Tin mới
Ảnh

sunwin | sunwin

Cái giá của những lời nói hận thù trên mạng ở Trung Quốc

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-11-25 12:11

Bạo lực mạng đang gia tăng và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, song nhà quản lý các nền tảng cũng như chính quyền Trung Quốc vẫn chưa tìm được biện pháp xử lý hiệu quả.


Thiếu niên 15 tuổi tự tử vì bị dân mạng chỉ trích.

Hồi tháng 4, sau thời gian chịu đựng sự bắt nạt của dân mạng, bà mẹ của đứa trẻ 7 tuổi - được nhiều người biết qua cách gọi đơn giản "người phụ nữ Thượng Hải" - đã nhảy lầu tự tử tại tòa chung cư nơi cô sống.

Trước đó, cô bị dân mạng tấn công khi đăng bài "cảm ơn" nam shipper đã đi 27 km để giúp mang đồ ăn cho người cha sống một mình trong thời gian thành phố bị phong tỏa vì Covid-19.

Người phụ nữ này bị chỉ trích khi chỉ trả cho tài xế 200 nhân dân tệ (khoảng 27 USD), dù tài xế đã từ chối tiền bo vì biết cô đang thất nghiệp. Dân mạng mỉa mai cô là "keo kiệt", lợi dụng và bóc lột sức lao động của người giao hàng chăm chỉ, và nói rằng cô đáng bị trừng phạt.

Theo Sixth Tone, mặc dù thiếu dữ liệu chính xác, công chúng vẫn nhận ra rằng nạn quấy rối qua mạng ở Trung Quốc đang vượt ngoài tầm kiểm soát, ngày càng gây ra nhiều hậu quả nặng nề.

Những cái chết tức tưởi

Cách đây 3 tháng, một thiếu niên 15 tuổi - người bị cha mẹ bán khi còn nhỏ, sau đó một lần nữa từ chối nhận lại cậu - cũng chọn tìm đến cái chết. Vụ tự tử của cậu có một phần bị gây nên bởi sự bắt nạt tập thể của một bộ phận dân mạng.

Khi số lượng vụ bắt nạt trực tuyến tăng lên, các cơ quan quản lý nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc phải vật lộn để tìm cách ứng phó hiệu quả.


Ngôn từ thù hận trên mạng xã hội có thể đẩy một người đến bước đường cùng. Ảnh: Wang Zhenhao/Sixth Tone.

Mặc dù cơ quan giám sát Internet của Trung Quốc đã tuyên bố chống lại hành vi quấy rối trực tuyến, vẫn chưa rõ liệu các quan chức và công ty công nghệ có nắm bắt đầy đủ bản chất và quy mô của vấn đề, và họ có đủ công cụ cần thiết để chống lại nó một cách hiệu quả hay không.

Công bằng mà nói, các công ty truyền thông xã hội nước này đã thực hiện các bước để kiểm soát những kẻ bắt nạt, quấy rối và phát ngôn thù hận trên nền tảng của họ.

Theo nguyên tắc cộng đồng của Weibo, lăng mạ, trút giận cá nhân, làm nhục người khác và lời nói căm thù dựa trên xuất thân, bao gồm cả nơi sinh và nền tảng văn hóa, đều được phân loại là "thông tin có hại" có thể bị xóa.

Tương tự, ứng dụng video ngắn Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) coi phân biệt đối xử dựa trên địa phương và ngôn từ kích động thù địch là nội dung phải được kiểm duyệt.

Nhưng các nền tảng thường gặp khó khăn trong việc cân bằng mong muốn điều chỉnh tiêu chuẩn cộng đồng với lợi ích kinh doanh của mình. Thông thường, các bài đăng chỉ bị xóa sau khi thiệt hại trong thế giới thực xảy ra, trước áp lực từ công chúng.

Lúc đó đã quá muộn.

Vùng xám của bạo lực mạng

Các cơ quan quản lý Internet cũng thận trọng hơn nhiều khi nói đến ngôn từ kích động thù địch và quấy rối bằng lời nói so với các danh mục nhạy cảm khác, chẳng hạn chính trị hay nội dung khiêu dâm.

Điều này đúng ngay cả trong những trường hợp tương đối rõ ràng, như lời nói căm thù bắt nguồn từ sự phân biệt đối xử, định kiến ​và cố chấp về văn hóa và khu vực.


Vẫn còn nhiều khó khăn để xử lý những kẻ chuyên bắt nạt trực tuyến ở Trung Quốc. Ảnh: VectorStock.

Trong trường hợp của "người phụ nữ Thượng Hải", danh tính của cô ấy là người thành phố Thượng Hải - cùng với sự giàu có và đặc quyền được ngụ ý - khiến cô dễ dàng trở thành mục tiêu cho những kẻ bắt nạt trực tuyến.

Tuy nhiên, để xử lý tội bắt nạt trực tuyến cần chiến lược cụ thể và mạnh mẽ. Thay vì coi tẩy chay trên mạng là một vấn đề cộng đồng, có khả năng gây hại ở đời sống thực, nó chỉ đang được xem là các tranh chấp trực tuyến riêng lẻ.

Trong khi đó, rất khó để quy kết bất kỳ bình luận trực tuyến nào là nguyên nhân gây ra hậu quả ở đời thực, chẳng hạn tự tử, nên rất khó đưa kẻ tấn công trên mạng ra trước công lý.

Trong trường hợp không có luật điều chỉnh phát ngôn thù địch hoặc bạo lực trực tuyến, nạn nhân và gia đình của họ sẽ phải đòi lại công bằng thông qua các con đường khác, chẳng hạn kiện tội vu khống hay phỉ báng.

Tìm kiếm từ khóa "lời nói căm thù" trên China Judges Online, cơ sở dữ liệu hồ sơ tòa án quốc gia của Trung Quốc, chỉ nhận về hai kết quả, cả hai đều từ cùng một vụ án.

Một tìm kiếm từ khóa tương tự cho "bạo lực trực tuyến" chỉ đưa ra 54 hồ sơ tòa án. Trong hầu hết trường hợp, lời nói căm thù và bạo lực trực tuyến đã được đề cập không phải là nguyên nhân của những vụ kiện này, mà là bối cảnh xung quanh nó.

Đáng lo ngại hơn, sau nhiều năm các công ty và cơ quan chức năng bỏ bê vấn đề, nhiều người đã chấp nhận sự tồn tại của bạo lực mạng, thậm chí biện minh cho điều đó.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận