Tin mới
2
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
4
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Ảnh

sunwin | sunwin

Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể

Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân

Chuyện đời đẫm nước mắt của người đàn bà “đã chết“

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-04-22 12:04

Đến nay đã 79 tuổi nhưng người đàn bà què quặt ở xóm trọ Phúc Xá (Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa quên được giây phút thấy mình trên bàn thờ 5 năm trước.

Cuộc đời đói nghèo của người đàn bà lang thang

Gần 12h trưa, một cụ bà vẫn thoăn thoắt chạy qua chạy lại phơi những chiếc túi nylon bốc mùi phía sau chợ. Bà mặc một bộ áo mưa giấy rách nát để tránh mùi hôi thối của rác rưởi. Đôi chân què quặt khiến dáng đi của bà xiêu vẹo giữa trưa nắng. 

Thấy chúng tôi hỏi thăm, bà thở dài: “Con ơi, bao người hay, người đẹp ngoài kia con không viết, đời bà tủi lắm, nhục lắm, ai người ta thèm quan tâm”. 

Chuyện đời đẫm nước mắt của người đàn bà “đã chết“
Bà Nguyễn Thị Phải trong cuộc mưu sinh.

Tiếng bà nói như chứa chất nỗi cay đắng bị kìm nén quá lâu và có chút tủi hổ muốn giấu giếm thân phận. Gặng hỏi mãi, chúng tôi mới biết quê bà ở Phổ Yên, Thái Nguyên, còn hỏi đến tên, bà buông một tiếng đau đớn: “Tên tôi là… lang thang!!!”. 

Sau đó người đàn bà có tên “lang thang” kể cho chúng tôi nghe công việc của bà từ 3h sáng cho đến tối muộn là đi khắp chợ Long Biên để nhặt nhạnh những chiếc túi người ta vứt đi. Hàng trăm chiếc túi xem chừng mới được 1kg, sau đó còn phải phơi khô chỉ để đổi lấy 5 nghìn đồng. 

Bà trải lòng: “Mỗi ngày tôi kiếm được hai, ba chục nghìn, cũng chỉ đủ để lo chỗ ở. Mấy chục năm nay tôi ăn cơm nguội với su hào muối quen rồi”. Cơm ăn 3 bữa với bà là một điều quá xa xỉ. 

Trong tiếng thở dài buồn bã, bà kể cho chúng tôi từng kí ức rời rạc chứa chất bao đau thương. Ngày còn chưa biết nói, cha mẹ bà đã mất, bà về ở với anh chị. Người chị dâu coi bà như “cục nợ”, sớm tối bắt làm việc và nghe mắng chửi. 

Lên lớp 2 bà đã phải nghỉ học để cắt cỏ, chăn trâu và đi làm thuê cho nhà khác. Đến tuổi dậy thì, người chị gả chồng cho bà khi bản thân bà chưa tường mặt vị hôn phu, cũng chẳng biết gia đình người đó ra sao. 

“Cây khô không trái, gái độc không con”, sau bao nhiêu năm ở nhà chồng, bà vẫn chưa sinh được mụn con nào. Mẹ chồng coi bà như cái gai trong mắt, suốt ngày đánh đập, chửi mắng. Gần 8 năm trời bà nhẫn nhịn để người ta nói ra nói vào, rồi gán cho bà đủ mọi tội, gây ra đói nghèo, bất hạnh cho gia đình chồng. Nào ngờ đến năm thứ 9, bà hạ sinh được một cô con gái. 

Những tưởng gia đình sẽ yêu thương bà hơn, nhưng khi cháu bé vừa cất tiếng khóc chào đời, mẹ chồng lại tiếp tục xỉa xói vì bà không sinh được con trai.

Như thể mọi sự nhẫn nhịn của bà đã vỡ òa, bà ôm con đi khỏi nhà, dứt áo rời khỏi quê hương trong năm ấy. Một mình bà nuôi nấng đứa con nhỏ, không người thân dìu đỡ, không mái nhà trú mưa, lang thang khắp Yên Bái, Hà Nội sống cảnh “màn trời chiếu đất”. 

Thấy con gái còn nhỏ, chẳng ai thèm mướn bà. Có những hôm đói lả người đi, người ở chợ cho bà chút thức ăn thừa để lấy lại sức.

Bước chân lầm lũi đi khắp 10 tỉnh tìm con

Chúng tôi hỏi thăm những người cùng xóm thì được biết tên bà là Nguyễn Thị Phải (SN 1946, người Phổ Yên, Thái Nguyên). Xóm liều Phúc Xá chẳng ai không biết đến câu chuyện rơi nước mắt của bà; họ kể về những năm 80 khi bà Phải lạc mất cô con gái Nguyễn Thị Sinh.


Bà Phải mưu sinh bằng nghề nhặt túi nilon.

Ngày con bé lên 4, bà để lạc mất con ở chợ khi đang mải làm việc. Tá hỏa đi tìm thì không còn thấy tung tích con bé nữa. Những ngày sau đó, khi thì bà ở Hà Nội, khi thì ở phương trời nào đó tìm con. 

Một người hàng xóm cho hay: “Chuyện cũng mấy chục năm trước rồi, từ những năm 81, 82 gì đấy. Bà ấy lang thang ở Hòa Bình rồi Phú Thọ, Nam Định, Hải Phòng, có người nói bà ấy đi hơn 10 tỉnh rồi. Cứ chỗ nào đông người thì bà đến, vừa tìm con vừa ăn xin. Sau hơn nửa năm thì bà tìm được đứa con ở Bắc Giang. Ai nghe tin cũng chạy đến xem vì không tin vào tai mình”.

Những tưởng ông trời đã dừng trút bất hạnh lên bà thì một ngày nọ, khi đang làm việc, bà bị một chiếc xe tải lạc tay lái tông gãy chân. Tai nạn đó đã khiến chân phải của bà mang tật cho đến tận ngày hôm nay và không thể làm việc nặng được nữa. Cũng vì thế mà cô con gái Nguyễn Thị Sinh đã phải bỏ học để kiếm tiền nuôi mẹ khi còn nhỏ. 

Cho đến nay, bà Phải vẫn mặc cảm vì chuyện này: “Còn khỏe thì tôi còn sống. Yếu thì tôi chết chứ cần gì cái chân này. Con gái còn có cuộc sống của nó. Nó cần nuôi chồng con, chính tôi làm khổ nó nhiều rồi. Chỉ vì tôi mà mới bé tí nó đã phải đi rửa bát thuê ở khắp các chợ, nào có được đi học tử tế”. 

Lặng người ngắm di ảnh mình trên ban thờ

Giữa năm 2010, cậu con rể của bà tha thiết muốn biết quê hương của vợ mình nên thúc giục bà về thăm mái nhà xưa. Vậy là bà quyết định về Phổ Yên. Về đến làng, mọi người đều ngỡ ngàng như nhìn thấy ma giữa ban ngày. Vừa bước vào căn nhà của đứa cháu, bà chết lặng vì nhìn thấy tấm di ảnh thờ bà đã 32 năm. 

“Mấy năm trước tôi về quê, sững sờ nhìn thấy di ảnh của mình trên ban thờ đứa cháu gọi tôi bằng cô. Làng xóm bảo tôi chết rồi. Thôi thì chúng nó thích cúng thì cứ cúng, ngày tôi đi khỏi nhà cũng coi như đã chết còn gì”, bà kể lại.

Không có người phụ nữ nào thấy hạnh phúc với cuộc sống lang thang như bà Phải. Bà bảo, bây giờ không phải đụng chạm đến ai khác là bà thấy may mắn rồi, bà chỉ mong cuộc sống của mình yên bình như thế này đến hết đời. 

Lâu dần bà cũng chẳng oán trách người thân mặc dù họ chẳng thèm nghe ngóng, tìm bà hay những người thêu dệt bảo bà chết vì đói, vì rét, bỏ xác nơi xứ người. 

Xóm liều dưới chân cầu Long Biên là vậy. Chẳng hiếm những người vô gia cư đang sống lay lắt giữa Thủ đô, nhưng chợ Long Biên là nơi qui tụ nhiều nhất những mảnh đời bất hạnh như bà Phải. 

Nhiều khi ta hỏi những con người đó vì sao lại phải “tha hương cầu thực” nơi xứ người? Nếu không phải vì bị chính những người thân vứt bỏ, chẳng có mảnh đời nào lại muốn rời xa nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. 

Thế giới của những người lang thang trên đất Thủ đô chứa đầy nước mắt, sự tủi nhục và cay đắng. Với họ, hạnh phúc chỉ cần nhỏ nhoi như khi có người cảm thông mà thôi.

Theo Baophapluat.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận