Tin mới
2
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
4
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Ảnh

sunwin | sunwin

Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể

Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân

Cụ già 80 tuổi, đêm ngồi hè phố, không dám về quê ăn Tết

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-02-09 10:02

Xa quê, mưu sinh ở Hà Nội bằng nghề nhặt rác, cụ già 80 tuổi, cứ 8 giờ tối lại ngồi trên hè phố chờ chị lao công xong việc đưa mình về ngủ nhờ. Hôm nay thời tiết ngoài trời đang vô cùng lạnh giá...

Hà Nội những ngày sắp Tết, phố phường bỗng tấp nập, đông vui hơn, những dòng người hối hả, ai nấy như đều gấp rút thu xếp công việc để chuẩn bị về quê sum họp cùng gia đình. Nhưng đâu đó, trên những góc phố, vỉa hè của mảnh đất Hà Thành vẫn còn những mảnh đời éo le đang cần có được sự giúp đỡ của mọi người.
 
“Có con cũng như không”
 
Đi dọc đường Láng (Hà Nội), đặc biệt là khu gần ngõ 318 đường Láng, khoảng 21h hàng ngày, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh một bà cụ đang ngồi co ro thu mình trên vỉa hè dưới cái tiết trời lạnh giá kèm theo những cơn mưa bụi đủ làm ướt mặt đường.
 
Đi đôi dép mỏng, ngồi co ro bên lề phố Hà Nội, cụ bà 80 tuổi khiến nhiều người cảm thấy xót xa. Lưng cụ đã còng, trên mặt nhiều nếp nhăn, khắc khổ, bàn tay nhỏ bé dường như chỉ có da bọc xương cứ đưa mắt nhìn vô định. 
 

Rất nhiều hình ảnh được cư dân mạng chia sẻ về cụ Vân 
 
Cụ tên là Nguyễn Thị Vân, 80 tuổi, tóc đã bạc trắng, răng đã rụng gần hết, cụ móm mém nhai mẩu bánh được một người qua đường biếu. Mặc một chiếc áo khoác màu đen và một chiếc quần mỏng, cụ ngồi lặng trên vỉa hè, bên cạnh là chiếc quang gánh và hai cái túi cũ rách bên trong đựng vài chiếc chai lọ, giấy vụn cụ nhặt nhạnh được từ các thùng rác, bãi rác. Những người dân sống quanh đây đã quá quen với hình ảnh cụ hàng ngày ngồi trên vỉa hè. 
 
Chị Mai Hương người bán hàng gần đó cho biết: “Ai cho gì thì lấy, chứ cụ không đi xin ăn bao giờ. Tôi rất quý và cảm thương cụ, thỉnh thoảng tôi cũng biếu cụ tiền hoặc cái áo để cụ mặc cho ấm”. Còn cụ Vân thì chia sẻ: “Đã gần 3 năm trôi qua, ngoài Hà Nội tôi chẳng biết đi đâu, cứ quanh quẩn ở đây thôi, hằng ngày tôi nhặt rác kiếm sống, thỉnh thoảng người ta nhìn thấy thương thì người ta cho gì đó".
 
Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình mình, cụ Vân buồn bã tâm sự: “Tôi cũng có gia đình đấy chứ, vợ chồng tôi có hai người con trai. Ông nhà tôi mất từ năm tôi 28 tuổi, một mình tôi ở vậy nuôi các con khôn lớn, lo dựng vợ gả chồng cho chúng yên bề gia thất. Những tưởng cuộc sống về già tôi được hưởng hạnh phúc bên con cháu, nhưng nào ngờ…”, nói đến đây cụ thở dài, lấy vạt áo lau nước mắt và kể tiếp: “lo xây dựng gia đình cho hai đứa con xong tưởng rằng được vui vẻ, quây quần, nào ngờ thật trớ trêu khi cả hai người con dâu tôi đều quái ác. Nuôi con rồi lại nuôi cháu lớn, hết giá trị lợi dụng thì chúng nó quay ra trở mặt, hắt hủi, chửi mắng tôi. Trong mắt chúng, tôi như một gánh nặng cần phải được vứt bỏ”, vừa kể, cụ vừa lau nước mắt.
 
Chuyện xót lòng của cụ già 80 tuổi, đêm ngồi hè phố, không dám về quê ăn Tết 2
 
Có lẽ cụ tủi thân vì bao nhiêu năm qua sống vì con vì cháu, vậy mà giờ lại không được chúng yêu quý, kính trọng, giờ phải rời xa quê hương lang thang kiếm sống nơi đất khách. “Sống ở nhà, tôi bị con dâu không bằng lòng, chửi mắng nhiều quá, nên một chị hàng xóm đã đưa tôi lên đây đi làm kiếm sống. Cũng là người nhà quê khó khăn, hàng ngày công việc của chị là làm nghề lao công, quét rác để kiếm tiền gửi về chăm lo cho gia đình dưới quê. Vậy nên chị ấy chỉ có thể cùng một vài người xa quê, sống chung dãy trọ, góp tiền lo cho tôi bữa ăn hàng ngày. Họ cũng nghèo khó, vậy mà còn nuôi tôi như vậy. Nhiều đêm không ngủ được, nằm nghĩ: có con mà chẳng được cậy nhờ, có cũng như không, thà không có còn hơn. Chính vì như thế nên tôi càng cảm thấy quý mến và biết ơn những người lao động sống cùng với tôi hơn”.
 
Anh Tuấn (sinh năm 1965) cho biết: “Cụ già này hiện đang trọ ở ngõ 302 đường Láng gần cạnh nhà tôi nên tôi biết cụ ấy. Cuộc sống của cụ rất khổ. Thỉnh thoảng có gói bánh gói kẹo, gặp cụ chúng tôi lại biếu. Chẳng hiểu con cái cụ nghĩ gì mà nỡ đối xử tệ bạc, để cho mẹ mình lang thang như vậy?”.
 
Cùng chung suy nghĩ với anh Tuấn, chị Nguyễn Thị Mai - một người dân sống tại Cầu Giấy (Hà Nội), thường xuyên đi làm về tối qua đoạn đường này chia sẻ: “Ngày nào đi làm về qua đây, tôi cũng thấy cụ ngồi co ro trên vỉa hè, nghĩ thấy thương nên tôi có biếu cụ vài trăm để cụ mua quần áo mặc cho ấm. Chứ cái lạnh cắt da thịt như thế này, người trẻ còn không chịu được huống chi là người già".
 
Chuyện xót lòng của cụ già 80 tuổi, đêm ngồi hè phố, không dám về quê ăn Tết 3
Quang gánh trong 1 ngày đi nhặt nhạnh là vài chai lọ, bìa cũ
 
“Ở đây tuy vất vả, nhưng tinh thần thoải mái hơn”
 
Hằng ngày cứ vào mỗi buổi chiều, cụ lại xách đôi quang gánh lên và đi lang thang quanh quẩn khắp các con phố để mưu sinh, nhặt nhạnh, tìm kiếm đồ phế thải mang bán kiếm tiền. “Dạo trước người ta mua giá cao thì nhiều lắm tôi cũng kiếm được khoảng 30 nghìn/ ngày, còn đợt này may mắn lắm thì ngày kiếm được khoảng chục nghìn thôi”.
 
Sống cùng với các chị lao công, nên hàng ngày cứ 2h chiều cụ bắt đầu công việc của mình, tối đến khoảng 20h cụ về ngồi ngoài hiên nhà dọc đường Láng đợi các chị đi làm về rồi dẫn về ngủ cùng. “Hôm nào sớm thì khoảng 22h là về chỗ trọ, muộn thì 23h mới được về. Vì các cô ấy còn bận đi làm, về thay quần áo, ăn uống xong cứ phải 12h đêm mới được đi ngủ”.
 
“Ở cùng với họ tôi cũng an ủi được phần nào, họ lo cho tôi như con lo cho bố mẹ vậy. Hàng ngày ăn uống họ đều nuôi, có tiền trọ thì tôi mất 14 nghìn/ ngày. Tiền tôi kiếm được hàng ngày chẳng đáng là bao nên mỗi khi trái gió trở trời ốm yếu là họ lại tập trung lo cho tôi thuốc men. Hôm vừa rồi, tôi ốm phải vào viện rồi thuốc thang chi phí tốn kém, các cô lao công, với mấy chú thợ điện, thợ xây mỗi người cho một ít để lo toan viện phí. Chúng còn đối xử tử tế với tôi hơn là con mình dứt ruột đẻ ra”, cụ Vân cho biết thêm.
 
Chuyện xót lòng của cụ già 80 tuổi, đêm ngồi hè phố, không dám về quê ăn Tết 4
Cụ Vân ao ước được về thăm con, thăm cháu nhưng cụ muốn "Bao giờ tôi có tiền, tôi mới dám về"...
 
Từ hồi lên đây sống, cụ Vân chưa một lần về quê. Khi được hỏi, sắp Tết rồi cụ có muốn về quê không, cụ lắc đầu trả lời: “Tôi nhớ con cháu lắm, nhưng tôi nghĩ mình không nên về. Có lẽ, không về con cái sẽ không thấy khó xử vì mẹ. Thực ra, ở trên này với các cô, các chú chung hoàn cảnh nghèo khó, ăn Tết với họ, tôi thấy cũng vui lắm rồi. Già rồi, sống chẳng được bao lâu nữa, thôi thì cứ biết sống như này, được ngày nào hay ngày ấy".
 
Trong tiết trời lạnh cóng cộng thêm cái mưa mỗi lúc dần trở lên nặng hạt hơn, cụ vẫn ngồi đó chờ những người lao công tốt bụng đưa về ngủ cùng với ánh mắt nặng trĩu về một nỗi buồn của cuộc đời mình.

Theo Hồng Hạnh/Trí Thức Trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận