Tin mới
5
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
Ảnh

sunwin | sunwin

Cuộc đời của cụ ông sửa xe "mắt mờ tai điếc"

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-07-01 06:07

Nằm trên con đường phồn hoa nổi tiếng Bến Vân Đồn, gần nhà thờ Vĩnh Hội, ngày ngày vẫn có một cụ ông tuổi ngoài 80 lặng lẽ một mình nơi góc phố nhỏ hành nghề sửa xe gắn máy cũ.

Với chút đồ nghề cần thiết cụ đã hành nghề được hơn 5 năm nay, âm thầm lặng lẽ vá từng cái vỏ xe, bơm từng bánh xe để kiếm ít tiền trang trải gia đình.

Chuyện đời sóng gió của ông cụ sửa xe ở Bến Vân Đồn

Ông tên thật là Nguyễn Thành Đến, dù nay đã ngoài 80 nhưng sức khoẻ ông vẫn còn tốt lắm. Tuy nhiên ông Đến lại bị điếc nên mọi chuyện giao tiếp hoàn toàn qua cách viết lên giấy. Theo lời chú bán bún bò sát nhà ông thì ông Đến đã sửa xe ở Bến Vân Đồn này cũng ngót nghét 10 năm rồi.

Vì đã gắn bó qua lâu với tờ giấy, cái bút nên ông Đến đọc giỏi lắm. Suốt hơn 3 tiếng đồng hồ ngồi với ông, tôi đã được nghe ông kể về cuộc đời lắm những nỗi cơ cực mà chẳng ai có thể tưởng tượng ra nổi.

Đã 10 năm nay, ngày nào ông Đến cũng ngồi sửa xe bên góc đường Bến Vân Đồn
Đã 10 năm nay, ngày nào ông Đến cũng ngồi sửa xe bên góc đường Bến Vân Đồn

Với giọng nói "đơn đớt", khản đặc vì tuổi già nên cụ cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc nói. Nhưng chẳng vì thế mà cụ "nề hà" kể lại.

Theo dòng trí nhớ của mình, cụ kể rằng mình quê gốc Củ Chi, năm 18 tuổi do chạy giặc mà lưu lạc đến trường Lê Hồng Phong quận 5 bây giờ. Cũng bởi chuyến lưu lạc ấy mà cụ đã mất người thân của mình và đôi tai thì cũng bị điếc từ ấy. Vào Sài Gòn rồi, trải qua những chuỗi ngày dài vất vả, không biết làm gì để sống trong lúc đất nước còn lắm khó khăn nhưng cơ duyên đã cho ông được gặp người vợ của mình. Hai ông bà hợp ý và thấu hiểu nhau nên đã kết duyên thành vợ chồng, sống bên nhau hơn 60 năm mà không qua một cái đám cưới, đám hỏi chi cả. 

Từ lúc có vợ, ý chí phải trở thành người trụ cột vững chắc cho gia đình càng thôi thúc ông phải lao động để có tiền lo cho vợ cho con. Tuy bị điếc nhưng cụ học hỏi rất nhanh nên được nhận vào một nhà máy hàn điện. Tại đây, cụ được làm những công việc như hàn điện, gia công các thiết bị sắt nhôm, in vỏ bình gas. Làm ở đây được hơn 10 năm thì ông Đến chuyển qua làm cho một công ty phân bón vì sức khoẻ không còn đáp ứng được yêu cầu của chỗ làm cũ nữa.

Cụ Đến bị điếc, nên mọi giao tiếp đều qua việc ghi ra giấy, thế nhưng cụ đọc rất nhanh
Cụ Đến bị điếc, nên mọi giao tiếp đều qua việc ghi ra giấy, thế nhưng cụ đọc rất nhanh

Ở nhà máy phân bón, cụ Đến phụ việc phân loại sản phẩm và khuân vác. Nhớ lại quãng thời thanh xuân, gương mặt cụ Đến bỗng rạng rỡ, hào hứng lạ thường, đôi mắt tuy đã mờ đục, hằn in dấu vết của thời gian song vẫn không thể giấu nổi sự tự hào của chàng trai trẻ năm nào. Cụ tâm sự: "Tôi thích lao động lắm, vừa có tiền mà lại khoẻ người nữa, hồi trẻ cái gì tôi cũng mần được hết, tôi còn học hỏi rất nhanh". Câu nói lúc được lúc mất nhưng lại chất chứa cả một nỗi khát vọng, một niềm tin lao động không bao giờ tắt. 

Nhưng rồi niềm hân hoan ấy chợt trầm xuống, mặt cụ thoáng nét buồn rầu, cụ nói trong sự tiếc nuối: "Nhưng hơn chục năm rồi tôi không được đi làm nữa, đi đến đâu người ta cũng không nhận vì tuổi già rồi mà tôi còn bị tàn tật nên chỗ nào nó cũng ngại mướn". Và thế là cuộc sống của cụ trở nên bế tắc từ đó. 

Đồ nghề và tờ báo giấy là những thứ không thể thiếu
Đồ nghề và tờ báo giấy là những thứ không thể thiếu

Bình nước mát giúp xua tan cái nóng Sài Gòn theo chân ông Đến đi làm việc
Bình nước mát giúp xua tan cái nóng Sài Gòn theo chân ông Đến đi làm việc

Hồi trẻ làm được bao nhiêu tiền cụ Đến cũng lo cho vợ cho con, khi con lớn lại gây dựng sự nghiệp cho chúng. Nên đến lúc tuổi đã xế chiều cụ Đến cũng chẳng dư dả nổi. Có 5 người con, nhưng đứa nào cũng khó khăn nên chỉ phụ với cụ được chút ít. Hiện giờ cụ đang sống nhờ vào nhà của em vợ và hành nghề sửa xe để kiếm thêm ít tiền trang trải cuộc sống, sống qua ngày.

Khó khăn nối tiếp khó khăn, nỗi bất hạnh cứ mãi bấu víu lấy ông

Tưởng như ông Đến có thể yên phận sống cuộc đời không quá dư dả nhưng cũng đủ ăn thì bất hạnh lại ập xuống khi vợ ông bị ung thư vú, và phải mổ thì bà mới có thể qua khỏi.

Bao niềm vui, hy vọng của ông như vụt tắt khi hay tin người bạn đời của mình trong tình trạng nguy kịch. Thế rồi, ông chạy vạy khắp nơi, mượn đầu này, mượn chỗ kia, các con và gia đình vợ cũng phụ giúp để đủ tiền cho bà cụ đi mổ. 

Tính ông Đến nhiệt tình lắm, trò chuyện vô cùng cởi mở thân tình
Tính ông Đến nhiệt tình lắm, trò chuyện vô cùng cởi mở thân tình

Những tưởng sau khi trải qua cuộc phẫu thuật thì tình trạng của bà sẽ chuyển biến tốt hơn. Nhưng không phải vậy, do di chứng của cuộc phẫu thuật mà sức khoẻ của cụ bà ngày càng yếu, không ăn uống được chi hết. Tôi viết lên tờ giấy mấy hàng chữ ngắn gọn hỏi về sức khỏe của bà, ông đọc, thở dài, nét u buồn hằn rõ lên gương mặt của người đàn ông đã ngoài 80. Ông trả lời tôi bằng giọng khản đặc và nụ cười chua xót: "Chắc bà ấy thôi rồi con ơi, từ khi bị cắt một bên vú về tới giờ bà không ăn uống chi hết, sức khoẻ ngày càng yếu đi, giờ bà ốm như con khô mực và nằm chờ chết".

Hướng ánh mắt ra phía đường đang trải ngập nắng, ông đăm chiêu, đôi mắt mờ đục càng ánh lên một nỗi buồn vô tận, nỗi buồn cho những tháng ngày cơ cực, cho chuỗi những ngày dài bất hạnh và biết đâu là sẽ phải sống trong nỗi cô đơn...

Nhưng khi nhắc đến người bạn đời suốt mấy chục năm bên cạnh, cụ Đến không giấu nổi nỗi buồn trên gương mặt hằn in dấu vết của thời gian
Nhưng khi nhắc đến người bạn đời suốt mấy chục năm bên cạnh, cụ Đến không giấu nổi nỗi buồn trên gương mặt hằn in dấu vết của thời gian

Nguồn động lực khiến trái tim cụ ông luôn "ấm nóng"

Khổ là thế, vất vả là thế nhưng ông Đến không bao giờ để dòng đời "quật ngã" mình. Ông bảo: "Khổ thì khổ vậy chớ tôi không dám buồn, vì buồn thì mình dễ suy sụp mà khi tôi ngã rồi thì lấy ai chăm sóc vợ tôi". Câu nói chân chất, giản dị mà chất chứa biết bao tình cảm quý giá làm người khác không khỏi nao lòng. Nao lòng vì còn có cặp vợ chồng sống với nhau ngần ấy năm và lo lắng cho nhau đến vậy, một tình cảm khiến người ta không khỏi ngưỡng mộ và ghen tị.

Tôi tò mò hỏi cụ Đến lý do cụ bà chịu lấy ông và sống với nhau suốt mấy mươi năm, ông cười hiền bảo: "Chắc tại tôi hiền với khi đến với nhau thương nhau rồi hiểu nhau nên tôi với bà chả cần đám cưới chi hết mà vẫn bên nhau đến giờ". 

Đến với nhau chẳng một đám cưới, nhưng ông vẫn thương bà bằng một tình thương vô cùng lớn lao, vĩ đại
Đến với nhau chẳng một đám cưới, nhưng ông vẫn thương bà bằng một tình thương vô cùng lớn lao, vĩ đại

Và 5 người con chính là niềm tự hào lớn của ông
Và 5 người con chính là niềm tự hào lớn của ông

Nếu với ông Đến, vợ chính là chỗ dựa tinh thần thì 5 người con của ông lại là niềm tự hào và là sự an ủi của mình. Ông bảo: "Con tôi 5 đứa, tuy không làm ông này bà kia nhưng đứa nào cũng giỏi cả". Ông kể trong sự say xưa hào hứng: "Đứa này thì lái taxi, đứa kia thì bán rau bên chợ Cầu Ông Lãnh, còn đứa làm nhân viên lau dọn trong toà soạn báo. Tôi tự hào về tụi nó lắm, vì nó đã tự lo cho mình rồi", thế rồi nhắc đến người con trai lớn ông tiếc nuối: "Tôi sợ chắc tôi không kịp nhìn thấy thằng lớn nó lấy vợ quá, mà cũng thương nó vì tôi không đủ tiền để lo cho nó yên bề gia thất".

Khát vọng được lao động được giúp ích cho đời

Tôi hỏi rằng sao ông tuổi cao rồi mà vẫn còn chọn nghề sửa xe, sáng nắng chiều mưa, cực nhọc như thế này, nhưng ông chỉ lắc đầu trả lời trong một tràng cười sảng khoái: "Giờ già rồi, chỉ có nghề này là không kén mình thôi, với làm vậy vừa vui vừa có sức khoẻ mà còn có đồng ra đồng vô phụ giúp tụi nó, chứ ở không nhà hoài riết cũng sinh bệnh". Ông bảo cái nghề này tuy cực nhưng cũng giúp ông kiếm một ngày dăm ba đồng, đủ tiền lo cháo rau cho hai ông bà. 

Tuy tuổi đã xế chiều nhưng ngày nào không được ra nơi góc đường quen thuộc là ông Đến lại thấy buồn như thiếu đi một cái gì đó
Tuy tuổi đã xế chiều nhưng ngày nào không được ra nơi góc đường quen thuộc là ông Đến lại thấy buồn như thiếu đi một cái gì đó

Rồi ông Đến kể, cái nghề này là ông mày mò tự học chứ không đi học chi hết, lúc đầu chỉ là bơm bánh xe ngày được 2000, 3000 đồng sau mới bắt đầu vá xe thay ruột. "Có nhiều lần tôi còn làm lủng (thủng) thêm bánh xe của khách vì tôi không thấy đường với cũng chưa thạo nghề, nên người ta chửi tôi nói tôi lừa đảo, làm cho người ta thay ruột xe mới, nhưng làm vậy chi con, vậy tội lắm", cụ kể với vẻ mặt trầm buồn, đôi mắt nhìn xa xa, cụ còn bảo là do vậy nên khách tìm đến cụ ngày càng ít, tuổi lại cao nên cũng không ai tin tưởng giao xe cho cụ nữa. Nhiều hàng xóm xung quanh đó cũng bảo: ng già rồi nên đâu đủ sức làm đâu con ơi, đứng lên ngồi xuống thấy ông thở mà thấy tội, mà mắt ông cũng mờ nên làm cái gì cũng lâu, người đợi người ta la, rồi mấy khi ông làm hư bánh xe của người ta nên ông đâu dám lấy tiền đâu".

Dù vậy cụ vẫn miệt mài ngày này qua tháng khác không thiếu bữa nào, với chiếc máy bơm nhỏ, và cái hộp gỗ cũ kĩ đựng ít đồ nghề đã bên cạnh cụ dù nắng hay mưa ngót nghét gần 10 năm nay. Cụ bảo: "Giờ mà bắt tôi nằm ở nhà không làm gì thì sẽ buồn tay buồn chân lắm, với tôi cũng nhớ nghề nữa".

Không những vậy, ông Đến còn rất thích đọc báo vì ở đó ông được mở rộng hiểu biết
Không những vậy, ông Đến còn rất thích đọc báo vì ở đó ông được mở rộng hiểu biết

80 tuổi, cái tuổi đáng ra phải được vui vầy bên con cháu được ở trong nhà chứ đâu phải ngồi ngoài đường dầm sương dãi nắng chật vật để kiếm những đồng bạc lẽ thì cụ Đến lại chọn cho mình một cuộc sống mưu sinh vất vả như vậy. Mặc những đau khổ trong cuộc đời, người đàn ông này đã "đối đầu" với cuộc sống suốt mấy mươi năm, sống theo cách của ông dù có khó khăn thế nào đi nữa. 

Ông bảo: "Đừng thấy tôi tuổi già mà chê tôi yếu, thấy vậy chứ tôi khoẻ lắm đó, sáng nào tôi cũng đi bộ rồi tập dưỡng sinh chứ người già mà không vận động thì mau yếu lắm". Cũng phải thôi, nếu trực tiếp nhìn thấy cụ chắc chắn nhiều người sẽ không nghĩ là cụ đã hơn 80 mùa xuân. Dáng cụ to cao và da thịt còn chắc chắn lắm. 

Người đàn ông vẫn kiên cường mặc bao sóng gió cuộc đời vùi dập, nhưng dẫu cuộc sống có ra sao thì ông Đến vẫn làm những điều mà ông thích, vẫn sống cái cuộc sống tự tại dù có đôi chút khó khăn: "Tôi thấy tôi giờ vẫn còn may mắn hơn nhiều người, vì tôi còn đi lại được và tôi có sức khoẻ, có con cái dù nó không giàu nhưng nó không bất hiếu với tôi". 

Chuyện đời lắm gian truân của ông cụ mắt mờ tai điếc, ngoài 80 nhưng vẫn miệt mài sửa xe ở góc đường

"Vậy nếu ông được một điều ước thì ông sẽ ước gì?". Ông cười, khuôn mặt hào hứng: "Tôi không ước gì cao sang, tôi chỉ mong làm hàng ngày có đồng ra đồng vô để phụ giúp gia đình, với tôi mong bà nhà sẽ chóng khoẻ và các con tôi không còn phải lận đận nữa".

Ông chỉ ước cho người khác mà không ước gì cho mình cả, bởi có lẽ nếu người thân ông vui thì ông cũng vui. Điều ước của ông đơn giản là vậy, nhưng không biết đến khi nào điều ước ấy mới trở thành hiện thực và liệu rằng ông còn đợi được đến khoảnh khắc hạnh phúc ấy hay không?

Nụ cười móm mém của ông cụ đã ngoài 80 khiến góc đường trở nên gần gũi đến lạ
Nụ cười móm mém của ông cụ đã ngoài 80 khiến góc đường trở nên gần gũi đến lạ

Ngày nào cũng vậy, cứ 8h, đi ngang qua con đường Bến Vân Đồn gần nhà thờ Khánh Hội, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh cụ ông ngồi cầm tờ báo đọc say sưa. Với thân hình to cao, mái tóc bạc phơ ngồi tựa lưng bên một góc tường, trên đầu lúc nào cũng có cái nón lưỡi trai. Trên đầu ông là mái dù che với toàn những lỗ là lỗ, cạnh bên ông là một cái máy bơm và một thau nước nhỏ. Cứ thế ngày này qua ngày khác cụ ngồi ở đấy để làm công việc mà mình yêu thích, cái công việc theo cách cụ nói là giúp mình không bị "mòn" bởi tuổi tác. Cụ lúc nào cũng cười, và đặc biệt cụ rất thích đọc báo, cụ bảo "hồi đó do biến cố nên học chưa đến nơi đến chốn nhưng tôi vẫn còn thích học lắm, giờ đọc báo cho mở rộng tầm nhìn, biết cái này cái kia với người ta".

Khi cuộc sống là những khó khăn và thử thách thì bạn sẽ làm gì? Buông xuôi và phó mặc cho số phận dày vò, nhấn chìm mình, hay cố gắng bằng mọi cách để thay đổi sự an bài nghiệt ngã đó. Giống như cụ Đến, ông có thể hưởng trợ cấp xã hội hoặc có thể đi ăn xin vì ông là người tàn tật, nhưng ông không làm thế, ông không để cuộc sống mình bị an bài. Ông đã lao động bằng chính sức của mình và không hề ngừng nghỉ. Với ông, không lao động đồng nghĩa với việc từ bỏ và chẳng khác nào "chết một nữa".

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận