Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Dân rao bán 1,7 m2 đất ở đường đắt nhất thủ đô

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-05-12 02:05

Ông Nguyễn Phương Châm vừa viết lên tường nhà dòng thông tin rao bán 1,7 m2 đất (dài 10,08 m, rộng 14 cm) mặt tiền đường mới mở Nguyễn Văn Huyên (quận cầu giấy).

Tại sao có chuyện rao bán thửa đất “siêu mỏng” này?

Bán cho nhau để hợp khối

Thửa đất 1,7 m2 của gia đình ông Nguyễn Phương Châm (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là chút ít còn lại của diện tích 60,2 m2 trước khi mở đường. Ông Châm cho biết khi mở đường, gia đình bị thu hồi 58,5 m2, diện tích còn lại 1,7 m2 có giấy tờ đầy đủ, có giấy xác nhận đóng dấu của phường, của ban quản lý dự án quận, tức là có đủ tư cách pháp nhân với thửa đất.

“Tôi đăng thông tin bán diện tích đất còn lại có chiều dài 10,08 m, chiều rộng 14 cm để ai muốn mua nhà phía bên trong thì cũng phải liên hệ mua phần còn lại của tôi. Còn về giá thì thỏa thuận như những gia đình đã chuyển nhượng hợp khối, nếu không có ai mua thì tôi làm đẹp lại phần diện tích để giữ đất thôi” - ông Châm nói. Phía trong thửa đất là nhà của những hộ dân khác.

Rao bán diện tích đất rộng 10,08m, sâu... 14cm ở đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Rao bán diện tích đất rộng 10,08 m, sâu... 14 cm ở đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Bà Lê Thị Tuyết, Tổ trưởng tổ 22 phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy), cho biết, sau mở đường gia đình bà chỉ còn diện tích hơn 37 m2, nhưng chiều sâu thửa đất đều chưa tới 2 m.

“Nếu làm nhà thì thành ra nhà mỏng và dài, vì vậy tôi và gia đình phía trong đã đồng ý hợp khối theo cách đổi 1 m2 đất mặt tiền lấy 4 m2 đất phía trong. Tôi đổi 9 m2 mặt tiền lấy 36 m2 phía trong” - bà Tuyết cho hay.

Theo bà Tuyết, sau khi mở đường đã có nhiều nhà hợp khối thành công, nhưng cũng có gia đình chưa thỏa thuận được với nhau. “Cái quan trọng trong hợp thửa, hợp khối là cả nhà có đất phía trong và nhà có đất phía ngoài cùng thiện chí muốn trao đổi. Khi thiện chí thì mới thỏa thuận được”, bà Tuyết chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng sau mở đường Nguyễn Văn Huyên, cá biệt có một số thửa đất có hình thù khó hợp khối, diện tích chiều sâu chưa đầy 1 m, chiều dài tới 4 - 5 m nhưng phía trước là đường mới, phía sau là ngõ đi chung. “Những chỗ đó không hợp khối được với ai nên đang giữ nguyên trạng” - bà Tuyết nói.

Không hợp khối thì giữ nguyên hiện trạng

Theo ông Trần Việt Hà - Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, trước khi mở đường Nguyễn Văn Huyên, các phòng chức năng của quận đã rà soát, nắm thông tin đối với các thửa đất có diện tích nhỏ cần vận động hợp khối, hợp thửa. Ông Hà cho biết, hiện sau mở đường, toàn bộ thửa đất không đủ diện tích xây dựng đều được quận chỉ đạo phường giữ nguyên hiện trạng. Số nhà xây mới có diện tích siêu mỏng, siêu méo là không có.

“Chủ trương của quận là làm công tác dân vận để các hộ gia đình hợp khối, hợp thửa nhà đất cho nhau. Các phòng chức năng sẽ là cầu nối, nhưng trong hợp khối, hợp thửa có nhà thực hiện được ngay, còn có nhà phải mất thời gian” - ông Hà cho hay.

Theo ông Hà, đối với những thửa đất có thể hợp thửa, hợp khối được với nhau, UBND quận cũng đã làm việc với Sở Xây dựng, tuy nhiên việc này cũng còn tùy thiện chí của các gia đình. Ông Hà cũng khẳng định với những thửa đất không đủ điều kiện xây dựng, quan điểm của quận là không xác nhận việc bán - mua mà giữ nguyên hiện trạng.

“Với những thửa đất có thể hợp khối, hợp thửa được, trong quá trình quản lý, các phòng chức năng của quận và phường vừa định hướng, vừa cung cấp thông tin để giúp các gia đình hợp khối, hợp thửa được với nhau” - ông Hà nói.

Liên quan đến những thửa đất “siêu mỏng” có mặt trước là đường mới mở, mặt sau là ngõ đi chung, theo ông Hà, dự kiến UBND quận sẽ thu hồi để sử dụng diện tích này mở rộng ngõ đi chung.

Theo Tuổi trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận