Tin mới
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Cánh tay nhân tạo kỳ diệu có cảm giác như thật

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-09-15 09:09

Một thanh niên 28 tuổi, bị bại liệt trong hơn một thập kỷ do chấn thương tủy sống, vừa trở thành người đầu tiên có thể cảm nhận "cảm giác vật lý" thông qua một cánh tay giả được nối trực tiếp với não của anh.

Tiến bộ này được tạo ra bởi những công nghệ thần kinh phức tạp do Cơ quan Các dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thuộc Lầu Năm Góc, Hoa Kỳ phát triển. Trong tương lai, người bị liệt hoặc mất các chi có thể thao tác với các đối tượng bằng cách gửi sóng não tới các bộ phận tay/chân giả và có thể cảm nhận được chính xác những gì các chi giả đang chạm vào.

2532696_ban_tay_nhan_tao_1-f66e1

Các nhà khoa học sẽ cấy những mảng điện cực vào vùng vỏ não cảm giác của tình nguyện viên bị liệt. Vùng vỏ não này chịu trách nhiệm xác định các cảm giác xúc giác như áp lực. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đặt các mảng điện cực vào vỏ não vận động, vùng vỏ não chỉ đạo các chuyển động của cơ thể.

Dây dẫn sẽ kết nối vùng vỏ não vận động với tay/chân giả. Điều này giúp tình nguyện viên có thể kiểm soát những hoạt động của tay bằng suy nghĩ của họ. Mẫu tay giả trong thử nghiệm được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng (APL) tại Đại học Johns Hopkins. 

Tiếp theo, các nhà khoa học tìm cách cung cấp cho tình nguyện viên cảm giác khi cầm, nắm bằng tay giả. Tay giả của APL có chứa các cảm biến mô-men xoắn tinh vi có thể phát hiện áp lực trên các ngón tay và chuyển đổi những cảm giác vật lý thành tín hiệu điện. Nhóm nghiên cứu sử dụng dây dẫn để truyền những tín hiệu này về mảng điện cực trên não tình nguyện viên.

Modular-Prosthetic-Limb-619-3164-f66e1

Ngay trong thử nghiệm đầu tiên, khi các nhà nghiên cứu chạm nhẹ vào từng ngón tay giả của tình nguyện viên, tình nguyện viên đã cảm nhận được với độ chính xác gần 100% ngón tay giả nào đang được chạm. Tình nguyện viên cho biết anh cảm nhận thấy ngón tay giả giống như ngón tay thật của anh.

Ngoài các chương trình nghiên cứu về chân/tay giả, DARPA còn nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác như phát triển robot, các công nghệ y tế và khoa học quân sự. Khám phá không gian cũng là một lĩnh vực mà DARPA tích cực khai thác.

Theo Trí thức trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận