Tin mới
3
Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày
Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói
5
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói

Câu chuyện cảm động về chú xe ôm mặc đồ rằn ri ở Đà Lạt

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-03-25 09:03

Không chỉ nhiệt tình lái xe đưa nữ khách hàng đi mua thuốc, mua cháo cho chồng đang nằm viện. Chú xe ôm người gốc Đà Lạt còn chủ động "xung phong" vào mua đồ giúp "thượng đế" để được bán với giá rẻ hơn và nhất quyết không lấy thêm tiền vì "chú giúp con vậy là chú vui rồi, sau này cần đi đâu hay mua gì thì cứ gọi chú là được".

Khi người ta vẫn thường lầm tưởng, Đà Lạt trở thành đất du lịch, đất của những khách du lịch phương xa thì người dân bản địa cũng dần thay đổi, chẳng còn thật thà, chất phác như xưa. Vậy nhưng, đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm mà thôi. Bởi, bất cứ nơi nào ở Đà Lạt, bạn cũng có thể nhận được sự giúp đỡ vô điều kiện từ một người xa lạ giống như cái cách mà chú lái xe ôm mặc áo rằn ri vẫn thường cư xử với khách hàng của mình.

Mới đây, câu chuyện cảm động về một chú xe ôm ở Đà Lạt có tính cách dễ thương, nhiệt tình giúp đỡ mọi người lại chẳng hề vụ lợi khách du lịch được đăng tải trên trang cá nhân của cô gái tên Nguyên - nữ nhà văn tự do đang thu hút được sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng.

Theo lời cô gái kể lại, hôm ấy trời Đà Lạt nắng gắt, khi cô đang đứng chờ taxi mòn mỏi thì có một chú mặc áo khoác rằn ri, đầu đội nón lính, chân đi bốt đen, dừng lại bên đường hỏi cô có đi xe không và đưa ra lời khuyên sẽ rất lâu nữa mới có taxi.

"Tôi nói chú chở con đi hiệu thuốc nha. Chú ừ, để chú chở con ra hiệu thuốc trong chợ, bán thuốc rất hay con à.

- Rồi chú chở con đi mua cháo nữa nha.

- Nếu vậy thì chú chở con đi hiệu thuốc P. ở gần chỗ bán cháo luôn, đi vậy thuận đường cho con hơn, thuốc và cháo đều chất lượng hết".

Vốn tò mò về những con người trên đường mà mình gặp phải, Nguyên có thói quen muốn được nói chuyện với họ, được nghe họ kể chuyện giống như được nhìn vào những cuộc đời khác nhau, không ai giống ai cả. Vậy nên, cô mới biết, chú xe ôm ấy sinh ra ở Đà Lạt, năm nay đã ngoài 50 tuổi.


Hình ảnh chú Kỳ với trang phục rằn ri hầm hố khi đang đứng mua đồ ăn giúp Nguyên được cô lén chụp lại - Ảnh: FB N.C.C.C.N
Hình ảnh chú Kỳ với trang phục rằn ri hầm hố khi đang đứng mua đồ ăn giúp Nguyên được cô lén chụp lại - Ảnh: FB N.C.C.C.N

Có lẽ, vốn dĩ con người của chú lái xe đã dễ gần, dễ mến nên suốt quãng đường đi chú đều luôn miệng kể về nguồn cội của chính mình. Chú tự hào nói về đức tính của người Đà Lạt luôn tử tế, hiền lành, tốt bụng, họ không bao giờ chặt chém, hung dữ hay chua ngoa như những gì người ta vẫn đồn thổi. Chú xe ôm cũng kể về những nơi mà chú sắp dẫn cô qua mua đồ, những chỗ chú biết mà nhiều người không biết. Chẳng hạn, cái nhà thuốc mà chú sắp trở Nguyên tới là 1 trong 2 nhà thuốc giỏi nhất của Đà Lạt, vừa uy tín lại vừa hết bệnh. Nhà chú có tới hơn 10 nhân khẩu mà từ trẻ nhỏ đến người lớn, cứ hễ có bệnh là ra hai chỗ này mua thuốc là khỏi.

Chưa hết, khi biết Nguyên còn chưa ăn trưa, chú lại nhiệt tình giới thiệu quán mì Quảng mà chỉ có dân Đà Lạt mới biết. "Nó nằm trong đường nhỏ, bà chủ bán mì từ hồi còn căn nhà gỗ lụp xụp, bây giờ xây nhà mấy tấm kiên cố rồi. Một ngày dọn ra đúng 2 tiếng đồng hồ là hết sạch, mà toàn là dân địa phương ăn không à… Con mua cháo cho người bệnh, còn con đằng nào chiều cũng phải ăn chiều chứ, lát con ăn mì quảng không, chú mua cho con một phần ăn cho biết?".

Đặc biệt, khi đến quán mì, chú xe ôm kêu Nguyên đứng trông xe còn chú thì chạy vào mua để vừa được bán nhiều lại vừa được giá "người quen". Chú còn khuyên cô nên mua cháo thịt ức, thịt nạc chứ đừng lấy da lấy mỡ vì như thế người bệnh sẽ không tiêu hóa được.


Ngoài thời gian chạy xe, chú Kỳ thường ở nhà chơi với các cháu của mình (ảnh: FB K.T.T)
Ngoài thời gian chạy xe, chú Kỳ thường ở nhà chơi với các cháu của mình (ảnh: FB K.T.T)

Từ đầu tới cuối, cô chỉ biết dạ dạ, việc gì chú cũng tính toán giùm hết rồi, cô chỉ nghe thuyết minh thôi là đủ. Mà theo cảm nhận của Nguyên, chú là một người vui tính, bộc trực, ăn nói rõ ràng thẳng thắn. Lúc tới quán cháo chú cũng chống nghiêng cái xe, kêu cô đứng đây chờ để chú vô mua cháo cho. Nhưng lúc ấy, thấy trời nắng, lại muốn nhắn tin hỏi thăm chồng nên cô chạy vào mái hiên gần đó đứng bấm điện thoại. Bỗng, lát sau Nguyên giật mình nghe giọng chú từ trong quán quát ra:

“Ê con nhỏ, chú kêu mày đứng giữ xe, mày lủi vô đó mất xe làm sao, chìa khóa còn cắm trên xe luôn kìa? Tôi cười ha ha, chạy ra chỗ xe thấy chú còn cắm chìa khóa trên xe thiệt. Định ghẹo chú con nghe nói ở Đà Lạt dừng xe ngoài đường không cần khóa cổ cũng đâu có mất mà thôi, sợ chú quát tiếp".

(Ảnh: FB K.T.T)
(Ảnh: FB K.T.T)

Cứ sợ chú giận vậy mà ngược lại, chú lại chính là người sợ Nguyên giận dỗi vì chú có nhỡ hét lớn với cô về việc không "hoàn thành nhiêm vụ" trông xe. Bởi vậy, trên suốt đường về, chú lái xe đều liên tục hỏi han cô, giải thích rõ cho cô hiểu chuyện. Đồng thời, chú cũng dặn dò cô sau này có muốn ăn gì hay mua gì ở Đà Lạt thì chỉ cần gọi điện cho chú, chú sẽ mua tới tận nơi, tính giá bằng giá xe ôm cho cô khỏi mất công đi mua. 

Khi về đến nơi, Nguyên chủ động hỏi xin chú số điện thoại để liên lạc và ngỏ ý muốn gửi chú thêm tiền để cảm ơn thì ngay lập tức, chú đã từ chối thẳng thừng:

"- Thôi chú không lấy đâu, chú chỉ lấy đúng 50 ngàn tiền xe và tiền đồ ăn như quán họ tính thôi, chú không lấy thêm của con được.

Tôi năn nỉ chú nhận giùm, hôm nay chú giúp con quá nhiều mà, mà đường cũng xa nữa.

- Không con, chú giúp con vậy là chú vui rồi, chú không lấy thêm tiền của con đâu, con cất đi. Sau này cần ăn gì hay đi đâu thì gọi chú là được".

Câu chuyện về chú xe ôm chở khách đi mua cháo, mua thuốc mà không tính một đồng tiền phí nào

Cuối cùng, Nguyên tâm sự, đến cuối ngày hôm đó khi trút phần cháo nóng hổi cho chồng và nhìn vào gói thuốc không có những viên thuốc bổ người ta hay bỏ vào cho nhiều số lượng, khi bưng tô mì quảng ngon lành với mớ rau xanh giòn ngọt thì cô biết chú hoàn toàn nói thật về người Đà Lạt, về sự hiền lành tử tế của họ và chuyến đi của cô nhờ gặp được những người như chú mà có thêm nhiều ý nghĩa.

"Đến Đà Lạt đừng nên chỉ ngồi trong cửa kính ô tô nhìn ra, hãy bước xuống trò chuyện với người dân, đi đến vài nơi chỉ dân địa phương mới biết, bạn sẽ thấy một Đà Lạt rất gần gũi, bao dung và tử tế".

Ngay khi bài viết về chú lái xe ôm mặc áo rằn ri được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn từ mọi người khi có tới gần 10 ngàn lượt yêu thích, hơn 3 nghìn lượt chia sẻ và hàng nghìn lượt bình luận.

Hầu hết, mọi người đều bày tỏ sự nể trọng và tình cảm quý mến của mình dành cho chú lái xe tốt bụng dù chưa từng một lần được gặp chú ngoài đời.

Một bạn có tên facebook V.L bình luận: "Đọc bài xong thấy tự hào quá. Vì người Đà Lạt bản tính vậy rồi. Không tính toán, không vu lợi, thật thà... yêu lắm Đà Lạt ơi".

Hay bạn gái có tên D.N.N chia sẻ câu chuyện mà mình từng trải qua: "Người đà lạt chính gốc họ thế đó. Bây giờ nhiều người tứ xứ quá hết vậy rồi. Hồi 2009 lên đó đi chơi với con bạn nó kêu nó vô chợ xíu. Nó ngừng ngay chợ để luôn chìa khóa kéo mình chạy đi. Tui kêu ê để vậy mất xe à. Nó bảo không mất đâu. Đi một hồi quành lại mới lấy xe. Mới 9 năm mà đà lạt khác quá".


Chân dung cô gái may mắn găp được chú lái xe ôm tốt bụng (ảnh: FB N.C.C.C.N)
Chân dung cô gái gặp được chú lái xe ôm tốt bụng (ảnh: FB N.C.C.C.N)

Chia sẻ thêm với chúng tôi, nữ nhà văn tự do cho biết, cô gặp chú vào những ngày trước tết, khoảng 24-25 tháng 12 âm lịch. Tuy rằng đã không ít lần đến Đà Lạt nhưng chính sự nhiệt tình của chú Kỳ (tên của chú xe ôm) khiến cô rất bất ngờ và cảm động.

Ngoài ra, cô cũng rất hài lòng với món cháo và mì quảng mà chú đã mua giúp cô. "Trước khi được chú Kỳ mua cho cháo và mì Quảng thì tôi chưa từng thử 2 món ăn này ở Đà Lạt, tôi thấy đồ ăn chú Kỳ mua rất ngon, sạch và chất lượng".

Hiện tại, bài viết vẫn đang được mọi người tiếp tục chia sẻ trên mạng xã hội với ý nghĩa lan tỏa những hành động tốt đẹp trong cộng đồng.

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận