Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Dân làng chài nơi cơn bão số 10 tàn phá: Lo không có Tết

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-02-12 11:02

Hơn 5 tháng sau khi bị cơn bão số 10 - Doksuri quét qua, người dân làng chài ven biển xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn sống canh cánh trong nỗi lo mất Tết.

Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm mới Mậu Tuất. Thế nhưng ở làng chài ven biển thôn Nam Hải, Bắc Hải... ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lại thiếu vắng không khí vui tươi, nhộn nhịp mua sắm chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền cần có.

Những tiếng thở dài, vẻ ảm đạm, hiu hắt lẩn khuất trong mỗi mái nhà nơi từng bị cơn bão số 10 - Doksuri đi qua 5 tháng trước.

Bão vào đến cái giường cũng bị cuốn trôi

Chiều cuối năm, con đường đê dẫn vào giữa làng chài xã Cẩm Nhượng không còn cảnh ngổn ngang gạch đá, đồ đạc vương vãi như ngày bão vừa đi qua. Thế nhưng những dãy nhà cấp 4 dọc bờ đê không còn nguyên vẹn, nhiều căn nhà vẫn trong cảnh mưa dội nắng hắt, nền móng trống chưa được dựng, vết tích cơn bão đi qua còn quẩn quanh.

Dan lang chai noi con bao so 10 tan pha: Lo khong co Tet hinh anh 1
Vực dậy sau bão nhưng nhiều hộ gia đình vẫn chưa thể ổn định lại cuộc sống vì cơn bão đi qua để lại hậu quả quá nặng nề. Ảnh: Phạm Trường.

Phía cuối làng, người lớn, trẻ nhỏ hối hả dọn dẹp, sơn sửa lại nhà cửa đón năm mới. Trên khuôn mặt những người sống một đời với biển vẫn hiện rõ sự mệt mỏi. Nỗi lo âu về cái nghèo, cái khổ càng bám riết hơn sau ngày bão quét qua.

5 tháng rồi vẫn vậy, không thay đổi được nhiều. Dân làng thương nên cho mượn tạm chiếc giường về ngủBà Hoàng Thị Huệ

Thẫn thờ ngồi ở bãi đất trống trước sân hướng đôi mắt già nua ra biển, bà Hoàng Thị Huệ (69 tuổi, thôn Nam Hải) cho biết chỗ bà đứng trước là nền căn nhà ba gian của gia đình. Đợt bão vào, sóng biển dâng cao, căn nhà vốn mỏng manh đổ sập, nước cuốn phăng đồ đạc, không còn thứ gì.

“5 tháng rồi vẫn vậy, không thay đổi được nhiều. Nhà mất, đến cái giường cũng bị cuốn trôi, dân làng thương nên cho mượn tạm chiếc giường về ngủ. Nhà chưa xây lại được nên tôi dựng cái lều nhỏ ở tạm. Ngày thường thì ở lại được chứ còn mấy ngày nay, giường họ lấy đi nên tôi chuyển về nhà con trai ở. Nằm mãi thế này lạnh, mưa không ngủ được”, bà Huệ than thở.

Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng chưa bao giờ bà Huệ cảm thấy lo lắng và buồn rầu như vậy. Ít tài sản bao năm chắt chiu đã theo bão, theo sóng biển đi cả.

Trên khuôn mặt người phụ nữ gần 70 tuổi hiện rõ sự mệt mỏi, đôi mắt thâm quầng. Người đàn bà làng chài quay đi quẩn lại quanh chiếc lều tạm, lâu lâu lại châm hương thắp quanh bãi đất trống vốn từng là một căn nhà tuy nhỏ bé nhưng cũng đủ che mưa, che nắng rồi đăm chiêu suy nghĩ.

Dan lang chai noi con bao so 10 tan pha: Lo khong co Tet hinh anh 2
Bà Hoàng Thị Huệ (69 tuổi, thôn Nam Hải) còn nơm nớp lo sợ khi ai hỏi về cơn bão và nỗi buồn về cái Tết sắp đến. Ảnh: Phạm Trường.

“Nhìn người ta có nhà cửa đón Tết vui vẻ còn mình thì thế này. Tới cái tuổi này mà tôi chưa có lúc nào thấy tủi thân như thế. Không có nhà nên Tết đến cũng không biết đón ở đâu", bà Huệ nấc nghẹn, giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt nhăn nheo.

Đúng trên cái nền nhà cũ này, mấy hôm trước, bà con làng xóm đã tổ chức cho bà một bữa tất niên cuối năm.

Làng chài đón Tết buồn

Hơn 5 tháng sau khi cơn bão quét qua làng, dấu tích của sự tàn phá khủng khiếp vẫn còn hiện hữu. Người mất nhà cửa, kẻ trắng tay, đồ đạc bị cuốn đi mất. Dân làng canh cánh nỗi lo năm nay phải đón cái Tết buồn.

Chỉ có những đứa trẻ thôn chài vẫn vui vẻ, không lo nghĩ gì. Chúng nhảy múa, đánh bi, khoe nhau về bộ quần áo đẹp sẽ được bố mẹ mua cho để đi chơi Tết cùng chúng bạn.

Cố kéo tấm bạt mỏng lấy ít vật dụng còn kẹt lại trong căn nhà cấp 4 cũ nát, chưa được lợp lại mái ngói, bà Nguyễn Thị Điều (59 tuổi, thôn Nam Hải) mếu máo khi được hỏi về cái Tết cận kề.

Dan lang chai noi con bao so 10 tan pha: Lo khong co Tet hinh anh 3
Bà Nguyễn Thị Điều bên căn nhà mất nóc, đồ đạc trôi hết sau bão, đến giờ bà vẫn chưa thể vực dậy, sắm sửa lại mọi thứ. Ảnh: Phạm Trường.

“Tết đã có gì đâu chú. Tôi chả mong muốn gì hơn, chỉ mong nhanh chóng quay lại cuộc sống như trước mà khó quá. Nhà thì sập nát phải đi ở tạm nhà hàng xóm, đến bàn thờ cũng không có để mà thờ cúng ông bà tổ tiên nữa, nhiều lúc tuyệt đường cùng tôi lại hay nghĩ quẩn”, bà Điều thở dài mệt mỏi.

Tôi chả mong muốn gì hơn, chỉ mong nhanh chóng quay lại cuộc sống như trước mà khó quáBà Nguyễn Thị Điều

Những hàng nước mắt chảy dài, những quả tim bị bóp nghẹn, quặn đau trong mất mát mỗi khi có người nhắc về cơn bão đã cuốn làng chài Cẩm Nhượng ra biển. Hình ảnh làng xóm chìm trong biển nước, cả một vùng như bị bom mìn dội phá khiến người dân ở đây luôn sống trong nơm nớp lo sợ. 

“Nhắc đến cơn bão này không ai mà không khiếp sợ. Làng xóm tan hoang chưa khi nào tan hoang như thế, bão năm nào cũng có nhưng chưa bao giờ có cơn bão khủng khiếp đến thế. Gần Tết nhìn người người đi mua sắm mà tôi tủi thân lắm, chỉ biết chắt bóp để sửa lại căn nhà, có chỗ chui vào chui ra tuổi già”, bà Điều lặng lẽ.

Theo nghề biển và kinh doanh hải sản bao năm nay, nhưng thời điểm này biển động thuyền không thể ra khơi. Không có hàng, chị Nguyễn Thị Hà (49 tuổi, thôn Bắc Hải) đành ở nhà nấu mấy nồi rượu nếp bán cho khách để kiếm ít tiền mua sắm đồ dùng đón Tết.

Người mẹ của hai con kể chưa năm nào chị thấy khó khăn như năm này. Biển động không thể chạy hàng nên chẳng có tiền sắm Tết, mua quần áo mới cho các con.

“Năm nay buồn lắm chú à, gần hết năm mà cũng chưa có tiền mua đồ áo cho các cháu, đồ đạc trong nhà nước biển vào cuốn hết, giờ cũng không biết dọn hay mua sắm thế nào cho có Tết”, chị Hà buồn bã.

Người lớn có thể hiểu được sự khốn khó, nhưng con trẻ thì không. Năm nay, có những đứa bé không có Tết. Không đơn giản chỉ là không có tấm áo mới, thiếu miếng bánh chưng, mà việc thiếu vắng nụ cười hay sự nhẹ nhõm trong lòng của cha mẹ mới thực sự khiến những ngày cuối năm của chúng thêm nặng nề.

Ông Nguyễn Sỹ Huyền, Chủ tịch xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, cho biết chính quyền cùng người dân đã tích cực trong sửa sang lại nhà cửa sau cơn bão để người dân sớm ổn định cuộc sống. Dịp Tết, xã cũng rà soát điều kiện hoàn cảnh để có hỗ trợ, tặng quà Tết cho những hộ gặp khó khăn và thiệt hại nặng sau bão.

“Riêng 5 hộ nhà sập do bão, điều kiện không thể phục hồi, xã đã trình ý kiến lên huyện và đã tiến hành chọn mặt bằng nhà ở cho họ ở khu tái định cư và sẽ được triển khai trong thời gian tới”, ông Huyền nói.

 

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận