Tin mới
4
Phim Đóa Hoa Mong Manh làm lễ ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tối 11/4/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh, bộ phim Đóa Hoa Mong Manh tổ chức lễ công chiếu tại cụm rạp BHD Star Thảo Điền (Tầng 5, TTTM Vincom Mega Mall, 159 XL Hà Nội, Thảo Điền, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Đây cũng là một hoạt động trong nằm khuôn khổ LHP quốc tế TPHCM lần thứ nhất (HIFF 2024) đang diễn ra từ ngày 6 đến 13/4.
5
Đạo diễn Lý Hải, tỉ mỉ đến từng chi tiết bối cảnh Lật Mặt 7
Đạo diễn Lý Hải, nổi tiếng là nhà làm phim chú trọng đến tính chân thực, tỉ mỉ đến từng chi tiết trong việc tạo dựng và tìm kiếm bối cảnh quay. Hậu trường kỳ công của Lật Mặt 7: Một Điều Ước, một lần nữa, cho thấy mức độ đầu tư và sự tìm tòi nghiên cứu chưa từng có trong điện ảnh Việt.
Ảnh
'Lật mặt 7' lộ diện dàn diễn viên khủng
Chiều ngày 08/12/2023 tại Chloe Gallery, ekip “Lật mặt 7” đã có buổi ra mắt dàn diễn viên phim. Với tổng số xấp xỉ 50 diễn viên, “Lật mặt 7” cũng là dự án đạt kỷ lục về đội ngũ diễn viên tham gia đông nhất từ trước đến nay của thương hiệu.

sunwin | sunwin

"Cô Đẩu" Công Lý xuất sắc với vai diễn ma người - người ma

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-12-29 08:12

Công Lý không chỉ là một nghệ sĩ hài được yêu thích với vai Bắc Đẩu trong Táo Quân. Anh còn là một diễn viên chính kịch lành nghề, có thể hỷ, nộ, ái, ố đầy biến hóa trên sân khấu.

Tối 27/12, Nhà hát Kịch Hà Nội công diễn vở Mảnh đất lắm người nhiều ma tại Rạp Công nhân trước hội đồng nghệ thuật. Đây là lần đầu tiên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về đề tài nông thôn của nhà văn Nguyễn Khắc Trường được dàn dựng, dưới bàn tay của "quái kiệt" số một sân khấu miền Bắc - đạo diễn, NSND Lê Hùng.

'Co Dau' Cong Ly xuat sac voi vai dien ma nguoi - nguoi ma hinh anh 1
Linh Huệ đóng vai bà Son trong vở diễn.

'Lắm người nhiều ma': Cũ mà không cũ

Tương tự như tác phẩm văn học, vở diễn Mảnh đất lắm người nhiều ma mở ra không gian nông thôn miền Bắc thời kỳ đổi mới. Câu chuyện xoay quanh mối thù hận, tranh chấp, đấu đá kéo dài từ nhiều đời giữa hai dòng họ - Vũ Đình và Trịnh Bá.

Ở làng Giếng Chùa, gần như không ai biết mối hận thù đó bắt đầu từ đâu, chỉ biết rằng "ăn đời ở kiếp" chung một vùng đất nhưng hai họ "không thể đi chung đường". Đại diện cho sự hận thù đó là ông Vũ Đình Phúc (Trưởng họ Vũ) và anh em nhà Trịnh Bá Hàm (Trưởng họ Trịnh), Trịnh Bá Thủ (em ông Hàm, Bí thư Đảng uỷ xã).

Sự đấu đá cá nhân của hai dòng họ bị đẩy lên thành việc kéo bè kéo cánh, xây dựng bè phái trong bộ máy chính quyền xã. Và cũng vì mối thù dòng họ, nỗi hận cá nhân mà họ sẵn sàng không từ thủ đoạn để hãm hại, hạ bệ nhau. Từ chuyện đào mồ, cuốc mả đến dàn dựng, vu khống chuyện ngoại tình, không chuyện gì là không thể xảy ra.

Tàn nhẫn, ấu trĩ nhưng những con người ấy vừa là tội nhân vừa là nạn nhân, vừa đáng thương và vừa đáng trách. Những hệ luỵ từ mối thù truyền kiếp này khiến chẳng nhân vật nào được sống một cuộc đời đúng nghĩa. Bà Son, ông Hàm, ông Thủ, ông Phúc đến cả Tùng và Đào đều bị rơi vào vòng xoáy khắc nghiệt tưởng chừng như không có hồi kết.

May thay, giữa những giành giật đen tốt, vẫn có những Đảng viên tốt dám vượt lên định kiến của dòng tộc, muốn xoá bỏ những bóng đen hắc ám trong chi bộ Đảng, muốn làm trong sạch đội ngũ để xây dựng quê hương như Tùng, ông Chỉnh (cựu quân nhân).

Hơn cả mối tình của Tùng (họ Vũ Đình) và Đào (con gái ông Hàm – họ Trịnh Bá) - những con người của thế hệ mới như một tia hy vọng, mối lối thoát cho bế tắc của hai dòng họ. Và cuối cùng như Romeo và Juliet, chính tình yêu mới là cứu cánh hóa giải hận thù truyền kiếp.

Vở diễn thể hiện sâu sắc những vấn đề chìm và nổi trong câu chuyện về gia tộc và dòng họ ở một làng quê. Hôn nhân - gia đình, các mối quan hệ công và tư, quan hệ làng xóm và lề thói nông xã thời kỳ đầu đổi mới được giải mã gọn gẽ nhưng đầy thuyết phục, chỉ với 1 tiếng 45 phút trên sân khấu.

'Co Dau' Cong Ly xuat sac voi vai dien ma nguoi - nguoi ma hinh anh 2
Công Lý gây ấn tượng khi vào vai ông Hàm.

Công Lý khiến người xem "nổi da gà"

Mảnh đất lắm người nhiều ma có sự tham gia của dàn diễn viên Nhà hát Kịch Hà Nội. NSƯT Công Lý đóng vai Trịnh Bá Hàm, NSƯT Linh Huệ vào vai bà Son. Ngoài ra, vở diễn còn có sự góp mặt của Tiến Minh, Tuấn Quang... Hai nhân vật Tùng và Đào được giao cho 2 gương mặt trẻ của Nhà hát.

Với Trịnh Bá Hàm, Công Lý đã có một vai diễn xuất sắc trên "thánh đường". Nam nghệ sĩ gây ấn tượng với cách đặt để, nhả chữ lành nghề cùng lối diễn xuất biến hòa tài tình và đầy dụng công trong một vai chính kịch được nhiều người đánh giá là khó.

Nhân vật Trịnh Bá Hàm, qua cách xây dựng của NSND Lê Hùng và diễn xuất của Công Lý hiện lên là một nhân vật nội tâm có đầy đủ "hỷ, nộ, ái, ố" của cuộc đời. Ở nhà thì đánh vợ, chửi con. Trong xã, giật dây em trai để kéo bè kết đảng cho dòng họ. Ớn lạnh hơn, Trịnh Bá Hàm còn âm mưu đào mộ người mới chết của họ Vũ Đình để nguyền "đối thủ" và lấy về vượng lành cho dòng họ Trịnh Bá.

Gia trưởng và tàn độc, nhưng Trịnh Bá Hàm cũng là một nhân vật đau khổ. Ông Hàm yêu bà Son nhưng không thể vượt qua được ẩn ức về việc bà Son đã "dâng thứ nghìn vàng" cho ông Phúc. Vì không vượt qua được nên lại càng hận thù, càng ghét bỏ.

Trịnh Bá Hàm khiến người xem căm phẫn, nhưng cũng có những khoảnh khắc, Công Lý đã lấy được nước mắt của khán giả. Đó là khi Trịnh Bá Hàm như người điên dại đi tìm vợ sau khi bà Son tự vẫn. Đó là khi ông Hàm đưa cho Tùng mảnh khăn trắng, đầy uất nghẹn, không nói nên lời.

Sự thay đổi trên sắc diện khuôn mặt của Công Lý phù hợp với từng tâm trạng của nhân vật và thuyết phục người xem hoàn toàn. Với một vai diễn nặng về tâm lý và diễn xuất như Trịnh Bá Hàm, ở Nhà hát Kịch Hà Nội, nếu không phải là Công Lý, cũng khó ai có thể làm tốt hơn được.

'Co Dau' Cong Ly xuat sac voi vai dien ma nguoi - nguoi ma hinh anh 3
Tình yêu của Tùng và Đào là cái kết cho hận thù của hai dòng họ.

Không gian sân khấu đầy ma mị

Một điểm không thể không khen cho Mảnh đất lắm người nhiều ma là cách bài trí và thiết kế sân khấu. Ngay từ cảnh đầu tiên, khán giả đã ấn tượng trước một cây đa sừng sững trên sân khấu. Bên trong cái cây đó là những tạo hình bóng ma, đi ra đi vào, tự cười, tự nói.

Cây đa cổ thụ bên giếng nước cổ dù xuất hiện từ đầu đến cuối vở diễn nhưng lại không khiến người xem cảm thấy đơn điệu vì được biến hóa trong từng phân cảnh. Khi thì ngoảnh ra phía trước, lúc lại lùi về phía sau, cây đa dường như cũng là một chủ thể, một chứng nhân của làng Giếng chùa.

Cách đặt để của Lê Hùng, từ nhân vật đến cảnh trí, không thừa, không thiếu. Khán giả vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được không gian của làng quê, còn đạo diễn và họa sĩ sân khấu vẫn có cơ hội tự do gửi gắm những ẩn ý của mình trong từng nét miêu tả.

Trong bối cảnh đìu hiu của sân khấu phía Bắc, Mảnh đất lắm người nhiều ma là một vở diễn đáng xem. Một tác phẩm văn học lớn khi được chuyển thể, dàn dựng trên sân khấu kịch vốn rất dễ gây cảm giác thất vọng, nhưng với vở diễn của mình, NSND Lê Hùng chứng tỏ, sân khấu vẫn là "thánh đường", vẫn là nơi giải mã đầy bí ẩn và bất ngờ, ngay cả với những câu chuyện cũ.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận