Tin mới
5
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
Ảnh

sunwin | sunwin

Cảm động trước câu chuyện cõng em đến trường

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-05-22 02:05

Vì cuộc sống quá nghèo khổ, nhiều em nhỏ không thể đi học như bạn bè cùng trang lứa mà phải ở nhà đi làm, giúp bố mẹ hoặc chăm em. Thế nhưng, giữa những mảnh đời đó, cũng có những em học sinh quyết tâm cõng em đến trường vì khao khát được biết chữ và vươn lên trong cuộc sống. 

Cõng em lội suối, vượt đèo

Tại huyện Mường Nhé, cách trung tâm TP Điện Biên Phủ hơn 200 km về phía tây, hầu như học sinh nào cũng cõng theo em đến trường học cùng. Điều kiện sống ở đây tương đối thấp. Ba mẹ các em thường bận việc đồng áng nên em nào cũng phải ở nhà trông em. 

Nếu muốn đi học, các em buộc lòng phải cõng theo em đến trường. Vất vả hơn, các em còn phải trèo đèo vượt suối trên suốt chặng đường. 


Hình ảnh một em học sinh cõng em vượt suối được ghi lại. (Ảnh: Internet)

Vì quá cực khổ nên nhiều em đã quyêt định bỏ học để phụ giúp gia đình. Không thiếu những em nỗ lực vượt lên số phận bằng tri thức. Vậy là quanh năm, dù là nắng gắt hay mưa rào, các em này đều cõng em trên lưng và đi mọi nẻo đường bằng đôi chân trần. 


Bé gái đang cõng em lội qua suối. (Ảnh: Internet)

Theo anh đến trường

Bức ảnh em trai ngủ gục trên lưng anh trong lớp học một thời từng gây xôn xao cộng đồng mạng. Người anh vẫn chăm chỉ học hành trong khi em trai mình có lẽ đang chìm vào giấc mơ với những tiếng đọc bài ê a. 


Gần 30,000 lượt yêu thích và hơn 1,500 lượt chia sẻ cho bức ảnh này. (Ảnh: Internet)


Xót xa nhất chính là tay chân hai anh em đều lấm lem bùn đất. Hẳn quãng đường đến trường không hề dễ dàng. (Ảnh: Internet)

Được biết, người chụp lại khoảnh khắc này chính là chị Đàm Thị Lan Anh, nguyên là chủ tịch CLB Từ Thiện Từ Tâm (TP Vinh). Ảnh được chụp tại bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An.

Chị Lan Anh cũng là người đã góp quỹ, vận động mạnh thường quân để xây dựng ngôi trường mới. Vào ngày khai giảng ngôi trường, cơ duyên nào đó khiến chị bắt gặp hình ảnh này và đem nó đến với mọi người. Em trai trong hình hiện đang học lớp 2. Em rất chăm học và khó khăn lắm em mới sắm được bộ đồ gọn gàng để đến trường. 

Một tài khoản trên mạng đã tặng riêng em trai này một bài thơ ngay khi xem bức ảnh: 

"Ru em vào giấc ngủ.
Anh đứng đó ê a …
Ba mẹ đi làm xa.
Em ơi ngon giấc nhé.
Cô gọi anh lên bảng.
Anh đọc cả lớp nghe.
Cô vội đi tìm chiếu.
Nhưng chiếu ở đâu ra?
Ba mẹ nơi chốn xa.
Thương con nhiều biết mấy.
Chiều nay trời đừng lạnh….
Mẹ mang gạo về rồi!!!
Ô! thằng em tỉnh giấc.
Bỗng nó nhoẻn miệng cười.
Anh ơi em hết ngủ.
Lưng anh ấm áp ghê!!!
Chân anh không cần dép
Áo anh xẻ cánh tay
Dây địu em mẹ xé…
… Áo rách mẹ hôm xưa.
Ngày mai em lớn lên
Lưng anh gù thêm chút.
Và rồi em có biết
Em lớn dậy có anh?
…. Cứ ngày nào cũng vậy.
Anh lại cõng em đi.
Anh học thêm cái chữ.
Em hiểu được…. gật gù!!!"

7 năm liền cõng người em tật nguyền đến trường

Ở xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội, có bé gái với thân hình mỏng mang đã cõng em bị bại liệt đến trường suốt 7 năm ròng rã. Người em tên là Trần Tuấn Anh, hiện 19 tuổi. Em bị loạn dưỡng cơ Duchenxe và liệt hoàn toàn khi chỉ vừa lên lớp 7.

Tuấn Anh là một người cực kì thông minh và cần cù. Em đạt danh hiệu học sinh giỏi suốt 12 năm liền và còn giành được nhiều giải thường học sinh giỏi cấp trường, thành phố. 

Thấy em mình khao khát được đi học đến cùng cực, chị gái là Trần Thị Xuân, hiện 25 tuổi đã không ngại khó khăn, cõng em đến được trong suốt thời gian học trung học và cho đến khi lên đại học. Cô chỉ 40kg trong khi em trai tận 56kg và quãng đường đi học thì không hề ngắn. 


Chị gái cõng em đến trường suốt 7 năm. (Ảnh: Internet)

Biết chị vất vả vì mình, Tuấn Anh đã nỗ lực hết mình và đã đậu Đại học Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) với số điểm 107/140 điểm.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận