Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

CSGT giữ giấy tờ của tài xế chờ tiền thối tại BOT Cai Lậy có đúng?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-12-02 09:12

Theo giới luật sư, việc CSGT tạm giữ giấy tờ của tài xế khi đợi nhân viên trạm BOT Cai Lậy thối tiền là sai quy định vì những người này không vi phạm pháp luật.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng việc CSGT Tiền Giang lập biên bản, tạm giữ giấy tờ của tài xế khi đậu xe đợi nhân viên BOT Cai Lậy thối tiền là sai quy định.

Theo luật sư Hưng, việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của tài xế là một biện pháp ngăn chặn trong xử lý vi phạm hành chính được quy định tại thì Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An.

Theo nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính là khi phát hiện hành vi vi phạm và xác định hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành lỗi. Tại điểm a Khoản 1 Điều 17 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 32/2016/TT-BGTVT) quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính: “Khi đã xác định rõ hành vi vi phạm, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính”.

Dừng xe, chờ thối tiền không được xem cản trở giao thông

"Ở đây, tài xế không vi phạm hành chính, vì người này đang tham gia trong một giao dịch bình thường theo quy định. Việc trả phí, thanh toán tiền thừa ở đây là hợp pháp. Việc tài xế chưa di chuyển khỏi làn xe khi chưa nhận đủ tiền thừa từ giao dịch trả phí của mình là hợp lệ. Quy kết cho rằng tài xế có hành vi cản trở giao thông đường bộ là không chính xác”, luật sư Hưng phân tích.

Vị luật sư nói thêm, đối chiếu tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì các tài xế dừng xe chờ lấy tiền thối không được xem là cản trở giao thông.

"Như vậy, việc lập biên bản áp dụng biện pháp ngăn chặn chỉ khi phát hiện được vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định hiện hành nếu cho rằng tài xế cản trở giao thông là không chính xác. Trường hợp này cần hủy bỏ ngay các biên bản, trả lại giấy tờ, công khai xin lỗi và nếu gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho tài xế”, luật sư Hưng nhấn mạnh.

CSGT giu giay to cua tai xe cho tien thoi tai BOT Cai Lay co dung? hinh anh 1
Một xe của người dân bị cẩu đi tại BOT Cai Lây. Ảnh: Đức Thịnh.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Hội Luật gia TP.HCM, cho biết việc tài xế đứng đợi nhận lại tiền thối là giao dịch dân sự.

"Theo quy định CSGT tạm giữ giấy tờ của tài xế phải chứng minh người này vi phạm. Luật đã quy định rõ là hành vi vi phạm nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế. Còn nếu như không có lỗi vi phạm thì không được cưỡng chế", luật sư Hậu phân tích.

Tương tự, luật sư Dương Lê Sơn, Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, cho biết đây là tranh chấp dân sự, việc tài xế yêu cầu trả 100 đồng tiền dư là điều hợp lý.

"Việc CSGT lập biên bản tạm giữ giấy tờ xe của tài xế là sai. Vì đây là việc dân sự giữ tài xế và BOT Cai Lây. Do đó, tài xế đứng đợi nhận tiền thừa không được xem là vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ. Các giấy tờ là tài sản của tài xế, nếu chứng minh người này vi phạm thì lập biên bản tạm giữ thì phải ghi rõ lỗi vi phạm", luật sư Sơn phân tích.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) nói: "Lỗi không thuộc về tài xế mà lỗi của BOT Cai Lậy không chuẩn bị tiền mệnh giá 100 đồng. Từ lỗi này kéo theo cái sai của cảnh sát giao thông (CSGT)", luật sư Đức nói.

CSGT giu giay to cua tai xe cho tien thoi tai BOT Cai Lay co dung? hinh anh 2
Biên bản của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an Tiền Giang về việc tạm giữ giấy phép lái xe của anh Phương. Ảnh tài xế cung cấp.

"Tài xế bị lập biên bản về hành vi đậu xe không đúng quy định là không thỏa mãn quy định của Luật Giao thông đường bộ. Đây là nơi này là nơi người ta thực hiện giao dịch thì không có quy định cấm dừng xe bao lâu", luật sư Đức chia sẻ với Zing.vn.

Lập biên bản nhưng khó xử phạt hành chính

Còn luật sư Nguyễn Trường Thành (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) thì nói rằng trong biên bản lập ra đối với tài xế Trịnh Hồng Phương (50 tuổi, ở thị xã Dĩ An, Bình Dương) có ghi hành vi Cản trở giao thông đường bộ. Vì vậy, ông này có thể sẽ bị Công an Cai Lậy phạt hành chính về hành vi thể hiện trong biên bản vi phạm hành chính.

"Dù đã lập biên bản nhưng theo tôi, nếu muốn xử lý tài xế cũng khó vì cản trở giao thông còn phải xem lại vì trạm thu phí  này là thu phí có dừng đỗ thì tài xế được phép dừng và dừng bao lâu thì chưa có quy định. Nếu trạm không dừng đổ mà tài xế dừng thì mới là sai. Về mặt luật pháp thì không xử lý được tài xế", luật sư Thành phân tích.

CSGT giu giay to cua tai xe cho tien thoi tai BOT Cai Lay co dung? hinh anh 3
Anh Trung là một trong hai người bị cảnh sát đưa về Công an Cai Lậy làm việc. Ảnh: Việt Tường.

Trạm BOT Cai Lậy chính thức thu phí từ ngày 1/8. Sau hai tuần hoạt động, ngày 15/8, BOT Cai Lậy cho xả trạm, ngừng thu phí. Các tài xế cho rằng trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1 là không hợp lý, mức phí quá cao nên phản đối bằng cách đưa tiền lẻ, gây kẹt xe, buộc chủ đầu tư phải nhiều lần phải xả trạm.

Sau đó, Bộ GTVT đã họp, thống nhất giảm giá vé cho tất cả các phương tiện. Cụ thể, mức phí thấp nhất với xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 25.000 đồng/lượt (trước 35.000 đồng), mức cao nhất 140.000 đồng (trước 180.000 đồng) với xe tải từ 18 tấn trở lên và xe đầu kéo container trên 40 feet.

Theo chủ đầu tư, mức phí sẽ giảm 30% so với trước đây. Người dân tại 4 xã, gồm Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An (huyện Cai Lậy) được miễn phí qua trạm nếu như không kinh doanh vận tải.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận