Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Chiến dịch Không vận trẻ em 1975: Di tản hay bắt cóc?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-04-12 12:04

Dù mang danh nghĩa nhân đạo, chiến dịch Không vận Trẻ em mà quân đội Mỹ thực hiện năm 1975 đã để lại nhiều tai tiếng và trở thành chủ đề tranh cãi trong chính dư luận nước này.

Một nhân viên người Mỹ đặt các em nhỏ vào từng hộp, thắt dây an toàn, trước khi đem lên máy bay.
Một nhân viên người Mỹ đặt các em nhỏ vào từng hộp, thắt dây an toàn, trước khi đem lên máy bay trong chiến dịch di tản hơn 2.000 trẻ em Việt Nam tới Mỹ năm 1975. Ảnh: Ảnh: DIA.mil

Chương trình Không vận Trẻ em (Babylift) của quân đội Mỹ nhằm di tản hàng nghìn trẻ nhỏ từ Sài Gòn tới Mỹ và một số nước châu Âu diễn ra từ 2/4 đến 26/4/1975. Nhiều ý kiến trái chiều nảy sinh về chiến dịch di tản quy mô lớn của Washington. 

Một số người Mỹ, gồm các nhân viên cứu trợ ở miền nam Việt Nam, đồng tình với chương trình vì họ cho rằng nó đã cứu sống nhiều em nhỏ. 

Sơ Susan McDonald là người chăm sóc cho khoảng 100 bé sơ sinh tại trung tâm New Heaven ở Sài Gòn. Chiến sự căng thẳng hơn vào giai đoạn cuối chiến tranh, thực phẩm khan hiếm và giá xăng tăng cao. Vì vậy, cô nhi viện phải phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ bên ngoài để tiếp tục chăm sóc cho các bé. Khi chính phủ Mỹ mời Susan tham gia chiến dịch Babylift, bà nhận lời.

"Trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc khi đó, nhiều gia đình vì quá khó khăn nên không thể nuôi con. Họ đành phải cho con vào trại mồ côi, hoặc thậm chí bỏ các bé ở đầu đường, xó chợ. Chiến dịch có thể ẩn chứa nhiều động cơ chính trị khác nhưng với tư cách là người trực tiếp chăm sóc trẻ mồ côi Việt Nam trong nhiều năm, khi ấy, tôi chỉ mong các em có cơ hội được sống và trưởng thành", sơ Susan trả lời phóng viên Zing.vn

Ngày 26/4/1975, sơ Susan lên máy bay cùng 200 trẻ em Việt Nam và 14 người chăm sóc. Phi cơ dừng ở Philippines để chuyển những bé sức khỏe yếu tới bệnh viện. Sau hơn một tuần nghỉ chân, những trẻ còn lại tiếp tục cuộc hành trình tới thành phố Seattle, Mỹ.

"Di tản hay bắt cóc trẻ em?"

Tổng thống Gerald R. Ford bế một em bé Việt Nam khi máy bay hạ cánh ở Mỹ. Ảnh: Daily Beast
Tổng thống Gerald R. Ford bế một em bé Việt Nam khi máy bay hạ cánh ở Mỹ. Ảnh: Daily Beast

Dù mang danh nghĩa chiến dịch nhân đạo, Babylift để lại nhiều tai tiếng và trở thành chủ đề tranh cãi trong chính nước Mỹ.

Dư luận nước này tranh luận về mục đích, thủ tục và tính pháp lý của chiến dịch Babylift. Vào thời điểm đó, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Graham Martin tuyên bố, cuộc di tản "sẽ giúp đảo ngược ý kiến của công luận Mỹ về lợi thế của chính quyền miền Nam Việt Nam".

Tuy nhiên, luật sư Tom Miller, người tham gia các vụ kiện, gọi chiến dịch là "một trong những nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng của Mỹ nhằm đạt sự cảm thông từ dư luận về cuộc chiến".

Cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ cho thấy một số cơ quan liên bang và địa phương không đồng tình với chiến dịch Babylift. Nhiều ý kiến cho rằng việc di tản trẻ mồ côi Việt Nam, gồm những đứa con lai do hậu quả chiến tranh, không mang tính chất nhân đạo. Chiến dịch đã tách những em bé sơ sinh còn non nớt ra khỏi cha mẹ, quê hương và văn hóa của chính mình.

Báo chí Mỹ lúc bấy giờ đặt ra các câu hỏi nghi vấn về chương trình Babylift: "Đây là chương trình di tản hay bắt cóc trẻ em?" hoặc "Những trẻ mồ côi: được bảo vệ hay chịu tổn hại?".

Theo trang adoptvietnam.org, không phải tất cả trẻ em trong chiến dịch đều là trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh. Nhiều em đã lớn. Đa số trẻ Babylift mắc một số bệnh, chấn thương, suy dinh dưỡng hoặc bị trầm cảm. Nhiều trẻ khác quá yếu và không thể sống sót.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ nhi, những em được nhận nuôi chỉ ổn định sức khỏe và cảm thấy an toàn trong gia đình mới sau 2 hoặc 3 năm. Tại bang New South Wales, Australia, phần lớn trẻ có thể hòa nhập với gia đình và cuộc sống tại đất nước mới sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, các em phải đối diện với định kiến và phân biệt đối xử khi trưởng thành.

"Tôi cảm thấy sự khác biệt vì mái tóc đen và nước da ngăm. Thời niên thiếu của tôi ở trường phổ thông Coleraine rất khó khăn. Các bạn bắt nạt và xúc phạm tôi. Tôi từng ước mình có làn da trắng và mái tóc vàng hoặc nâu như các bạn, để được hòa đồng và chấp nhận như những cô gái khác. Tôi đã khóc rất nhiều", Tanya Mai nói với Telegraph. 

Tranh cãi pháp lý

Một cặp vợ chồng người Mỹ nhận Jennie Noone, một bé gái Việt Nam trong chương trình Babylift, làm con nuôi vào ngày 5/6/1975.
Một cặp vợ chồng người Mỹ nhận Jennie Noone, một bé gái Việt Nam trong chương trình Babylift, làm con nuôi vào ngày 5/6/1975. Ảnh:Daily Beast

Một trong những tranh cãi lớn nhất về chiến dịch là giấy tờ của các em đã thất lạc hoặc không chính xác. Trong một số trường hợp, cha mẹ ruột hoặc người thân của các em đã tới Mỹ để đòi quyền nuôi con.

Nhiều vụ kiện diễn ra tại Mỹ về việc những đứa trẻ bị đưa khỏi miền nam Việt Nam năm 1975 trái với nguyện vọng của cha mẹ. Kiện tụng dẫn tới sự chậm trễ trong việc thực hiện hồ sơ cho các trường hợp nhận con nuôi.

Luật sư Tom Miller đã đưa bố mẹ đẻ của những trẻ Babylift tới tòa án để đối chất về việc nhận lại con, nhưng mọi chuyện không khả thi. Thẩm phán Spencer Williams chia nhỏ vụ kiện thành 2.000 vụ nhỏ lẻ liên quan tới chiến dịch Babylift. Vì số lượng các đơn kiện nhiều nên có những vụ kéo dài đến tận ngày nay.

Vợ chồng Johnny và Bonnie Nelson tại thành phố Forest City nhận nuôi bé Ben, 4 tuổi, từ chiến dịch Babylift. Trong khi đó, bà Doãn Thị Hoàng An tại thành phố Great Falls, bang Montana, nhận mình là mẹ ruột của bé Ben.

Bà An nói đã gửi 8 đứa trẻ vào cô nhi viện tại Sài Gòn trước khi chính quyền miền nam Việt Nam sụp đổ. Trong phiên tòa phân xử về quyền nuôi Ben, thẩm phán tuyên bố bà An chính là mẹ ruột của cậu bé. Ông bà Nelson sau đó quyết định kiện lên tòa thượng thẩm. Mọi thủ tục nhận Ben làm con nuôi cũng rơi vào bế tắc.

Một bài viết trên tờ Des Moines Register cho hay: "Một năm sau sau chiến dịch, hàng trăm em nhỏ vẫn sống trong tình trạng pháp lý mù mờ". Theo thống kê năm 1976 của Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS), 1.671 trẻ được nhập quốc tịch Mỹ hợp lệ và 353 trường hợp không hợp lệ.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận