Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Cụ bà đợi chồng Nhật 52 năm: Truyền cảm hứng tình yêu cho người trẻ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-02-19 05:02

Nhiều bạn trẻ đã rơi nước mắt khi xem phóng sự phóng viên làm về bà Xuân, 95 tuổi, tựa cửa đợi người chồng Nhật Bản suốt 52 năm trời đằng đẵng.

Vợ chồng cụ Xuân và các con trước ngày chồng về lại Nhật Bản /// Chụp lại tư liệu gia đình
Vợ chồng cụ Xuân và các con trước ngày chồng về lại Nhật Bản
CHỤP LẠI TƯ LIỆU GIA ĐÌNH

Ở tuổi gần đất xa trời, tiếng Nhật câu nhớ câu quên nhưng bài hát đợi chồng, bà ca bằng tiếng Nhật không sót từ nào: “Ngồi buồn em trông xa xa. Mong ngóng anh về cùng em. Một mình em đây cô đơn. Mong sao ngày mai có tin anh về...”.

Người phụ nữ mà chúng tôi đang nhắc đến là cụ Nguyễn Thị Xuân (95 tuổi, đang sinh sống ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội).


[VIDEO] CHUYỆN TÌNH CẢM ĐỘNG CỦA CỤ BÀ NGUYỄN THỊ XUÂN
Thực hiện: Lê Nam - Thúy Hằng - Vũ Dương

Lấy ông Shimizu Yoshiharu, tên Việt Nam là Nguyễn Văn Đức (đã qua đời, từng sinh sống ở tỉnh Toyama, Nhật Bản) từ năm 1945, bà Xuân theo chồng đi khắp nơi theo nhiệm vụ của chồng. Thế nhưng, năm 1954 khi chồng về lại đất nước theo chủ trương của chính phủ Nhật Bản, bà chỉ nghĩ rằng chồng đi công tác mà không hề hay biết.

Một trưa tháng 9.1954, ông chia tay bà và xách ba lô, đi về hướng thị xã Thanh Hóa và không trở lại. Bà Xuân đợi mãi, 5 tháng, 5 năm, rồi 10 năm, 50 năm… Nước mắt cạn khô, bà lấy ngày ông đi làm ngày giỗ để cúng cơm, ngày nào cũng thơ thẩn ngồi hát khúc ca Nhật buồn “mong sao ngày mai có tin anh về...”.

Ông Đức về lại Nhật và bặt vô âm tín, sợi dây liên lạc mỏng manh chỉ có lại được vào khoảng những năm 1996, 1997, nhờ những gia đình người quen tìm kiếm giúp. Năm 2006, lần đầu tiên ông Đức trở lại Việt Nam, trên chiếc xe lăn, đi cùng là một người vợ Nhật Bản. Bà Xuân và 3 con ra sân bay Nội Bài đón bố. Các con thấy bố thì oà khóc nức nở, bà Xuân thì im lặng, bởi “tôi không còn nước mắt để khóc nữa rồi”.

Chờ đợi chồng 52 năm, chỉ để chồng cầm lấy bàn tay và hỏi “Xuân dạo này có khỏe không? Tôi có lỗi với Xuân, với các con”. Chờ đợi chồng hơn nửa thế kỷ chỉ để chụp cùng chồng (và người vợ mới của chồng) những bức ảnh khi đã tóc bạc da mồi. Bà Xuân bảo, như thế là bà mãn nguyện, bây giờ bà có vĩnh viễn ra đi trong tim cũng thanh thản.

Điều khiến người trẻ cảm phục cụ bà gần 100 tuổi, đó là đến hôm nay, khi người ta hỏi, bà có phút giây nào giận hờn chồng mình không, bà đáp: “Tôi chỉ có thương chứ không có giận. Chồng tôi phải có vợ vì đàn ông cần một bờ vai. Ông ấy bệnh tật nhưng đã vượt 4.000 km về Việt Nam gặp tôi là hơn cả trong mơ, như vậy là tôi cầu được, ước được”.

Truyền cảm hứng về tình yêu ở tuổi 95

Câu chuyện tình yêu của cụ Xuân và chồng đã truyền cảm hứng cho các bạn trẻ trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Không phải ngẫu nhiên mà trong đêm gala trao giải thưởng Wechoice Awards tối 4.2 vừa qua, bà Xuân và mối tình xúc động qua năm tháng được xướng tên ở hạng mục Nhân vật truyền cảm hứng và Đại sứ truyền cảm hứng trong năm 2017. Con gái bà Xuân, đại diện cho mẹ nhận phần thưởng này đã khóc, khi nghĩ đến những hy sinh, cay đắng mà mẹ cô đã trải qua hơn nửa thế kỷ.

Cụ bà đợi chồng Nhật 52 năm: Truyền cảm hứng tình yêu cho người trẻ - ảnh 2
Cụ Xuân ở tuổi 95 sức khoẻ yếu đi rất nhiều
THÚY HẰNG

Anh Lê Hoài Nam, 25 tuổi, độc thân, sống ở quận Bình Thạnh, TP.HCM xúc động : “Tôi chưa từng có một tình yêu nào đẹp và đáng nhớ trong suốt tuổi trẻ của mình. Tôi mơ ước tìm được một cô gái để mình trọn đời thương nhớ và làm những điều tốt đẹp nhất cho cô ấy”.

“Tôi ao ước có một mối tình đẹp như cụ Xuân và người chồng của mình. Mối tình thời 'Ông bà anh' như trong ca khúc chúng ta thường nghe. Những năm tháng khó khăn như thế, con người ta vẫn yêu nhau, đợi nhau. Còn bây giờ, cuộc sống đủ đầy, tình yêu có bền vững hay không?”, chị Lê Thu Hà, 24 tuổi, cựu sinh viên Trường đại học sư phạm Hà Nội trăn trở.

Trong khi đó, chị Hoàng Hồng Hạnh, 35 tuổi, sống ở quận Thanh Xuân, Hà Nội mỉm cười: “Câu chuyện của bà Xuân khiến chúng tôi càng cảm thấy nên trân trọng hạnh phúc hiện tại của mình. Chúng tôi đang có một mái ấm với một cô con gái, nếu hạnh phúc không gìn giữ và vun đắp thì nó sẽ không thể lớn thêm, giống như mầm cây không được tưới tắm và vun xới”.

Theo Thanh niên

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận