Tin mới
1
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Nuôi búp bê làm con

Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ

Cuộc đời bị đánh cắp của học sinh bị 'trộm' điểm thi đại học ở TQ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-07-15 09:07
Trong gần 20 năm, Gou Jing tin rằng ai đó đã đánh cắp cuộc sống yên ổn mà cô đáng được hưởng. Một cuộc điều tra gây rúng động gần đây đã chứng minh cô đúng.

Trích dịch bài đăng trên Sixth Tone, đề cập tới câu chuyện của Gou Jing (41 tuổi, đến từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Năm 1997, cô là một trong số hàng trăm nạn nhân của vụ lừa đảo: các gia đình quyền thế đánh cắp kết quả thi gaokao - kỳ thi đại học của Trung Quốc - của những đứa trẻ nhà nghèo, học giỏi để con cái họ có thể ghi danh vào các trường tốt. Tháng 6 vừa qua, một cuộc điều tra hé lộ những sự thật rúng động bị che đậy trong quá khứ.

Năm 1997, Gou Jing bị Qiu Xiaohui - con gái của thầy giáo tại trường cấp 3 Gou theo học ở tỉnh Sơn Đông - đánh cắp kết quả thi gaokao, tên tuổi và suất học tại một trường nghề ở Bắc Kinh.

Lầm tưởng rằng mình thi trượt, Gou phải học lại năm cuối, khiến gia đình cô càng thêm nghèo khổ.

Trong thời gian dài, sự lừa dối tương tự bị che đậy ở nhiều vùng của Trung Quốc: các gia đình quyền thế sử dụng các mối quan hệ để thao túng kết quả thi gaokao, nhằm lấy cắp điểm số của những đứa trẻ thông minh, nhà nghèo cho con cái mình.

Mãi tới tháng 6 vừa qua, một cuộc điều tra phát hiện 242 trường hợp ở tỉnh Sơn Đông bị đánh cắp điểm gaokao trong những năm 1999-2006.

Những tiết lộ gây rúng động đã thôi thúc Gou đứng lên đi tìm công lý, dù cô không có trong danh sách các nạn nhân được xác định.

Người phụ nữ đã lập tài khoản mạng xã hội và chia sẻ những nghi vấn của mình. Bài đăng nhanh chóng lan truyền, dẫn tới việc chính quyền tỉnh Sơn Đông đồng ý điều tra và công bố kết quả chỉ hơn 1 tuần sau đó.

bi an cap ket qua thi gaokao anh 1
Trong gần 20 năm, Gou Jing tin rằng ai đó đã đánh cắp cuộc sống yên ổn mà cô đáng được hưởng. Kết quả điều tra gần đây cho thấy cô không hề hoang tưởng.

“Sự thật khiến tôi phải trả giá bằng một cuộc sống yên bình và công việc kinh doanh ổn định. Dù vậy, tôi không hối hận khi lên tiếng”, cô nói.

Sở dĩ Gou nói mình phải trả giá đắt để đi tìm sự thật là vì một bộ phận cư dân mạng cáo buộc cô phóng đại tác động của việc bị đánh cắp điểm thi tới cuộc sống sau đó. Một số khác nói rằng Gou lợi dụng chuyện tiết lộ quá khứ để quảng bá công ty của mình.

“Tôi không cần phải làm điều đó”, Gou phản bác lại các ý kiến tiêu cực nhắm vào mình. Cô khẳng định việc bị đánh cắp điểm thi đã tước đi triển vọng tương lai và khiến cô đau khổ trong thời gian dài.

Bức thư thú tội

Lớn lên ở vùng nông thôn Sơn Đông, Gou Jing luôn học hành chăm chỉ. Cô hiểu rằng chỉ bằng việc thi gaokao đạt điểm cao và vào đại học mới có thể giúp gia đình thoát nghèo.

Gou luôn đạt điểm cao trong các bài thi thử nên khi kỳ thi đến gần, cô cảm thấy tự tin.

Tuy nhiên, khi có kết quả, Qiu Yinlin - thầy giáo của Gou, cũng là cha đẻ của kẻ mạo danh Qiu Xiaohui - đã tước đi cơ hội của cô. Trước sự kinh hoàng của Gou, Qiu thản nhiên chê học trò làm bài thi rất tệ, không đạt số điểm đủ cao để được nhận vào bất kỳ trường đại học tốt nào.


Gou cho hay với những đứa trẻ nông thôn, việc thi gaokao đạt điểm cao, đủ vào đại học giống như cách để đổi đời.

Qiu Yinlin nói rằng lựa chọn tốt nhất của Gou là học lại năm cuối và thi lại gaokao vào năm 1998. Gou nhớ in cảm giác vỡ vụn, nhưng chấp nhận lời khuyên của giáo viên này. Cô thậm chí không nộp đơn tuyển sinh.

“Tôi chưa bao giờ tưởng tượng bất cứ điều gì không công bằng, thậm chí vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong một kỳ thi mẫu mực như vậy”, Gou nói.

Thêm 1 năm học phí là cả một gánh nặng lớn đối với gia đình Gou. Để con gái có cơ hội thi lại, họ phải vay tiền từ người thân.

“Đây không phải quyết định dễ dàng đối với tôi và gia đình tôi. Nhưng nếu bỏ cuộc, tôi sẽ cảm thấy có lỗi”.

Gou thi gaokao một lần nữa vào năm 1998. Lần này, cô được nhận vào một trường nghề ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc. Tốt nghiệp chỉ sau hơn 1 năm, cô chuyển đến tỉnh Chiết Giang để tìm việc làm.

Do không có quan hệ và tấm bằng danh giá, Gou phải làm nhân viên tiếp thị để kiếm tiền. Cô không dám trở về quê Sơn Đông vì cảm giác xấu hổ luôn thường trực.

Năm 2002, Gou bất ngờ nhận được lá thư từ giáo viên cũ của mình, Qiu Yinlin. Trong đó, Qiu thú nhận ông đã lấy cắp điểm thi gaokao của Gou để giúp con gái mình - Qiu Xiaohui - vào đại học, đồng thời cầu xin sự tha thứ của cô.

Thời điểm đó, Gou quyết định không tố cáo Qiu Yinlin với chính quyền. Cô lý giải bản thân lúc đó vừa sinh con vài tháng nên không muốn vướng vào chuyện phức tạp. Vài năm tiếp theo, cô tập trung chăm sóc gia đình và việc kinh doanh online.

Một thập kỷ sau, Gou phát hiện sự thật khiến cô sốc hơn nữa. Trong buổi họp lớp cấp 3, bạn học cũ nói với cô rằng Qiu Xiaohui không chỉ vào trường nghề Bắc Kinh bằng điểm của Gou, mà còn sống và làm việc dưới cái tên Gou Jing.

“Đó là điều thật sự khủng khiếp. Tôi không thể ngừng tự hỏi họ đã lên kế hoạch thế nào trước cả khi tôi thi gaokao vào năm 1997. Đó không đơn giản là kế hoạch bộc phát để lấy cắp điểm số của tôi”, Gou nói.

Tuy nhiên, một lần nữa, Gou lại do dự về việc báo cảnh sát vì không có bằng chứng thuyết phục trong tay.

Khi các báo cáo về vụ bê bối ăn cắp danh tính rúng động lan truyền vào tháng 6, Gou hiểu rằng đây chính là cơ hội để tìm lại công lý.

Kết quả điều tra phần lớn đã xác nhận những gì Gou nghi ngờ trong nhiều năm. Năm 1997, Gou đạt 551/900 - số điểm đủ cao để theo học trường nghề. Tuy nhiên, vì cô chưa bao giờ nộp đơn đăng ký nguyện vọng, suất của cô bị bỏ ngỏ.

Thay vào đó, Qiu Xiaohui theo học tại trường ở Bắc Kinh dưới tên Gou Jing, dù người này không thi gaokao vào năm 1997. Sau khi tốt nghiệp, Qiu kiếm được việc ở tỉnh Sơn Đông và tiếp tục mạo danh Gou cho tới năm 2001.

bi an cap ket qua thi gaokao anh 3
Gou Jing (hàng đầu tiên, thứ 5 từ trái sang) chụp ảnh với bạn học tại trường dạy nghề ở Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc năm 2000.

Vụ lừa đảo có sự nhúng tay của hàng loạt quan chức trong ngành giáo dục và an ninh địa phương - những người đã nhắm mắt bỏ qua những khác biệt trong giấy tờ của Qiu Xiaohui theo yêu cầu của bố cô.

Đến nay, chính quyền Trung Quốc đã xác định 15 người liên quan đến vụ bê bối, trong đó hầu hết đã bị cách chức, cảnh cáo hoặc bị trừ lương hưu. Qiu Xiaohui đã bị đuổi việc, trong khi các cuộc điều tra về 2 cha con cô vẫn được tiến hành.

Theo báo cáo, không có bằng chứng về sự can thiệp trong lần thi gaokao vào năm 1998 của Gou.

Bỏ lại quá khứ

Gou chấp nhận kết luận điều tra của chính quyền và muốn mọi chuyện kết thúc. Cô muốn bỏ lại quá khứ phía sau và tiếp tục cuộc sống hiện tại.

“Ngay từ đầu, những gì tôi muốn không phải là sự đền bù hay xin lỗi, mà là sự thật. Họ đã cho tôi câu trả lời”, cô nói.

Tuy nhiên, do thông tin chi tiết về công ty và khách hàng của Gou bị rò rỉ trên mạng, cô hiện phải tạm thời đóng cửa cơ sở Hồ Châu để tránh gây rắc rối cho đối tác kinh doanh, đồng thời chứng minh mình không hề lên tiếng để “kiếm fame”.

“Nhiều người cứ nghĩ sau chuyện trong quá khứ, tôi phải thành ăn mày hoặc làm mướn trong trang trại. Nhưng nếu ở tình huống đó, tôi có thể không có động lực để lên tiếng”, Gou nói.

bi an cap ket qua thi gaokao anh 4
Gou muốn khép lại mọi chuyện trong quá khứ để sống cuộc đời hiện tại.

Đến nay, nỗ lực phơi bày sự thật của Gou và các nạn nhân khác đã gây áp lực, buộc chính phủ phải hành động. Cuối tháng 6, các nhà hoạch định chính sách đã bắt đầu thảo luận về việc sửa đổi pháp lý nhằm khiến hành vi đánh cắp điểm thi gaokao bị xử lý theo Luật Hình sự Trung Quốc.

“May mắn thay, công cuộc cải cách hệ thống giáo dục của Trung Quốc từ cuối những năm 1990 đã khiến cho việc làm sai lệch kết quả thi của thí sinh trở nên khó khăn hơn nhiều”, Xiong Bingqi - Phó giám đốc Viện nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21, cơ quan cố vấn có trụ sở tại Bắc Kinh - cho biết.

Theo Xiong, điểm thi gaokao hiện được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu tập trung trên máy tính, có nghĩa giáo viên và quan chức địa phương không còn khả năng giả mạo chúng.

Hiện, nhiều lần Gou vẫn tự hỏi rằng cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu cô có thể theo học trường ở thủ đô Bắc Kinh 20 năm trước.

“Với một đứa trẻ sinh trưởng trong gia đình thuần nông, vào được đại học ở Bắc Kinh là niềm tự hào to lớn. Tôi có thể có công việc ổn định hơn, mà không phải lao động chân tay”.

Mùa hè năm ngoái, con gái Gou thi gaokao đạt điểm cao và giành suất vào một trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc.

“Dù mọi thứ từng bị tước khỏi tầm tay, cuộc sống sẽ trả lại cho chúng ta, bằng cách này hay cách khác”, Gou nói.

Gou hy vọng cuộc sống của mình sớm trở lại bình thường. Cô đóng tài khoản mạng xã hội và quay trở lại Hàng Châu.

“Tôi phải về nhà và bỏ lại tất cả chuyện này. Tôi cần trở lại với cuộc sống hiện tại”, cô nói.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...