Tin mới
1
Nam sinh tử vong dưới hố công trình
Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn
5
'Chiến binh' 4 tuổi vượt qua ung thư
Bé Cơ, 4 tuổi, trải qua 8 tháng chiến đấu với bệnh ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn, nay hồi phục kỳ diệu sau ca ghép tế bào gốc
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Nam sinh tử vong dưới hố công trình

Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn

Đỉnh lũ tại Ninh Bình vượt mốc lịch sử trong 32 năm

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-10-13 12:10

Nước lũ dâng cao và áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên hành bão nên Thủ tướng yêu cầu các tỉnh phía Bắc cùng bộ, ngành tập trung ứng phó thiên tai.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký công điện gửi các bộ, ngành Trung ương và 17 tỉnh, thành về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ.

Theo công điện, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh, những ngày qua tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã có mưa lớn trên diện rộng, kéo dài, gây sạt lở đất, lũ lụt, khiến nhiều người chết và mất tích. Thiên tai đã gây thiệt hại nặng về tài sản, hạ tầng tại một số địa phương, đặc biệt là Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa và Nghệ An.

Tại Ninh Bình mực nước lũ trên sông Hoàng Long ở Bến Đế đã vượt mức lũ lịch sử năm 1985. Địa phương đã di dời dân, sẵn sàng xả lũ vào vùng Nho Quan, Gia Viễn để bảo vệ đê.

Dinh lu tai Ninh Binh vuot moc lich su trong 32 nam hinh anh 1
Làng Bùi Xá, thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ, Hà Nội), xung quanh không còn nhìn thấy đường đi. Ảnh: Vũ Minh Quân.

Hiện, áp thấp nhiệt đới gần biển Đông đang di chuyển nhanh về phía đất liền, có khả năng mạnh lên thành bão. Trong những ngày tới, lũ hạ lưu một số sông còn ở mức cao, thiên tai có thể diễn biến phức tạp nên người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các địa phương phải tiếp tục theo dõi, chỉ đạo ứng phó với mọi tình huống, đề phòng xảy ra sạt lở đất.

UBND các tỉnh bị ảnh hưởng, thiệt hại do đợt mưa lũ, nhất là Ninh Bình, Hoà Bình, Yên Bái, Thanh Hóa phải huy động lực lượng và phương tiện tập trung tìm kiếm những người còn mất tích; chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương hỗ trợ, cứu chữa người bị thương; lo chu đáo việc mai táng những nạn nhân không còn người thân thích; tổ chức cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nhu yếu phẩm, không để người dân bị đói; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa hoặc phải di dời. Bảo vệ hệ thống đê điều, hồ đập, nhất là các khu vực xung yếu.

Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn với các bộ, ngành liên quan hết hợp với công an, quân sự triển khai lực lượng, phương tiện để hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo kiểm tra khắc phục giao thông trên các tuyến quốc lộ, đường sắt; hỗ trợ các địa phương khắc phục các điểm bị sạt lở.

Bộ Y tế chỉ đạo lực lượng cứu chữa miễn phí đối với những người bị thương; hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân bảo đảm vệ sinh môi trường sau khi lũ rút và tại các khu vực bị sạt lở, lũ quét, khôi phục cơ sở khám chữa bệnh bị thiệt hại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mưa lũ, chỉ đạo triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi, tập trung khắc phục nhanh các sự cố đê điều, hồ đập, tiêu úng bảo vệ sản xuất, có phương án chuẩn bị giống cây trồng, vật nuôi để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau lũ...

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...