Tin mới
2
Ôtô lao xuống sông, tài xế tử vong
Điều khiển ôtô 5 chỗ lao xuống sông Sặt, đoạn qua TP Hải Dương, nam tài xế được nhiều người sơ cứu, đưa đi bệnh viện nhưng đã tử vong
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Ôtô lao xuống sông, tài xế tử vong

Điều khiển ôtô 5 chỗ lao xuống sông Sặt, đoạn qua TP Hải Dương, nam tài xế được nhiều người sơ cứu, đưa đi bệnh viện nhưng đã tử vong

Đại biểu Quốc hội: Các tỉnh cần lên phương án đón dân về

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-10-07 09:10
Ví von dòng người ùn ùn rời TP.HCM về quê giống như chiếc lò xo bị nén và đến giới hạn cuối cùng phải bung ra, ĐBQH Tạ Văn Hạ cho rằng các địa phương cần lên phương án đón dân về.

“Tổ chức đưa đón một cách có trật tự, an toàn, không gây ách tắc với trường hợp người lao động quyết tâm về quê” là thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính, được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn truyền đạt trong buổi họp báo Chính phủ diễn ra chiều 2/10.

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý các địa phương cần vận động người dân không di chuyển tự phát nhưng tình trạng người dân kéo nhau rời TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… để về quê vẫn luôn "nóng" trong những ngày qua.

Các tỉnh cần lập danh sách, đón người dân về từng đợt

Trao đổi với Zing về giải pháp đưa đón dân an toàn, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Tạ Văn Hạ (Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) nhấn mạnh việc cần sự phối hợp thống nhất, linh hoạt giữa các địa phương theo hướng “không phân chia ranh giới hành chính”.

“Người ta vẫn nói muốn giữ an toàn cho nhà mình thì phải giữ an toàn cho cả nhà hàng xóm, chống dịch cũng như vậy. Muốn địa phương mình an toàn, phải chung sức để giữ các địa phương lân cận an toàn”, ông Hạ ví von và giải thích lý do các địa phương cần thể hiện trách nhiệm chung trong vấn đề này.

Cac tinh can len phuong an don dan tro ve anh 2
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ cho rằng các địa phương cần có trách nhiệm chung trong việc đảm bảo để người dân về quê an toàn. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Hạ ví von dòng người ùn ùn rời TP.HCM về quê sau nhiều tháng giãn cách xã hội giống như chiếc lò xo bị nén và đến giới hạn cuối cùng phải bung ra.

“Người dân của các địa phương đến TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, hay Long An, là những nơi có nhiều khu công nghiệp để lao động. Vì dịch bệnh kéo dài, họ cũng đã tuân thủ các quy định chống dịch trong thời gian dài. Khi thành phố nới lỏng cũng là lúc họ quá mức chịu đựng, vì vậy, nhu cầu về quê của người dân là chính đáng”, đại biểu Tạ Văn Hạ nhấn mạnh đó chính là quyền con người, quyền công dân cần được đảm bảo.

"Muốn địa phương mình an toàn, phải chung sức để giữ các địa phương lân cận an toàn", đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ.

Ngoài thiếu thốn về vật chất, theo ông, nhu cầu về tinh thần của những người dân này cũng bị hạn chế và đè nén rất lâu, nên việc trở về quê là để giải phóng cho những nhu cầu ấy.

Vì vậy, vị đại biểu Quốc hội cho rằng trách nhiệm của chính quyền địa phương là có chính sách ứng phó phù hợp, chủ động.

“Các tỉnh phải nắm được lượng công dân của mình đang đi làm ở các địa phương lân cận và có nhu cầu trở về, lập danh sách, chuẩn bị điều kiện và có hướng dẫn công dân khi về quê cần tuân thủ biện pháp chống dịch như thế nào”, ông Hạ nhấn mạnh và nêu thực tế vừa qua, một số nơi còn bị động, lúng túng trong việc đón người dân trở về.

Dù chia sẻ với các địa phương khi nhiều nơi lo lắng lượng người hồi hương quá lớn có thể làm tăng nguy cơ lây lan dịch, gây thiếu hụt nguồn lao động ở các thành phố lớn, đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng lúc này cần đặt nhu cầu và quyền lợi người dân lên trên hết.

“Đã đến lúc sức chịu đựng của người dân đến ngưỡng nên các tỉnh, thành cần có giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện cho công dân của mình”, ông Hạ nói. Ông cảnh báo nếu không làm được điều này, người dân vẫn sẽ tìm cách về quê “chui” khiến chính quyền không thể kiểm soát, khi đó nguy cơ lây lan dịch bệnh còn cao hơn nhiều.

Ông Hạ góp ý các địa phương sau khi lên danh sách có thể tổ chức đưa đón công dân về theo từng đợt, xét nghiệm nhanh xong có thể cho người dân cách ly tập trung hay tại nhà.

Cac tinh can len phuong an don dan tro ve anh 3
Đoàn người có nguyện vọng về quê ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên... được lực lượng CSGT dẫn đường. Ảnh: Việt Linh.

Đặc biệt, ông Hạ lưu ý cần có sự chỉ đạo, thống nhất từ Trung ương đến địa phương để tránh tình trạng lúng túng, mỗi nơi làm một kiểu. Theo ông, chống dịch như chống giặc, và khi chống giặc thì mỗi địa phương phải có một sở chỉ huy. Trung ương cũng cần có sở tổng chỉ huy để chỉ đạo thống nhất, nhanh và quyết liệt nhất.

“Trung ương cần điều phối với tầm nhìn xa, dự báo tình hình tốt, không thể mỗi nơi đưa ra một quy định khác nhau. Tỉnh này cho về mà tỉnh kia không tiếp nhận thì người dân biết đi đâu”, ông Hạ đặt vấn đề.

Ông cho rằng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch có vai trò chỉ đạo xuyên suốt và kết nối giữa các địa phương, còn các tỉnh chủ động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để mọi công việc được thuận lợi.

Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương thống nhất, phối hợp với nhau

Đại biểu Quốc hội khóa XIV Lưu Bình Nhưỡng góp ý giải pháp cần làm ngay là Chính phủ, Thủ tướng có công điện gửi tất cả địa phương. Trong đó quán triệt hai vấn đề quan trọng: Một là tổ chức tiếp nhận người dân về quê an toàn, chu đáo; hai là các địa phương phối hợp với nhau trong suốt quá trình đó để tạo sự thống nhất.

"Nếu người dân kiên quyết về quê, các địa phương phải lên danh sách, lập kế hoạch giữa nơi dân đến, dân về và tỉnh dân đi qua, không để tình trạng dân nằm la liệt ngoài đường như vừa qua", ông Lưu Bình Nhưỡng.

Trước hết, theo ông Nhưỡng, các địa phương phải xây dựng kế hoạch đưa công dân trở về. Trường hợp nào còn khả năng trụ lại TP.HCM hay các tỉnh có khu công nghiệp thì đề nghị địa phương đó hỗ trợ an sinh thiết thực, đảm bảo nhu cầu sống để họ có thể trở thành nguồn lao động khi các địa phương phục hồi hoạt động sản xuất.

“Nếu người dân kiên quyết về quê, các địa phương phải lên danh sách, lập kế hoạch giữa nơi dân đến, dân về và tỉnh dân đi qua, không để tình trạng dân nằm la liệt ngoài đường như vừa qua. Rồi khi về địa phương cần xét nghiệm, phân loại và đưa người dân đi cách ly tập trung hoặc cách ly tại gia đình”, ông Nhưỡng góp ý.

Cac tinh can len phuong an don dan tro ve anh 4
Trên đường hồi hương, nhiều người dân phải trải áo mưa nằm bên vệ đường nghỉ ngơi sau quãng đường di chuyển quá dài. Ảnh: Việt Linh.

Để làm tốt việc này, ông cho rằng Chính phủ, Thủ tướng cần chỉ đạo các địa phương thống nhất, phối hợp với nhau. Nơi nào không nhận công dân phải chịu trách nhiệm.

“Quyền sống, quyền cư trú, đi lại của công dân được quy định trong Hiến pháp, các địa phương không thể tự cho mình quyền không tiếp nhận dân”, ông Nhưỡng nói và cảnh báo nếu không làm tốt, để công dân về chui thì việc kiểm soát sẽ khó hơn nhiều.

Theo ông Nhưỡng, TP.HCM chống đỡ đến thời gian này đã là một nỗ lực rất lớn, và hệ lụy về an sinh là không tránh khỏi. Chính vì điều này, nhiều công dân phải chấp nhận bỏ miền đất hứa, nơi từng là khát vọng đến của họ, để trở về quê.

Ông Nhưỡng cũng lưu ý TP.HCM và các tỉnh có nhiều công nhân làm việc trong khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… cần tính đến bài toán khủng hoảng nguồn nhân lực, vì khi số đông người lao động về quê, việc trở lại cũng không phải đơn giản.

Về mặt chuyên môn, PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Trưởng Khoa y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM) đề xuất các địa phương nơi người dân trở về cần tuyên truyền, vận động người dân tự giác cách ly, khai báo y tế và xét nghiệm.

Vị chuyên gia cũng góp ý các địa phương nên phân nhóm người về quê theo tiêu chí vaccine. Theo đó, với người đã tiêm vaccine hoặc được xét nghiệm âm tính có thể cho cách ly tại nhà, có giám sát và hướng dẫn.

Khi phát hiện F0 qua xét nghiệm cần sàng lọc theo nhóm tương ứng với ba tầng điều trị, tránh tình trạng người bệnh nặng thì nằm tầng dưới dẫn đến không đảm bảo hiệu quả chăm sóc, điều trị, còn người bệnh nhẹ thì lại chuyển lên tầng điều trị bên trên.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...