Tin mới
4
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
5
Những trạm cứu hộ chó mèo bị xua đuổi
Khi Trần Tâm thấy tấm biển "đề nghị dẹp hết chó mèo" người hàng xóm treo trước cổng nhà, anh thở dài biết mình thêm một lần nữa phải chuyển đi
Ảnh

sunwin | sunwin

Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ

Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Cô bé hát rong đoạt giải quốc gia

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-01-10 01:01
Từ khi lên 6 tuổi, hàng ngày, cứ xẩm tối Nhớ lại dắt người cha mù ra biển Cửa Việt hát rong, gần nửa đêm mới về.

Tới nhà, cô bé Nhớ ở khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh được mẹ nấu cho gói mì, ăn xong mới ngồi vào bàn học.

Đến năm lớp 6, mẹ thay Nhớ dẫn bố đi hát để em có thời gian học nhưng cũng chẳng được mấy hôm vì mẹ yếu, hay ốm.

Năm 2021, khi đang học lớp 9, Nhớ đoạt giải A cuộc thi "Tìm kiếm tài năng thiếu niên vùng đông Quảng Trị" với bài hát "Niềm vui của em", giải Nhì tỉnh và giải Ba quốc gia cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" với bài viết tiếp cái kết cho câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, được chủ tịch tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen.

"Bố mẹ không biết chữ. Việc Nhớ đạt được nhiều thành tích như vậy là niềm tự hào không chỉ của gia đình, mà còn của bà con chòm xóm", ông Hồ Thành Thạo, tổ trưởng khu phố 5, thị trấn Cửa Việt chia sẻ.

Bùi Thị Thu Nhớ đạt giải A cuộc thi "Tìm kiếm tài năng thiếu niên vùng đông Quảng Trị" năm 2021 với bài hát "Niềm vui của em". Video: Demo Studio/Hoàng Tình

Bùi Thị Thu Nhớ là con út trong gia đình có hai chị em. Bố em, ông Bùi Đình Quốc, 41 tuổi, bị mù bẩm sinh do di chứng chất độc da cam. Mê âm nhạc, ngày nhỏ ông học lỏm bạn bè rồi mua máy cassette về nhà học hát. Trời lấy đi đôi mắt, nhưng lại bù cho đôi tai và chất giọng. Lớn lên, ông hát rong quanh biển Cửa Việt và các quán nhậu mưu sinh, cho đến khi lấy vợ, sinh con.

Hè năm lớp 1, Nhớ trở thành đôi mắt, người chỉ đường cho bố... khi dẫn ông đi hát rong quanh thị trấn. Khi bóng tối buông xuống, những nhà hàng bắt đầu đón khách du lịch, hai bố con lại rong ruổi với thùng loa cũ cùng chiếc micro bắt đầu mưu sinh. Trong tiếng nhạc thô mộc của vài thiết bị điện tử giữa phố đêm, người cha miệt mài ngân lên những ca khúc với đủ cung bậc cảm xúc. Giọng hát chân phương, chưa từng qua trường lớp của ông luôn có sức hút mãnh liệt với Nhớ. Trong mắt con gái, bố còn hát hay hơn ca sĩ.


Mỗi lần ra ngoài đi hát rong, Nhớ đều chỉnh lại quần áo chỉnh tề cho bố. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ông Quốc mù, lại không biết chữ nên Nhớ thường thu âm bài hát vào điện thoại cho ông học theo. Bố hát chính, thỉnh thoảng mệt con gái mới tham gia đôi bài. "Mỗi tối, hai bố con hát vài chục bài. Ban đầu, em thấy vui vì kiếm được tiền, có thể mua được sách vở quần áo mới", Nhớ kể lại.

Nhưng lớn lên, niềm vui của cô bé không còn. Bị khách xua đuổi, Nhớ đã biết tủi thân. Thỉnh thoảng lại gặp bạn bè hay người quen trong quán ăn, vài câu nói móc mỉa khiến cô bé đau lòng, chỉ muốn bỏ về. Nhưng nghĩ đến thùng gạo rỗng ở nhà, Nhớ lại lầm lũi bước tiếp. "Nào ai muốn hát rong, nhưng lao động bằng sức lực của mình, cũng đáng quý lắm chứ", người bố động viên khi ông cảm nhận con gái buồn, cả chặng đường không nói nửa lời.

Có những hôm đi rạc chân quanh bãi biển, đến chỗ có khách thì thùng loa bị hư, cha con phải đội mưa quay về sửa... Rồi có lần bị đội trật tự thu giữ đồ nghề phải ngồi không cả buổi. Sau thấy thương hoàn cảnh, họ lại trả. "Lần đó mừng quá, dù cả ngày chẳng kiếm được đồng nào nhưng cũng vui như trúng số", ông Quốc nói.

Thu nhập ngày "đắt show" nhất được hơn 200.000 đồng. Nhiều hôm ế khách, chỉ vỏn vẹn vài chục mang về. Thu nhập ít nhưng gia đình bốn người cũng chỉ kiếm được tiền ổn định vào mùa hè, bắt đầu từ cuối tháng 4 đến hết tháng 7. Những tháng còn lại, thời tiết lạnh, không có khách du lịch, cha con ông Quốc lại tìm đến khu chợ trong thị trấn, kiếm dăm chục mua thức ăn. Dịch bệnh bùng phát năm 2020, không đi làm được, cả nhà phải sống dựa vào tiền trợ cấp khuyết tật của bố và vài đồng bạc lẻ từ việc rửa bát thuê của mẹ.


Bùi Thị Thu Nhớ trình bày bài "Niềm vui của em" - bài hát đoạt giải A cuộc thi "Tìm kiếm tài năng thiếu niên vùng đông Quảng Trị" năm 2021. Ảnh cắt từ clip.

Nguồn thu bấp bênh, gia đình này gần 20 năm nay luôn thuộc hộ nghèo của xã. Ngoài vài chiếc giường long chân, trong nhà chẳng có gì đáng giá. Trước đây, mỗi khi nghe thấy tiếng sấm báo hiệu mưa, Nhớ và mẹ lại chạy gom hết xô chậu lên nhà, đặt dưới những chỗ thủng trên mái. Mùa bão, mọi cửa nẻo đều thít chặt bằng dây thừng tránh gió chọc thẳng vào nhà gây tốc ngói. Căn nhà nhỏ xíu, chẳng có vật dụng giá trị, tình yêu là thứ duy nhất họ dùng để lấp đầy cuộc sống khó khăn.

Năm 2018, được chính quyền giúp sửa sang nhà cửa, chị em Nhớ không còn phải lên giường hứng nước mưa nữa. Tuy vậy trận lụt năm 2020 quét qua miền Trung, nước vẫn vào tận sâu trong nhà, ngập tới ngang gối. Cả nhà phải sống trên nóc chờ nước rút.

Cuộc sống khó khăn, gánh nặng mưu sinh đè nặng khiến nhiều đêm hai vợ chồng ông Quốc thức trắng cùng những tiếng thở dài. Nhưng lại thấy hai con gái miệt mài bên bàn học, họ tặc lưỡi bảo nhau: "Dù thế nào cũng cố gắng cho bọn trẻ học đến nơi đến chốn".

Không có tiền học thêm, Nhớ thường mượn thêm sách vở của bạn để tham khảo. Bốn năm cấp hai, năm nào cô bé cũng đạt học sinh giỏi. Năm nay còn có tên trong đội tuyển học sinh giỏi Văn của trường, chuẩn bị thi cấp tỉnh. Thầy Hoàng Nam Kỳ, giáo viên chủ nhiệm cho biết: "Ẩn sau thân hình bé nhỏ và khắc khổ, nghị lực của cô bé khiến ai cũng phải nể phục".


Một phần bài thi viết tiếp câu chuyện cổ tích Sơn Tinh- Thủy Tinh của Bùi Thị Thu Nhớ. Bài viết đạt giải nhì tỉnh Quảng Trị và giải ba toàn quốc trong cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Những năm đi hát rong với bố, lời ca tiếng hát về quê hương dần ăn sâu vào tâm hồn Nhớ. Cô bé thích hát, véo von suốt ngày, lại có thể thuộc vanh vách giai điệu các ca khúc nổi tiếng ba miền. Trong bài hát "Niềm vui của em" được giải A tỉnh Quảng Trị năm 2021, ban giám khảo đánh giá về phần trình bày của Bùi Thị Thu Nhớ: "Cách tiếp cận âm nhạc sạch sẽ, văn minh, trẻ trung, hiện đại và sáng tạo".

Còn trong bài thi viết tiếp câu chuyện cổ tích Sơn Tinh- Thủy Tinh, bố chính là người truyền cảm hứng cho con gái nhỏ. Dù không biết đọc, biết viết, nhưng ông Quốc rất thích nghe đài, tivi rồi kể lại cho con. Những câu chuyện cổ tích như nàng tiên mang phép màu đến cho những em bé ngoan, người biết cố gắng nỗ lực cuối cùng sẽ hạnh phúc... luôn theo cô con gái nhỏ vào những giấc mơ đẹp.

"Em yêu chuyện cổ tích, mong một ngày sẽ có phép màu đến với bố và gia đình em", Nhớ nói.

Theo VnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận