Tin mới
1
Nam sinh tử vong dưới hố công trình
Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn
5
'Chiến binh' 4 tuổi vượt qua ung thư
Bé Cơ, 4 tuổi, trải qua 8 tháng chiến đấu với bệnh ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn, nay hồi phục kỳ diệu sau ca ghép tế bào gốc
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Nam sinh tử vong dưới hố công trình

Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn

Đô thị thông minh: Chiếc đũa thần có giúp Sài Gòn hết kẹt xe và ngập?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-11-29 08:11

Thành phố thông minh có phải là chiếc đũa thần giải quyết những vấn đề đô thị được tạo nên sau hàng chục năm phát triển thiếu lành mạnh của TP.HCM?

Đề án thành phố thông minh được UBND TP.HCM công bố với nhiều hứa hẹn sẽ làm cả người dân và chính quyền “đỡ giật mình” hơn. Dựa trên cơ sở dữ liệu, hệ thống sẽ đưa ra những cảnh báo sớm về tình trạng kẹt xe, ngập nước. 

Bao giờ hết kẹt xe, ngập nước?

Từng là người phụ trách lĩnh vực khoa học công nghệ của thành phố, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ nhiều kỳ vọng vào thành phố thông minh. Ông cho rằng TP.HCM - nơi đầu tiên trong cả nước thực hiện đề án là hoàn toàn đúng bởi đây là thành phố tích tụ nhiều bức xúc nhất.

“Người dân hỏi bao giờ hết kẹt xe, bao giờ hết ngập nước? Có trả lời được không? Chúng ta chưa trả lời được vì dự báo chưa sát và chưa mô phỏng được”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói.

Ông Nhân cho rằng bản chất làm đô thị thông minh là để "bớt giật mình" vì mọi thứ dự báo được. “Dự báo không tính bằng tay được, phải dùng máy tính, phần mềm”, ông Nhân nhấn mạnh.

Do thi thong minh: Chiec dua than co giup Sai Gon het ket xe va ngap? hinh anh 1
Thành phố thông minh có thể đưa ra dự báo nhưng đến bao giờ hết kẹt xe ngập nước vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Ảnh: Tùng Tin.
Ông Nhân kỳ vọng thành phố thông minh có thể tác động đến những lĩnh vực cụ thể như chôn lấp rác, tăng số lượng rác tái chế và giảm chôn lấp. Bên cạnh đó, hệ thống cảm biến không khí cho phép dự báo mức độ sạch của môi trường sống.

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, bốn mục tiêu mà đề án đặt ra là: TP cần phát triển kinh tế cao và bền vững. Môi trường sống của người dân phải tốt, hạ tầng, chất lượng không khí. Bản thân người dân phát huy tối đa quyền giám sát chính quyền của mình.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong gọi thành phố thông minh là luồng gió mới, là giải pháp phát triển phi truyền thống để nâng cao tăng trưởng cho thành phố. Theo ông Phong, thành phố thông minh cùng với những cơ chế đặc thù mà Quốc hội vừa thông qua chính là động lực phát triển mới.

Cả Sài Gòn trong chiếc điện thoại

Để thực hiện thành phố thông minh, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến nói rằng người dân cần làm quen với điện thoại thông minh để biết được các cảnh báo chống ngập, kẹt xe hay tình hình giao thông. Người dân phải tương tác với chính quyền để xây dựng thành phố thông minh.

“Tất cả mọi tiện ích chỉ nằm gọn trong chiếc điện thoại. Không thể nói rằng mình không biết dùng điện thoại thông minh, vì cháu bé 3 tuổi đã biết dùng”, ông Tuyến nói.

Do thi thong minh: Chiec dua than co giup Sai Gon het ket xe va ngap? hinh anh 2
Người dân có thể truy xuất được "quê quán" của từng loại thực phẩm. Ảnh: Lê Quân.
Với giao thông thông minh, người dân sẽ sử dụng vé điện tử cho cả loại hình giao thông công cộng như xe buýt, metro. Một bản đồ xe buýt được gọi là busmap có tính tương tác với người dùng cũng nằm gọn trong chiếc điện thoại. 

Theo Phó chủ tịch UBND TP, điều tra mới nhất cho thấy 82% người dân thành phố dùng điện thoại thông minh. Từ đó, những người thực hiện dự án đặt mục tiêu phấn đấu 100% người dân đang dùng điện thoại thông minh sử dụng 1 phần mềm tiện ích.

Khi nói về việc tích hợp thông tin đô thị và cơ chế bảo mật của nó, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng dù có thể mua nhưng công nghệ tiên tiến nhất thì người Việt Nam phải tự thực hiện phần việc này cho mình. Đó là cách để bảo vệ thông tin của thành phố, tránh bị các đối thủ sao chép và khai thác. “Thành phố phải có 'đám mây' của mình”, ông Nhân nói.

Do thi thong minh: Chiec dua than co giup Sai Gon het ket xe va ngap? hinh anh 3
Những người trẻ ở TP.HCM đang bỏ nhiều thời gian để trải nghiệm "cuộc sống mạng". Đồ hoạ: Minh Trí.
Tiến tới, TP.HCM sẽ xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh. Trung tâm là nơi sẽ tổng hợp tất cả các nguồn thông tin, dữ liệu hàng ngày của thành phố trên tất cả các lĩnh vực, qua đó giúp ứng cứu, xử lý tình huống.

Ngoài ra, Trung tâm An toàn thông tin sẽ đảm bảo an toàn thông tin mạng, đánh giá rủi ro, giám sát, phát hiện tấn công, cảnh báo sớm, ngăn chặn kịp thời và ứng cứu các sự cố liên quan đến an toàn thông tin cũng như an toàn cho các hệ thống thông tin và các hệ thống tự động hoá, hệ thống giám sát, điều khiển các cơ sở hạ tầng, dữ liệu trọng yếu của TP.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá những người trẻ ở TP.HCM đã thực sự sống trên mạng. Ở đó, họ kết bạn, học tập và tìm kiếm các cơ hội cho cuộc đời mình. “Không gian mạng để mỗi người sống trên đó là một nguyên tắc của đô thị thông minh. Lớp trẻ hiện nay đã ở trên mạng rồi”, ông Nhân bày tỏ.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...