Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Chó dữ cắn đứt tai bé trai 18 tháng tuổi

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-09-29 09:09

Trong lúc chơi ở nhà hàng xóm, bé T.V.N. (18 tháng tuổi, ở huyện Đông Anh, Hà Nội) bất ngờ bị chó cắn vào vùng hàm mặt. Dù người mẹ đã cố kéo con ra nhưng vẫn không thể cản được chú chó hung dữ.

Ngày 15/6, một tai nạn hy hữu đã xảy ra khi bé N. sang nhà hàng xóm chơi và bị chó tấn công. Mặc dù có người lớn đi cùng và kịp thời can thiệp nhưng cháu bé vẫn bị thương nặng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, cháu bé đã được người nhà đưa ngay tới Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chia sẻ với báo chí, bác sĩ Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa phẫu thuật sọ mặt và tạo hình (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho hay: "Trường hợp bé N. có tổn thương khá hiếm gặp do vành tai bị mất một phần lớn sụn và da của gờ luân, hõm thuyền, gờ đối luân,… phần sụn còn lại bị mất da và dập nát nhiều."


Tai phải của cháu N. trước và sau khi phẫu thuật tái tạo da
Tai phải của cháu N. trước và sau khi phẫu thuật tái tạo da

Với kinh nghiệm phẫu thuật tạo hình, bác sĩ cho biết, tạo hình vành tai ngay lần đầu rất khó khăn vì thiếu tổ chức sụn và da, kèm theo trên nền nguy cơ nhiễm trùng do chó cắn. Sau khi tính toán các phương án, nhóm bác sĩ phẫu thuật quyết định sẽ tạo hình vành tai qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là bảo tồn tối đa sụn, còn lại bằng cách đặt sụn xuống tổ chức da sau tai và giai đoạn 2, các bác sĩ sẽ tạo hình lại vành tai cho bé.

Gần 3 tháng sau khi phẫu thuật lần 1, ngày 15/9 vừa qua, cháu N. đã được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật lần 2 dựng lại khung sụn, dùng vạt da lấy từ sau tai để tạo hình vành tai. May mắn, sau 2 lần phẫu thuật tạo hình, đến thời điểm này, vành tai của cháu N. đã trở về gần như bình thường.

Các bác sĩ cho biết trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương khá phổ biến. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo. Nếu gia đình có nuôi chó thì cố gắng cách ly với trẻ ở khoảng an toàn, đặc biệt là chó đang nuôi con, đang ăn hoặc bị thương… Khi thả chó ra khỏi nơi nhốt thì phải rọ mõm, tuân thủ chích ngừa chó định kỳ. Khi bé bị chó cắn nên đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời và chích ngừa.

Trước đây đã từng có trường hợp chó cắn gây hậu quả nghiêm trọng. Tháng 8/2017, bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do bệnh dại xảy ra gần đây trên địa bàn tỉnh này.

Trước đó, vào ngày 20/8, bà T.T.T. (52 tuổi, ngụ xã Ea Tân, H.Krông Năng) có biểu hiện mất sức, nôn ói, sợ gió, sợ nước, mạch đập nhanh. Sau đó, bà T. đã được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Đến chiều 21/8, bệnh nhân tử vong tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh dại, sốt nhiễm trùng, động kinh.

Qua tìm hiểu, người nhà bà T. cho biết, trước đó 2 tháng bà T. bị chó chạy rông cắn vào bàn chân nhưng bà không đến cơ sở y tế để kiểm tra, tiêm phòng.

Một trường hợp tử vong do bệnh dại khác xảy ra tại huyện Ea H’leo vào giữa tháng 6 vừa qua đó là anh N.V.H (33 tuổi, trú thị trấn Ea Drăng, H.Ea H’leo) bị chó dại cắn, sau đó vết thương bị nhiễm trùng và được điều trị tại một bệnh viện. Ngày 6/7, bệnh nhân được đưa về nhà và tử vong sau đó một tuần. Chẩn đoán nguyên nhân tử vong do bệnh dại.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận