn bảo cậu ráng đợi vài năm, đi học cùng em, có gì em chở đi học nâng đỡ lẫn nhau.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã từng gửi thư khen về ý chí và nghị lực của anh Lê Hồng Sơn
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã từng gửi thư khen về ý chí và nghị lực của anh Lê Hồng Sơn

Thế là 2 năm sau, Sơn cùng em trai cắp sách đến trường. Con đường đi học gian nan vô cùng. Mỗi lần đi học, do em trai nhỏ người, đường đi lại lắm khe, suối, hai anh em không biết ngã bao nhiêu lần. “Nhiều khi ngã xuống mương, ướt hết quần áo, 2 anh em lại bồng bế nhau về thay”, anh Sơn hình dung lại chặng đường tuổi thơ đi học đầy gian nan của mình.

Khó khăn chưa dừng lại ở đó, để tập viết, Sơn đã phải nỗ lực rất nhiều. Bàn tay không thể cầm bút, Sơn phải dùng chân. Nhưng để chân kẹp được bút, bố Sơn phải dùng một chiếc dây chun buộc vào chân để viết. Nhưng chiếc dây buộc chặt làm nghẽn mạch máu khiến Sơn bị tê chân, lắm lúc chuột rút không thể viết được.

Đôi chân kỳ diệu của người đàn ông khuyết tật
Đôi chân kỳ diệu của người đàn ông khuyết tật

Cậu học trò lớp 1 về nhà tự mò mẫm làm một chiếc nẹp bằng tre, rồi nẹp nhôm và cuối cùng là một chiếc giá bằng sắt làm điểm tựa để viết chữ. Từ sự cải tiến của Sơn, dẫu nét chữ chưa được đẹp nhưng đã bắt đầu hiện lên trên giấy rõ ràng, đều và nhanh hơn.

Trong suốt mấy năm học, dù nắng hay mưa cậu bé Lê Hồng Sơn đều cần mẫn đến trường trước sự ngưỡng mộ và thán phục của thầy cô, bạn bè.

Đến lớp 10, do điều kiện gia đình khó khăn, Lê Hồng Sơn quyết định nghỉ học để rẽ sang một con đường mới – học nghề.

Ông chủ xưởng mộc dạy nghề bằng chân

Ngay từ khi còn đi học, Sơn đã được biết về nghề mộc nhờ bố.

Sau khi nghỉ hưu, với chút tay nghề làm mộc, bố Sơn đã làm một số đồ mộc cho gia đình. Sơn cũng nhìn bố mày mò học theo.

Thiếu thước kẻ, Sơn tự về làm thước, làm bảng… Từ những thứ đơn giản ban đầu, Sơn quyết định theo học nghề mộc. Anh chia sẻ suy nghĩ của mình: “Lúc đầu chỉ làm cho vui nhưng rồi lớn lên mình nghĩ đã có cái chữ để giao tiếp rồi thì cũng phải biết cái nghề để mà kiếm sống. Từ suy nghĩ đó mình quyết tâm phải học bằng được nghề mộc”.

Tứ chi không lành lặn, nhưng đôi chân anh thành thạo như một người thợ lành nghề lâu năm
Tứ chi không lành lặn, nhưng đôi chân anh thành thạo như một người thợ lành nghề lâu năm

Nghề mộc vốn khó khăn đòi hỏi sự khéo léo, đối với người khuyết tật như anh Lê Hồng Sơn còn khó gấp bội.

Nhiều sản phẩm ban đầu vứt đi nhưng anh Sơn vẫn không nản chí. “1 lần không được thì mình bỏ làm lần 2, lần 3. Người bình thường làm 1 thì mình làm 10 để theo kịp, làm nhiều để biết mình sai ở đâu để sửa chỗ đó”.

Trong gần 7 năm qua, anh Lê Hồng Sơn đã đào tạo nghề cho khoảng 100 học viên có cùng hoàn cảnh
Trong gần 7 năm qua, anh Lê Hồng Sơn đã đào tạo nghề cho khoảng 100 học viên có cùng hoàn cảnh

Đầu tiên là từ dụng cụ làm mộc, Sơn cũng tự sáng chế cho mình những dụng cụ khác với người bình thường. Cái thì thêm dây, cái thì thêm nẹp… để cho đôi chân của mình làm việc dễ dàng hơn.

Rồi những vật dụng hoàn thiện đầu tiên ra đời, trong niềm vui của Sơn. “Lúc ấy, mình cảm thấy mình còn có thể làm được nhiều đồ dùng khác nữa. Càm thấy kiếm được một nghề trong tay đối với người như mình mừng lắm”, anh Sơn vui vẻ.

Học được nghề, anh Sơn về nhà mở xưởng. Năm 2008, từ nguồn vốn vay và được hỗ trợ, anh mạnh dạn mở doanh nghiệp với tên gọi “Mạnh Dũng” lấy từ tên 2 cậu con trai của mình.

Tổ ấm của gia đình anh Lê Hồng Sơn
Tổ ấm của gia đình anh Lê Hồng Sơn

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho mình, hàng năm anh còn đào tạo nghề cho hàng chục người khuyết tật. Trong gần 7 năm qua, đã có hơn 100 học viên được đào tạo nghề tai đây. Một số đã đi làm tại các địa phương khác, số còn lại không có điều kiện đi xa được nhận làm việc lâu dài tại xưởng.

Hiện nay, tại doanh nghiệp của mình, nguồn đầu ra của anh khá ổn định. Do sản phẩm bảo đảm, uy tín,giá thành hợp lý nên nhiều cơ sở đặt mua lâu dài.

“Mình cũng có hoàn cảnh như các bạn ở đây nên mình rất hiểu và thông cảm. Mong muốn của mình là có nguồn vay, hoặc hỗ trợ về máy móc mở rộng mô hình tạo việc làm cho nhiều người khuyết tật, để họ là có thể tự kiếm sống nuôi mình không trở thành gánh nặng xã hội”, anh Sơn tâm sự.

Theo Dân tri

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận