Tin mới
Ảnh

sunwin | sunwin

Cảm động tấm lòng người giáo viên tại lớp học tình thương

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-11-20 04:11

Không bảng đen, không phấn trắng, lớp học ấy vậy mà chứa nhiều hơn cả những ước mơ của các thiên thần “đầu trọc”. Gần chục năm với một lý do duy nhất là “thương”, cô Phấn đã trở thành người phụ nữ “giữ lửa” cho lớp học này. 

Được thành lập từ năm 2009, lớp học đến nay đã ngót nghét gần 10 năm với hơn 300 học sinh là bệnh nhi đang điều trị các bệnh ung thư tại bệnh viện, cứ đều đặn vào chiều thứ 6 (14 - 16h) và sáng thứ 7 (8 - 9h30) hàng tuần. Trong căn phòng rộng chừng 50m2 thuộc Khoa Nội Nhi BV Ung Bướu, những ánh mắt thơ ngây hồn nhiên đắm mình trong sự say mê, khát khao học hỏi mà quên rằng mình đang mang căn bệnh "tử thần".

Người phụ nữ vẽ ước mơ, truyền sự sống cho lớp học đặc biệt ấy là cô Đinh Thị Kim Phấn (61 tuổi, nguyên giáo viên Trường Tiểu học Đuốc Sống quận 1, TP.HCM).


Những thiên thần với ước mơ dở dang
Những thiên thần với ước mơ dở dang

Tôi tạm gọi nơi này là phòng truyền sự sống, bởi chính tình yêu thương của người phụ nữ “tưới” lên tất cả các “mầm non” kia một hy vọng. Chỉ là tạm quên đi bệnh tật, ấy vậy mà những đứa trẻ đã phấn đấu như một “dũng sĩ” kiên cường.

Lớp học mở dạy cả cấp 1 và cấp 2. Sau những ngày truyền dịch xanh xao bên giường bệnh, các bệnh nhi đều có chung một sở thích chính là trở về lớp học để có thể thoát khỏi viễn cảnh mùi thuốc men đắng ngắt, được vẽ, được hát, được tự do mơ ước,... 

Câu thơ lục bát, từng con chữ được gieo xuống có thể nặng nhọc nhưng sẽ làm các em quên đi nỗi đau đang phải chịu đựngCâu thơ lục bát, từng con chữ được gieo xuống có thể nặng nhọc nhưng sẽ làm các em quên đi nỗi đau đang phải chịu đựng

Không chỉ có cô Phấn mà còn nhiều thầy cô khác cũng tình nguyện tham gia vào việc dạy học ở lớp học này. Cô duy trì lớp học bằng cách kết nối, kêu gọi mọi người. Thoạt đầu chẳng có ai tham gia nhưng dần dà cái tình, cái nghĩa của các thầy cô nơi đây đã chạm được đến trái tim của những người khác, khiến người ta cảm nhận được rằng giữa mảnh đất Sài Gòn vội vã, xa hoa này vẫn còn một lớp học tình thương đúng nghĩa "thương".

Lớp học đặc biệt không chỉ đơn giản là nơi để dạy chữ, mà đó còn là nơi để người ta trở về sau những ngày mệt mỏi, rối ren bộn bề. Nhiều người chọn cách trở về, ấp ôm những đứa trẻ vốn thiệt thòi, chỉ dạy từng con chữ, nét bút để cảm thấy cuộc sống bình lặng hơn. 

Cũng giống như lớp học bình thường, các em nơi đây cũng có những buổi lễ khai giảng, Tết thiết nhi, sinh hoạt ngoại khóa... đầy ắp tiếng cười và sự háo hức trẻ thơ.

Đến nay, đã có hàng trăm bệnh nhi trở thành học trò của cô giáo Phấn trong lớp học tình thương này. 

Nhiều năm qua, đối với một số người, lớp học của các bệnh nhi ung thư là nơi để họ trở về, bỏ lại hết căng thẳng vui đùa cùng các “thiên thần đầu trọc”.Nhiều năm qua, đối với một số người, lớp học của các bệnh nhi ung thư là nơi để họ trở về, bỏ lại hết căng thẳng vui đùa cùng các “thiên thần đầu trọc”.

Gần 10 năm qua, cô Phấn nhận không biết bao nhiêu sự cảm kích, từ “học sinh” đến các phụ huynh. Nhiều người nhìn về cô bằng sự ngưỡng mộ, gần chục năm tuổi xuân cô sống và chiến đấu cùng các bệnh nhi ung thư, gần chục năm chẳng cần làm gì nhiều ngoài việc đến lớp, trao tình thương và “tưới” sự sống.

Cô Phấn không chỉ gieo con chữ cho các em mà còn tiếp thêm niềm tin, sự mạnh mẽ trên hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.

Có những bé phải nhờ vào lớp học này để biết được thế nào là trường, là lớp, là bạn bè, là ước mơ. Nhưng cũng có những em phải tạm dừng việc học để trở về bệnh viện điều trị. Lớp học trở thành mục tiêu để các em cố gắng, tin rằng mình sẽ vượt qua để tiếp tục viết nét chữ còn dở dang. 

Cô Phấn cùng các tình nguyên viên ở lớp học
Cô Phấn cùng các tình nguyên viên ở lớp học

Lằn ranh của sự sống và cái chết nơi đây vô cùng mong manh. Rất nhiều "thiên thần" đã mãi mãi phải bỏ lại nét chữ dang dở nơi lớp học này. Đứng trước ngưỡng cửa sinh tử của các học trò, cô Phấn thắt lòng nhìn các em run run đôi bàn tay bé nhỏ chằng chịt kim truyền tự viết tên mình như là lần cuối được cầm bút.

Cô Phấn chia sẻ, gần chục năm qua cô lưu giữ hình ảnh, kỷ niệm của tất cả các em học sinh ở đây, cô có thể nhớ gần hết những học sinh đã theo học tại lớp, rất nhiều em đã không còn, nhưng cô vẫn lưu trữ lại tập sách, món đồ chơi hay đơn giản là cây bút của các em ngày còn theo học. Vài đứa trẻ ngồi đây hôm nay, nhưng rất có thể sẽ là lần cuối các em được đến lớp, được viết tên mình một cách trọn vẹn. Nhưng cho dù thế nào, thì từng giây qua đi các em cũng chưa bao giờ ngừng hi vọng. 

Các bệnh nhi cần mẫn tại lớp học của mình. Có em tập viết tên, có em tập đếm số
Các bệnh nhi cần mẫn tại lớp học của mình. Có em tập viết tên, có em tập đếm số

Cũng đã có lúc cô Phấn dường như không thể chịu nổi nỗi đau của những cuộc chia ly, cô đã nghĩ đến việc rơi lớp nhưng rồi, những nụ cười hồn nhiên, những ánh mắt đầy sự khát khao lại níu người phụ nữ ấy lại. Cô chọn ở lại, chọn gắn bó chỉ để các em được mơ tiếp ước mơ của mình dù là ở một nơi nào đó rất xa...

20/11 với cô Phấn không phải là hoa càng không phải là quà, mà điều xúc động nhất là vào ngày hôm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam, cô mong rằng sẽ chẳng có một bệnh nhi nào, một học trò nào trong lớp học phải chịu sự đau đớn và ra đi.  

Khi những bông hoa tươi được thay bằng những nét chữ rành rọt, những tràng pháo tay hay sự tán dương được thế chỗ bằng một ngày trọn vẹn tại lớp học, với cô Phấn thế là đã hạnh phúc rồi!

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận