Tin mới
5
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Ảnh

sunwin | sunwin

Đằng sau những chiếc bánh thơm ngon là cô chủ khuyết tật nhiều ý chí

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-05-02 02:05

Hẳn bạn đã từng khó chịu khi ăn phải miếng bánh bông lan còn sót lại ít mảnh vụn trứng, bạn không hài lòng khi bánh không thể đáp ứng ngay thời điểm bạn yêu cầu, nhưng khi biết người phụ nữ làm ra nó đã khó khăn thế nào chỉ với một cánh tay, hẳn bạn sẽ cảm thông.

Chị là Trần Nguyệt Kiều (1969), sinh ra vốn là một đứa trẻ bình thường nhưng căn bệnh sốt bại liệt năm 6 tuổi đã khiến chị trở thành một người khuyết tật vĩnh viễn. Gia đình nghèo, bệnh viện ở xa, lúc đưa đến bác sĩ chị đã hôn mê, tay chân phải co quắp chỉ còn thở thoi thóp. “Lúc tỉnh dậy, tôi không thể đi đứng nói năng, qua nhiều năm tập vật lí trị liệu mới có thể nói lại bình thường nhưng tay phải chân phải hoàn toàn không thể cử động” – chị Kiều nhớ lại.


Di chứng căn bệnh sốt bại liệt đã khiến chị liệt một nửa thân người.

Tập sống với nghịch cảnh: từ cầm đũa muỗng, cầm viết, cầm dao… chị đều bắt đầu với tay trái. Việc di chuyển chủ yếu trông cậy vào chân trái tạo sức kéo chân phải theo. Chỉ có thể đứng trụ với một chân nên dù là hòn sỏi nhỏ chị cũng vấp té lăn cù, việc bước lên cầu thang còn gian nan gấp bội. “Còn nhớ lúc học lớp 5 đi vào gần sát cửa lớp mà vấp phải rãnh nước té ướt hết người. Ấy vậy mà tôi quay về nhà thay quần áo rồi đến lớp chứ nhất định không nghỉ học” – chị Kiều kể lại.

Ngày xưa đi học nhiều khó khăn, bút máy Hồng Hà là thứ tôi ao ước. Tình cờ phát hiện ngòi bút ai đánh rơi. Mừng lắm, nhưng nghĩ lại mình cũng đâu đủ tiền mua cán viết gắn vô. Sẵn cây đu đủ ngoài vườn, tôi vót thân đu đủ cho vừa với ngòi, thế là “bút độc quyền” của tôi ra đời từ đấy” – chị Kiều hào hứng kể lại.

Khuyết tật khiến chị không được cha thừa nhận, thậm chí là mang mặc cảm người thừa. Cuộc sống quanh quẩn từ gian hàng tạp hóa nhỏ với dăm ba ngàn tiền lời nhờ vào bán từng gói bánh, cái kẹo trong con hẻm ở đường Nguyễn Thị Định, quận 2, TP.HCM, đôi lúc chị chạnh lòng tự hỏi, cuộc sống mình sẽ mãi như thế sao?


Nghề bán bánh bông lan đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc sống chị Kiều.

Rồi ước mơ dần hình thành, chiếc máy nướng từ người chị ruột đã giúp chị mở ra cơ hội mới. Sẵn nghề làm bánh của bà ngoại, chị tập tành những bước đi đầu tiên: “Bà của tôi trước đây là thợ làm bánh, ngày còn nhỏ cứ tò tò theo bà vào bếp hỏi han đủ việc, nhiều khi bị bà đuổi lên nhà trên, được một xíu rồi cũng tìm xuống” – chịKiều nhớ lại.


Từ nghề bánh của bà, chị mày mò học hỏi kinh nghiệm để tạo nên chiếc bánh bông lan mang thương hiệu "Chị Kiều".

Một người bình thường làm ra một chiếc bánh bông lan ngon không phải chuyện dễ, với một người khuyết tật như chị lại khó khăn trăm bề. Chỉ riêng công đoạn tách lòng trắng lòng đỏ là cả quá trình luyện tập. “Ban đầu, tôi đập trứng vào tô rồi mới dùng muỗng vớt lòng đỏ ra. Tuy nhiên mảnh vụng vỏ trứng rơi vãi khắp tô. Tôi phải nghiên cứu tìm cách làm mới”. Và rồi với một tay, chị dùng ngón tay ấn vào vỏ trứng tạo khe nứt nhỏ để lòng trắng chảy hết ra tô, phần lòng đỏ còn lại cho vào tô bên cạnh.


Để tách được trứng như ngày hôm nay chị phải mất hàng tháng trời luyện tập.

Những công việc tưởng chừng đơn giản như đeo bao tay, cắt sữa cho vào bột, đổ bột vào khuôn… với chị Kiều đều là thử thách. Người bình thường sẽ dùng tay trái cầm khuôn bánh, tay phải múc bột cho vào. Từ trở ngại bản thân, chị nghĩ ra cách cưa bỏ cán của ca nhựa rồi đổ bột từ vòi ca ra khuôn. Có thế chị mới tiết kiệm được thời gian.


Để phù hợp với điều kiện bản thân, chị sáng tạo nên những cách làm mới.

Những khách hàng đầu tiên của chị chỉ là bà con hàng xóm, là bạn bè ăn thử rồi giới thiệu nhau mua. Cũng có lúc chị mang bánh ra chợ, nhưng chỉ với một tay, mọi thao tác đều chậm chạp. Tay bận quạt than, thì tay đâu chị gói bánh, thối tiền, không khéo bánh ra lò còn bị khê, chẳng ai mua. Được vài hôm, chị lại thôi. Từ đó, chị tìm đến cách bán mới: bán bánh online.


Dù chị không có điều kiện quảng bá, nhưng khách hàng vẫn ưa chuộng bánh của chị bởi chất lượng và tâm huyết chị gửi gắm.

Ban đầu, facebook là điều hoàn toàn xa lạ, cách tạo thế nào chị phải nhờ mọi người xung quanh, thay vì đăng hình lên chị lại xóa sạch. Hôm sau chị phải nhờ những đứa nhỏ trong xóm làm lại từ đầu.  Có trang cá nhân, chị mới phát hiện ra mình thiếu máy chụp ảnh. Bánh làm ra cũng chẳng có phương tiện để chụp ảnh đăng lên. Cũng nhờ chòm xóm cảm thông nhường lại cho chị chiếc điện thoại cũ. Nhờ thế, tiệm bánh online của chị ra đời ngót nghét 3 năm nay.

Mỗi chiếc bánh bông lan có giá trung bình 5.000 đồng tùy loại: socola, trà xanh, bông lan trứng muối hay bánh bông lan thông thường. Trừ đi mọi chi phí: nguyên liệu, giấy lót khuôn, tiền hộp và cả tiền thuê xe giao hàng… thì mỗi chiếc bánh chị lời 1.500 đồng. 1.500 đồng là chưa kể bao công sức, bao giọt mồ hôi của người phụ nữ khuyết tật, là những đêm thức trắng quần quật làm để kịp sáng hôm sau giao bánh. Có thể chiếc bánh không mấy đặc biệt, không đa dạng chủng loại như những hàng quán khác, nhưng ít ai hiểu người phụ nữ làm ra nó đã nỗ lực biết nhường nào.


Mỗi chiếc bánh là tâm huyết của người phụ nữ bị liệt nửa thân người.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận