Tin mới
3
Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày
Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói
5
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói

Can thiệp bằng cách giảm dần sử dụng điện thoại

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-01-22 10:01

Trước một bộ phận không nhỏ giới trẻ nghiện điện thoại, Facebook, các chuyên gia tâm lý cho rằng, cần can thiệp bằng cách giảm dần, có sự can thiệp về tâm lý, bằng việc xây dựng kế hoạch, thời gian biểu với nhiều hoạt động khác.


Facebook có thể kết nối người ở xa, nhưng lại tạo khoảng cách người ở gần. Ảnh: Như Ý.
Facebook có thể kết nối người ở xa, nhưng lại tạo khoảng cách người ở gần. Ảnh: Như Ý.

Dấu hiệu nhận biết nghiện facebook

Bác sĩ Lê Thị Thu Hà (Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nghiện mạng xã hội (Facebook) có ở mọi lứa tuổi, giới tính. Thang đo nghiện Facebook của Bergen do các nhà nghiên cứu người Na Uy phát triển gồm sáu câu hỏi và nếu bạn trả lời là “thường xuyên” từ 4 – 6 câu, cho thấy bạn bị nghiện Facebook:

1) Bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về Facebook hoặc lên kế hoạch sử dụng nó; 2) Bạn cảm thấy một sự thúc giục sử dụng Facebook càng ngày càng nhiều; 3) Bạn sử dụng Facebook để quên đi các vấn đề cá nhân; 4) Bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng Facebook mà không thành công; 5) Bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bạn bị cấm sử dụng Facebook; 6) Bạn sử dụng Facebook rất nhiều đến nỗi nó đã có tác động tiêu cực đến công việc/ học tập của bạn.

Bác sỹ Hà cho rằng, hậu quả của nghiện Facebook có thể gây ra trầm cảm, tâm thần phân liệt. Khi lạm dụng điện thoại, Facebook, nhiều bạn trẻ không còn quan tâm cuộc sống thực chỉ quan tâm đến thế giới ảo, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ… làm trầm trọng thêm các dấu hiệu bệnh tâm thần. Hiện chưa có một loại thuốc nào để điều trị nghiện Facebook, mà chỉ dùng các can thiệp về tâm lý để bệnh nhân ngừng sử dụng nó.

TS. Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư I cảnh báo: Tình trạng nghiện điện thoại, Facebook có thể gây biến chứng nguy hiểm, dễ dẫn đến bị mắc bệnh trầm cảm. Khi thấy con, cháu có các dấu hiệu như sử dụng điện thoại quá nhiều thời gian, hay trốn học, hay nói dối, lười vệ sinh cá nhân, hay cáu gắt, căng thẳng, sống khép kín, không tiếp xúc, giao lưu với mọi người… các bậc phụ huynh cần theo dõi con em mình sát sao, có những giải pháp hạn chế dần sử dụng điện thoại để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Facebook đẩy người ở gần ra khoảng cách xa hơn

“Về nhà bố ôm điện thoại, mẹ ôm điện thoại và con cũng vậy. Ai cũng mải mê sống trong thế giới ảo của mạng xã hội, không có sự quan tâm, tương tác với con cái mình. Đấy cũng là lý do chính dẫn đến những đứa trẻ nghiện sớm mạng xã hội. Facebook kết nối người ở xa, nhưng lại tạo khoảng cách người ở gần”.

TS. Tâm lý học Nguyễn Thị Kim Quý

Tiếp xúc với các bậc phụ huynh có con, cháu đang chữa trị bệnh trầm cảm do nghiện mạng xã hội tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư I, phần lớn họ đều “ngại” cung cấp thông tin cho báo chí. “Đưa con vào viện tâm thần chữa bệnh gia đình tôi phải giấu mọi người, bạn bè của cháu. Ngay cả con gái tôi cũng sợ bạn bè, thầy cô ở trường biết chuyện. Ai cũng nghĩ đến việc vào viện tâm thần chữa bệnh là sợ rồi…”, bà Hiền, mẹ bệnh nhân L.H.T (nữ sinh lớp 12, ở Vĩnh Phúc), nói.

TS Tâm lý học Nguyễn Thị Kim Quý, Trưởng Phòng Tham vấn và trị liệu trẻ em (Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam) cho biết, có gia đình biết rõ con mình nghiện nhưng chỉ cấm đoán, tự chữa trị ở nhà vì sợ điều tiếng. “Ở Việt Nam, cai nghiện cho những đối tượng nghiện điện thoại, Facebook giống như “bắt cóc bỏ dĩa” khi chưa có trung tâm riêng, thường chữa trị ở các khoa thần kinh tại các bệnh viện. Đội ngũ bác sỹ chuyên môn còn thiếu, thường bác sỹ vừa chữa bệnh tâm thần, trầm cảm kiêm luôn chữa nghiện điện thoại, Facebook”, TS Kim Quý nói.

Theo TS Kim Quý, nhiều bạn trẻ hiện nay “nghiện” điện thoại, Facebook do nhiều nguyên nhân: Sân chơi cho các bạn trẻ thiếu; nhu cầu ngoài xã hội của bản thân không được đáp ứng; học hành căng thẳng chịu nhiều sức ép; muốn giải trí hoặc xả stress bực bội trong học tập, tình yêu, cuộc sống, họ tìm đến chiếc điện thoại để tìm kiếm niềm vui cho bản thân…

Dưới góc độ tâm lý, TS Kim Quý cho rằng các bậc phụ huynh cần tìm hiểu đến những nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp dẫn đến con em mình nghiện Facebook. “Chính người lớn cũng đang nghiện Facebook. Về nhà bố ôm điện thoại, mẹ ôm điện thoại và con cũng vậy. Ai cũng mải mê sống trong thế giới ảo của mạng xã hội, không có sự quan tâm, tương tác với con cái mình. Đấy cũng là lý do chính dẫn đến những đứa trẻ nghiện sớm mạng xã hội. Facebook kết nối người ở xa, nhưng lại tạo khoảng cách người ở gần”, TS Kim Quý nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với TS Kim Quý, TS Tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, để chữa trị bệnh nghiện Facebook cần tìm ra căn nguyên của nó. “Hiện thế giới chưa có mã bệnh nghiện Facebook mà chỉ mới dựa vào các triệu chứng của nó nên không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Vì vậy, khi có những biểu hiện của việc sử dụng Facebook quá nhiều thời gian, lo lắng, trầm cảm... cần can thiệp bằng cách giảm dần, có sự can thiệp về tâm lý, bằng việc xây dựng kế hoạch, thời gian biểu với nhiều hoạt động khác; hoặc có can thiệp từ các bác sĩ tâm lý với những liệu pháp tư vấn phù hợp”, TS Nam tư vấn.

Theo TS Nam, phụ huynh bảo rằng họ cấm con chơi điện thoại, Facebook, nhưng thực tế xã hội hiện đại không thể cấm cơ học như thế, mà quan trọng phải giáo dục một thói quen, cân bằng thế giới ảo, thế giới thật của con mình. Những người làm bố mẹ, họ đã thực sự gần gũi, sẵn sàng sẻ chia với con cái? Để khi xảy ra vui buồn trong cuộc sống, việc đầu tiên con sẽ tìm đến họ chứ không phải là Facebook.

“Vấn đề đặt ra nữa là hiện sân chơi cho trẻ em, học sinh, sinh viên hiện đã đáp ứng đủ nhu cầu chưa? Phải tạo sân chơi cho các bạn trẻ, khi thiếu sân chơi, nhiều bạn chỉ biết chơi điện thoại, Facebook, game. Họ cần xả xung năng ra để duy trì tâm lý tồn tại trong con người. Do vậy, cần những sân chơi lành mạnh, để người trẻ chơi đùa, hoạt động thể thao phát triển bản thân toàn diện”, TS Nam nói.

Smartphone với trẻ là cocaine

Đó là khuyến cáo của bà Mandy Saligari, giám đốc trung tâm điều trị cai nghiện Harley Street Charter tại London, Anh với các bậc phụ huynh. Theo trang web của đài truyền hình Samaa (Pakistan), bà Mandy Saligari chia sẻ cảnh báo này tại một diễn đàn về điều trị chứng nghiện công nghệ và phát triển trẻ vị thành niên tại London, Anh.

Bà Mandy Saligari cho rằng, việc trẻ dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên mạng Internet lâu nay vẫn bị bỏ qua, nhiều bậc cha mẹ không nghĩ đó là một hoạt động gây nghiện có tác hại khôn lường chẳng kém gì các chất kích thích khác.

“Tôi vẫn luôn nói với mọi người, khi quý vị đưa cho con mình một chiếc máy tính bảng hay một chiếc điện thoại, thực sự là quý vị đang đưa cho chúng một chai rượu hay một gram cocaine.

Tại sao chúng ta lại không chịu để tâm tới điều đó trong khi hậu quả của nó với não bộ của con trẻ chẳng khác gì so với rượu hay thuốc phiện?”, bà Mandy Saligari nhấn mạnh.

Theo Tiền phong

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận