Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

CPL như một công ty ma sinh ra ở “thiên đường thuế”

Đăng bởi Thế Giới Sao | 2018-12-28 07:12

Sau bài “Khi đối tác kiếm hàng chục triệu USD rồi 'la làng'”, PV tiếp tục xác minh, làm rõ về lai lịch của Công ty China Policy Limited (gọi tắt CPL) với kết quả khá bất ngờ…

ĐẦU TƯ… “KIỂU CPL” (!)

Trong đơn gửi các cơ quan chức năng Việt Nam, ông Chan Chun Man - Giám đốc Công ty Chuang’s Consortium International Limited (gọi tắt Công ty Chuang’s), nêu rõ: Chuang’s tham gia vào dự án “Khu dân cư cao cấp và trường đua ngựa” với Công ty cổ phần Địa ốc Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) thông qua CPL là công ty con của Chuang’s. CPL được lập tại British Virgin Islands (BVI) vào ngày 05/6/1990, địa chỉ đăng ký Vistra Corporate Services Centre, Wickhams Cay II, Road Town, Tortola, VG1110, BVI.


Công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát

BVI (một lãnh thổ hải ngoại của Anh ở khu vực biển Caribe) được biết đến là “thiên đường thuế” số một trên thế giới. Quần đảo nhỏ bé này càng nổi tiếng hơn sau vụ rò rỉ tài liệu "Hồ sơ Panama”, đã hé lộ hàng loạt các công ty “vỏ bọc” được thành lập tại đây  nhằm mục đích trốn thuế. BVI chỉ rộng 153 km2, dân số chưa tới 30.000 người, nhưng có hơn 800.000 doanh nghiệp trên toàn cầu đăng ký mở trụ sở tại đây, rồi chuyển vốn đầu tư sang nước khác. Đa số các công ty ở BVI với văn phòng chỉ là một… “hòm thư” (!).

Theo nhiều chuyên gia, các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) mỗi năm thiệt hại hàng chục tỷ USD do hành vi lợi dụng các “thiên đường thuế” để trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Không ít công ty đầu tư “chui”, chuyển tiền “lậu” nhằm kiếm lợi cao nhất. Rủi ro vì thế cũng rất lớn bởi chẳng có hệ thống pháp luật nước nào lại bảo vệ cho việc làm ăn phi pháp, thu lợi bất chính.


Văn phòng làm việc

Ông Chan Chun Man xác định: Ngày 01/6/2007, CPL và Hồng Phát ký “Thỏa thuận khung”, dự định ký kết một Hợp đồng thành lập Công ty liên doanh để triển khai dự án. CPL đã ứng trước số tiền 15,6 triệu USD. Việc đầu tư của CPL là hợp pháp, nên phải được bảo vệ đầy đủ các quyền của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. và các cam kết quốc tế về bảo hộ đầu tư.


Là chủ đầu tư duy nhất của dự án, Hồng Phát vẫn đang triển khai các hạng mục

Thực tế thì sao? Việc ký Thỏa thuận khung chỉ diễn ra giữa hai công ty, không xin phép cơ quan thẩm quyền. CPL cũng không lập thủ tục đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi bỏ vốn vào dự án tại Việt Nam. Tại văn bản số 2463/BKHĐT-PC ngày 17/4/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nêu rõ: “Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi bỏ vốn vào dự án tại Việt Nam thì không có cơ sở để tổ chức, cá nhân này thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư”.

Ngày 07/11/2018, Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an có văn bản số 06/ANCTNB-P4, xác định:“Đến nay CPL không có thông tin về đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh và chưa được cấp phép hoạt động thương mại tại Việt Nam”. 

Căn cứ hai văn bản trên cùng nhiều tài liệu khác, thì việc CPL ký Thỏa thuận khung và bỏ vốn vào dự án là không phù hợp với các quy định của pháp luật về  thương mại, đầu tư tại Việt Nam, có dấu hiệu đầu tư “chui”.

Phó TGĐ Công ty Hồng Phát, bà Thái Thị Hồng Hậu, trình bày: “Là chủ đầu tư dự án, Công ty Hồng Phát đã nhận ra việc hợp tác với CPL chưa tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Hai bên lại xảy ra nhiều bất đồng sâu sắc. Chưa hết, CPL đã trục lợi từ dự án bằng  hành vi  gian dối rồi tố cáo, bêu xấu, nhằm hạ bệ chủ đầu tư…Đã mất niềm tin thì làm sao tiếp tục hợp tác? Bằng thiện chí, Hồng Phát muốn giải quyết vụ việc trên tinh thần thượng tôn pháp luật, hai bên cùng có lợi nhưng CPL khước từ, đâm đơn kiện ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)…”.

PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI  RỐI CÀNG THÊM RỐI… 

Ngày 18/10/2012, Công ty Hồng Phát nhận được văn bản của VIAC liên quan đến đơn khởi kiện của CPL. Ngày 27/3/2013 tại chi nhánh văn phòng VIAC ở TP.HCM số 171 Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM, VIAC tổ chức phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, với Hội đồng trọng tài gồm ba ông Nguyễn Chính (Chủ tịch), Chu Khắc Dương và Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Để xác định Thỏa thuận khung có phù hợp hay trái pháp luật, hai vấn đề mấu chốt cần đựợc làm rõ. Thứ nhất, CPL có thực hiện việc đầu tư theo đúng trình tự, quy định của pháp luật Việt Nam không hay đầu tư “chui”? Thứ hai, nguồn gốc 15,6 triệu USD của CPL cũng như đường đi của số tiền này vào Việt Nam?

Trong khi chưa làm rõ thì ngày 25-4-2013, Hội đồng trọng tài ra Phán quyết số 29/12: Chấp nhận yêu cầu của CPL, buộc Công ty Hồng Phát sẽ tiếp tục thực hiện Thỏa thuận khung, bao gồm quá trình xin cấp phép và đạt được chứng nhận đầu tư cho công ty liên doanh được thành lập; Hồng Phát sẽ đóng góp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phần đất giai đoạn I  vào công ty liên doanh.

Cũng trong Phán quyết, Hội đồng trọng tài tuyên buộc nguyên đơn và bị đơn phải nộp “phí trọng tài” số tiền 114.207,16 USD. Trong đó, CPL thắng kiện chỉ nộp 20%; Hồng Phát thua kiện phải chịu 80%. Do CPL đã tạm ứng toàn bộ “phí trọng tài” nên Hồng Phát phải trả lại cho CPL số tiền 91.365,73 USD (hơn 2 tỷ đồng).

Thật khó tin, chỉ là tiền “phí” cho Phán quyết nhưng lên con số “khủng”, được tính bằng đô-la Mỹ (!). Càng khó tin hơn khi Phán quyết trọng tài lại mang tính “mở”, cho phép bị đơn “sẽ” thực hiện và không ấn định thời gian hoàn thành. Có lẽ, Hội đồng trọng tài biết rõ quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan, “việc thành lập Công ty liên doanh phải do ý chí tự nguyện của các bên đương sự” nên mới ra phán quyết “mở” lạ đời như thế (!).

Trong đơn gửi TAND TP.HCM, Hồng Phát chỉ ra nhiều điểm bất thường trong Phán quyết số 29/12 nên đề nghị toà tuyên huỷ. Một lần nữa, vấn đề mấu chốt của vụ tranh chấp tiếp tục bị “bỏ quên”, TAND TP.HCM với HĐXX gồm ba thẩm phán Nguyễn Công Phú (chủ tọa), Nguyễn Thu Chinh và Phạm Thị Duyên, ra Quyết định số 1171/2013/KDTM-ST ngày 25/9/2013, không hủy Phán quyết số 29/12 của VIAC.

Với Quyết định của TAND TP.HCM, Phán quyết 29/12 của Hội đồng trọng tài VIAC có hiệu lực thi hành. Phán quyết “mở” này không chỉ làm khổ các đương sự nhất là chủ đầu tư dự án mà còn gây khó khăn rất lớn cho cơ quan thi hành án sau này….

Luật sư Nguyễn Minh Tường – Công ty Luật Phan Nguyễn, TP.HCM: Quan hệ giữa Công ty Hồng Phát và CPL được xác định là giao dịch dân sự, hai bên có quyền thực hiện hoặc không thực hiện, nếu xét thấy trái pháp luật hoặc do bên kia vi phạm nghĩa vụ.

Cơ quan thẩm quyền xác định cho đến nay CPL chưa được cấp phép đầu tư cũng như chưa đăng ký hoạt động thương mại tại Việt Nam. Do đó, giao dịch giữa hai bên được xem là vô hiệu. Liên quan đến 15,6 triệu USD, cơ quan chức năng cần phải làm rõ nguồn gốc số ngoại tệ này được CPL chuyển vào Việt Nam có hợp pháp hay không? Nếu không hợp pháp thì xử lý theo quy định của pháp luật (tịch thu, xem xét trách nhiệm hình sự…).

Duy England

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận