Tin mới
5
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Ảnh

sunwin | sunwin

Chàng trai TQ ở chuồng lợn, 12 năm chăm mẹ tâm thần

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-08-17 10:08
Cha mất từ khi mới 4 tuổi, Lưu Tú Cường một mình chăm sóc mẹ bị bệnh tâm thần. Vượt qua khó khăn, anh trở thành giáo viên giỏi và là diễn giả truyền động lực cho mọi người.

"Tôi hạnh phúc khi không trở thành gánh nặng của xã hội và có cơ hội nhận ra giá trị bản thân", Lưu Tú Cường (32 tuổi), Hiệu phó Trường cấp 2-3 Thực nghiệm huyện Vọng Mô (tỉnh Quý Châu, Trung Quốc), mở đầu khi kể về câu chuyện nhiều năm vừa đi học, vừa chăm sóc người mẹ bị bệnh tâm thần, theo Sohu.

Lưu sinh ra tại một ngôi làng ở miền núi huyện Vọng Mô. Năm anh lên 4, cha anh ốm nặng rồi qua đời. Đối mặt cú sốc lớn, mẹ anh bị sang chấn tâm lý và mắc chứng rối loạn tâm thần. Mảnh ruộng của gia đình cũng phải bán để lo hậu sự cho cha.

Mẹ anh không còn khả năng lao động, mọi việc đều dựa vào Lưu. Còn ít tuổi, không có ai thuê làm việc, Lưu tự thuê lại mảnh ruộng cũ của gia đình để trồng lúa. Người ta trả công anh 250 kg gạo, đủ để hai mẹ con ăn trong một năm.

Hoàn cảnh quá khó khăn nhưng Lưu luôn hiểu rằng chỉ có học tập và kiến thức mới có thể giúp mình thành công nên anh quyết không bỏ học, dù phải đánh đổi bất cứ giá nào.

nuoi me tam than anh 1
Lưu Tú Cường được bầu chọn là "Giáo viên tốt nhất Trung Quốc" năm 2018.

Học tập để thay đổi số phận

Năm 7 tuổi mới được vào lớp 1, Lưu xuất sắc giành vị trí thứ 3 toàn huyện khi tốt nghiệp tiểu học. Anh kể rằng thời đó, người dân nông thôn không quá coi trọng chuyện học hành song anh luôn ý thức tự đọc thêm sách - thứ đã mang đến cho anh "điều kỳ diệu".

Tuy nhiên, do vấn đề kinh tế, Lưu không vào được trường cấp 2 của huyện. Cuối cùng, anh tự mình tìm được một trường tư thục và được miễn học phí khi giành thủ khoa đầu vào.

Lưu đưa mẹ cùng đi theo đến điểm trường mới. Không có tiền thuê nhà, anh dùng rơm rạ để dựng một căn chòi tạm, đào một hố đất trước nhà rồi đặt chiếc nồi sắt lên làm bếp nấu ăn.

Sau giờ học, anh đi nhặt phế liệu đem bán hay làm thuê lặt vặt vào cuối tuần để kiếm tiền nuôi cả hai mẹ con. Mỗi tuần, anh kiếm được khoảng 20 nhân dân tệ, số tiền ít ỏi không đủ cho sinh hoạt dù anh đã tằn tiện hết mức.

nuoi me tam than anh 2
Lưu đi nhặt phế liệu để trang trải cuộc sống

Năm 2004, Lưu Tú Cường tốt nghiệp cấp 2 và được nhận vào trường THPT số 1 huyện An Long. Ngày nhập trường, anh chỉ có 600 nhân dân tệ - số tiền anh kiếm được trong kỳ nghỉ hè nhờ làm công nhân sửa chữa đập thủy điện.

Số tiền ít ỏi không đủ để thuê một căn nhà, Lưu đành phải thuê một chuồng lợn bỏ không gần trường với giá 200 nhân dân tệ cho cả năm. Chuồng lợn 4 bề không có cửa, anh phải dùng bao tải để che chắn tạm.

Trong 3 năm cấp 3, Lưu vừa học vừa làm việc kiếm sống.

Kỳ thi đại học năm 2007, anh thi trượt do ốm đau, cơ thể suy nhược sau thời gian lao lực quá dài. 8X tuyệt vọng và nghĩ đến những điều tiêu cực. Nhưng anh thay đổi suy nghĩ khi lật lại nhật ký và nhìn thấy một dòng anh từng viết: "Tôi đã khóc khi mình không có giày đi, cho đến khi nhìn thấy một người còn không có chân để đi giày".

nuoi me tam than anh 3
Lưu Tú Cường vừa đi học, vừa chăm sóc mẹ.

Anh vực lại tinh thần, tự nhủ mình còn may mắn hơn rất nhiều người vì có mẹ. "Bà không nuôi nấng hay chăm sóc tôi nhưng chỉ cần có mẹ, tôi vẫn còn mái ấm".

Anh quyết tâm thi lại. Tháng 8 năm đó, anh thuyết phục được hiệu trưởng một trường tư cho mình nhập học trở lại. Đến kỳ thi năm 2008, anh đậu vào ĐH Sư phạm Lâm Nghi (nay là Đại học Lâm Nghi). Ngày nhận giấy báo, Lưu ôm mẹ và khóc vì sung sướng.

Dù khoản học phí và tiền sinh hoạt ở đại học là mối lo lớn, Lưu vẫn kiên định với suy nghĩ chỉ có học hành mới giúp anh thay đổi số phận. Tháng 8/2018, câu chuyện của anh được chia sẻ trên mạng, nhiều người cảm động và đã cùng chung tay giúp đỡ.

ĐH Lâm Nghi cũng bố trí chỗ ở tạm thời cho hai mẹ con và sắp xếp cả công việc bán thời gian trong trường để anh vừa tiện học hành, vừa chăm sóc mẹ.

Không muốn để ai thương hại

Sau khi nhập học, nhiều doanh nghiệp, mạnh thường quân đã liên hệ, ngỏ ý giúp đỡ nhưng Lưu từ chối. Anh nói rằng mình đủ sức làm việc, trang trải, muốn được người khác tôn trọng chứ không phải để người ta thương hại.

Anh còn giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn. Trong những năm đại học, Lưu đã gửi một phần tiền làm thêm để giúp đỡ 3 người em mà anh từng gặp hồi đi nhặt phế liệu ở quê.

Năm 2012, khi chuẩn bị tốt nghiệp đại học, Lưu nhận được cuộc gọi từ một em gái mà anh từng quen khi đi nhặt phế liệu. Cô nói không muốn đi học nữa và sắp sửa lấy chồng. Nghe xong, Lưu buồn bã và anh quyết phải về quê dạy học.

"Tôi muốn tạo ra sự thay đổi cho quê nhà", Lưu bày tỏ. Anh nói muốn những đứa trẻ ở quê hiểu rằng cuộc sống cần phải có ước mơ.

Anh trở thành giáo viên một trường cấp 2-3 ở quê. Năm đầu tiên, anh được phân công làm chủ nhiệm một lớp 9. Cuối năm đó, lớp anh có số học sinh đậu vào lớp 10 nhiều nhất khối.

Năm 2015, anh trở thành chủ nhiệm của lớp 10 có thành tích yếu nhất trường. Sau khi nhận lớp, anh bắt đầu chấn chỉnh thái độ và nâng cao sự tự tin cho các em. Để gần gũi hơn những học sinh của mình, Lưu còn mời các em về nhà và tự nấu ăn để đãi.

nuoi me tam than anh 4
Lưu Tú Cường trở thành giáo viên...

nuoi me tam than anh 5
... và diễn giả được ngưỡng mộ.

Sau 3 năm, cả lớp đã có sự chuyển mình đáng kinh ngạc. Cả 47 học sinh đều đậu đại học. "Tôi muốn nói với các em rằng đừng bao giờ coi nhẹ ước mơ. Đó là lý do tôi đến đây", Lưu chia sẻ.

Năm 2018, anh được bổ nhiệm làm hiệu phó của Trường cấp 2-3 Thực nghiệm huyện Vọng Mô.

Trong 7 năm đi dạy, Lưu thường xuyên đến nhà từng học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh của từng em. 8 chiếc xe máy của anh đã hỏng trên hành trình dọc theo từng xóm nhỏ của vùng núi. Đổi lại, anh giúp được 40 học sinh khó khăn có cơ hội trở lại trường.

Lưu Tú Cường cũng trở thành diễn giả truyền động lực được ngưỡng mộ. Anh đã có hơn 1.100 bài diễn thuyết ở khắp nơi trên đất nước. Anh cho rằng chìa khóa để thay đổi mỗi người là "sự thức tỉnh" - đánh thức học sinh và cả sự quan tâm của xã hội cho sự nghiệp giáo dục.

Năm 2018, anh được bầu chọn là "Giáo viên tốt nhất Trung Quốc". Lưu hạnh phúc với danh hiệu này nhưng anh cho rằng "mình chỉ là người may mắn", thực tế còn nhiều giáo viên tốt vẫn đang bám trụ ở những vùng sâu, vùng xa và hết lòng vì học sinh.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...