Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Đắng cay phận đời du mục

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-06-04 01:06

Nay đồi này, mai đồng kia, những phận đời du mục quanh năm lăn lóc theo những đàn dê, cừu. Trong cái nắng bỏng rát ở chảo lửa Ninh Thuận, đi đâu cũng gặp những phận đời du mục nhọc nhằn, khốn khổ.

Mới 13 tuổi nhưng cháu Nạo Văn Sáng, thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đã trở thành trụ cột gia đình. Nhà Sáng có 4 anh em, cháu là con cả. Không như các gia đình khác trong xã, nhà nào cũng có đàn dê, cừu, bò cả trăm con thì nhà Sáng không có lấy một con. Suốt 10 năm qua, mẹ Sáng “bận” đẻ nên phải ở nhà nuôi con nhỏ. Chỉ có bố và Sáng đi chăn bò mướn (thuê) nuôi cả gia đình.


Một mình Sáng chăn đàn bò 80 con

Sáng năm nay học lớp 6, trước đây một buổi Sáng đi học, một buổi về chăn bò cùng bố. Thời điểm này đang được nghỉ hè nên Sáng thay bố chăn bò từ sáng đến tối. Ngày nào cũng lùa bò ra đồng từ 6h sáng, đến chiều muộn lùa bò về. Ninh Thuận đang đối mặt với những ngày nắng hạn khủng khiếp nên các đồng cỏ gần như cháy trắng, do vậy việc chăn bò cũng trở cực khổ. Thiếu cỏ đàn bò chạy lung tung mỗi con một hướng. Đàn bò Sáng chăn thuê lên đến 80 con, dường như không một phút nào cậu bé được nghỉ ngơi.

Giữa trưa, cũng là lúc nắng lên đến đỉnh điểm nhưng những người chăn bò thuê như Sáng vẫn phải rang mình giữa những cánh đồng trắng hếu, gió thổi bụi bay mịt mù. “Cháu liên tục phải chạy lùa đàn bò. Nếu không bò chạy lung tung rồi mất là ông chủ bắt đền”, Sáng nói.


Giữa trưa, nắng như đổ lửa nhưng Sáng vẫn phải lăn lóc cùng đàn bò giữa cánh đồng mênh mông

Vẫn may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ chăn mướn khác, là Sáng vẫn được đến trường. Chúng tôi bắt gặp cậu bé Măng Sơ (12 tuổi) người RagLai chăn đàn cừu 150 con, trên đỉnh đèo Cậu, thuộc ngọn núi Hòn Dài, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. Mỗi năm Sơ được chủ trả 15 triệu đồng. Bữa cơm hàng ngày được chủ lo, áo quần năm vài bộ. Ba năm theo chân con cừu đi trên vùng bán sơn địa, nắng gió bỏng rát đã khiến làn da của Sơ đen sạm. Mỗi ngày, Sơ thức dậy từ 5 giờ sáng và theo đàn cừu đến 4 giờ chiều về chuồng.

Gia có 5 anh em, cháu là con đầu. Trước ba mẹ Sơ chăn cừu thuê ở Bác Ái nhưng do chủ làm ăn thua lỗ nên cả gia đình về đây tìm ông chủ mới. Ngày ở Bác Ái, Sơ được ba mẹ cho đến trường nhưng từ khi về Hòn Dài thì tiền chẳng có, đang học lớp 2 nhưng Sơ phải nghỉ học theo ba mẹ chăn cừu thuê, khi lên 10 tuổi thì được chủ thuê chăn đàn cừu này. Hiện gia đình chăn 2 đàn cừu, Sơ chăn một đàn, còn ba mẹ và em trai Sơ đi chăn một đàn cừu khác.


Bỏ học sớm, đi chăn cừu thuê, Sơ được trả 15 triệu đồng/năm

Cũng trên ngọn núi Hòn Dài còn có em Hồ Văn Lành (14 tuổi) chăn 19 con bò. Lành cũng học đến 2 thì ba mẹ bắt nghỉ học. Trước đây Lành chăn cừu ở trên núi Hòn Dài nhưng vì làm mất 1 con cừu nên chủ không thuê Lành nữa. Giờ Lành được thuê chăn bò, mỗi năm ông chủ trả 5 triệu đồng, cơm nước, áo quần chủ nuôi.


Cậu bé Lành được trả công 5 triệu đồng/năm

Cùng chăn bò với Lành là em Thành Ngọc Tú (13 tuổi, dân tộc Chăm) chăn đàn bò 30 con, mỗi năm chủ trả 10 triệu đồng. Đang học lớp 3 thì cha mẹ bắt nghỉ học đi chăn bò thuê. Gia đình Tú có 5 người, ngoài Tú chăn bò, thì ba và mẹ chăn một đàn cừu 300 con ở trên núi Hòn Dài. Mỗi năm Tú được 10 triệu đồng, còn ba mẹ được trả 15 triệu đồng cộng với 30 triệu đồng tiền bán phân.


Tú chăn bò cũng được trả mỗi năm 5 triệu đồng

Chị Pô Pô Thị Lan (dân tộc Chăm), quê ở thôn Thanh Dũ, xã Phước Trung, huyện Bác Ái cùng chồng và 2 con nhỏ Pô Pô Tùng (8 tuổi) và Pô Pô Hùng (10 tuổi) lên xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn chăn cừu thuê. Trước đây, ba mẹ chị Lan cũng từng chăn cừu thuê, chị nối nghiệp từ khi còn nhỏ. Chị Lan cho biết, vợ chồng chị từng lên Tây Nguyên làm thuê nhưng không đủ ăn. Khi sinh đứa con đầu Pô Pô Hùng, anh chị dắt nhau về đây chăn thuê cừu, bắt đầu cuộc sống du mục. Cả chị Lan và chồng đều mù chữ, đến nay 2 đứa con của chị bám theo chân cừu mà chẳng được học hành.


Nhà chị Lan có 3 đời làm nghề chăn mướn

Gia đình chị Lan chăn cừu được ông chủ trả tiền công 15 triệu đồng/năm, với điều kiện cừu ăn phải no, mất con nào phải đền cho chủ con đó. Cộng với số tiền mỗi tháng chị bán phân cừu được 2 triệu đồng nữa. Tổng thu nhập gia đình chị gần 40 triệu đồng/năm.


Không được đến trường, 8 tuổi cậu bé Pô Pô Tùng đã "nối nghiệp" ba mẹ

Nghề chăn mướn rất cực khổ, nhất là vào thời điểm hạn hán như hiện tại. Đàn gia súc vì thiếu nước uống, thức ăn nên thường chạy lung tung. Tại xã Phước Nam, đàn gia súc đang phải di cư đến các xã khác để tránh nóng. Gia súc đi, người chăn mướn cũng đi cùng. Ăn cùng, ở cùng đàn gia súc trong những chiếc lều tạm bợ giữa đồng. Có khi cả tuần, cả tháng những “du mục” mới được trở về nhà. Cuộc sống lang bạt nay đây mai đó cứ bám chặt vào cuộc đời du mục.

Theo phunuvietnam.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận