Tin mới
2
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
4
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Ảnh

sunwin | sunwin

Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể

Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân

Chàng sinh viên ĐH Thương mại leo đồi cách nhà 7 km để học online

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-04-18 09:04
Cứ đều đặn mỗi ngày 7 km, Thào A Chư leo đồi vượt núi học online. 9X không ngại khổ, không sợ đường xa mà chỉ lo những hôm mưa gió sách vở ướt, điện thoại hỏng không có gì để học.

5h sáng, Thào A Chư, sinh viên năm 2, khoa Kinh tế Luật, ĐH Thương Mại (Hà Nội), trèo lên ngọn đồi cách nhà 7 km để bắt sóng 3G học online.

Chư là người dân tộc Mông, quê ở Thôn Pắc Bẹ, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên (Sơn La).

Chia sẻ với Zing, Chư cho biết loạt ảnh về nơi học tập được một người bạn chụp khi cậu đang học bài rồi chia sẻ trên mạng.

Chang sinh vien DH Thuong mai leo doi cach nha 7 km de hoc online hinh anh 1 92387830_3287448684608118_4400607299454894080_n.jpg
Hàng ngày, Chư phải trèo lên ngọn đồi cách nhà 7 km để học online

Sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, trường Chư triển khai cho sinh viên học online do dịch bệnh. Ở vùng núi hẻo lánh, khu Chư sống chỉ có thể bắt sóng Internet trên đỉnh ngọn đồi gần nhà.

Nam sinh cho biết những ngày trời nắng cậu mất một giờ đồng hồ đi xe máy 4 km rồi đi bộ tiếp khoảng 3 km để tới điểm có sóng. Ngày trời mưa, 9X mất tới 2h đi bộ vì đường trơn trượt, không thể đi xe máy.

Lịch học của Chư kéo dài từ thứ 2 đến thứ 6. Những ngày học thông 2 buổi, cậu tự mang cơm lên đồi để ăn trưa và ở lại học tiếp buổi chiều.

Cứ đều đặn như vậy, mỗi ngày Chư lại vượt 7 km đường núi đi học. Chiều đi học thì sáng đi làm rẫy, hôm nào học cả ngày cậu bạn xin cha mẹ nghỉ làm để tập trung học.

Chư không sợ về muộn, không sợ ở một mình mà chỉ sợ những hôm trời mưa bất thình lình khiến sách vở, điện thoại ướt hết.

Vì không có laptop, Chư phải học qua màn hình điện thoại. Điều này khiến cho cậu thường xuyên không xem được hết bài giảng do bị lỗi phông chữ.

Để có nguồn Internet ổn đinh, Chư cho biết sắp tới cậu muốn xin bố mẹ thuê phòng trọ xuống huyện để học bài.

Cách đây 2 năm, Chư là niềm tự hào của cả xã khi đỗ một trường đại học lớn ở Hà Nội. Ngày Chư đi học, cha mẹ cũng canh cánh trong lòng vì không có tiền để lo cho con. Từ ngày lên thành phố, mỗi năm, Chư chỉ dám về nhà đúng một lần để tiết kiệm tiền cho cha mẹ.

Dù đã được miễn học phí do là người dân tộc thiểu số, nam sinh vẫn đi làm thêm từ phụ bếp, ship hàng để mua thêm sách vở, chi tiêu suốt 2 năm nay.

Ngoài việc học, chàng sinh viên luật thích nghe nhạc, chơi đàn, thổi sáo và luyện tập thể thao.

Không chỉ ham học, Chư còn năng nổ tham gia nhiều hoạt động tại trường. Chàng trai sinh năm 1999 đang là thành viên CLB tình nguyện của khoa.

Kỳ I năm học 2019-2020, Thào A Chư được trao học bổng dành cho sinh viên nghèo vượt khó có thành tích học tập tốt trong sự kiện 1000 CEO 2019.

Thầy Nguyễn Việt Thái, cán bộ trường ĐH Thương mại, nhận xét Chư là cậu học trò chăm chỉ.

Nắm được thông tin về Thào A Chư, các thầy cô trường Đại học Thương mại cho biết sẽ chụp lại toàn bộ bài giảng và gửi tới em trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, các thầy cô trong khoa Kinh tế luật muốn quyên góp tặng Chư một chiếc máy tính cá nhân trị giá 10 triệu đồng.

Trước đó, Ma Thị Tươi, sinh viên năm 2 khoa Khách sạn Du lịch, Đại học Thương mại (Hà Nội) phải dựng lán trên đồi, bắt sóng học online.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận