Tin mới
3
Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày
Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói
5
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói

Bộ não Albert Einstein và cuộc “phiêu lưu” kì thú có thể bạn chưa biết

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-05-19 09:05

Bạn có biết rằng bộ não của nhà vật lý học thiên tài Albert Einstein đã bị đánh cắp thay vì hỏa táng cùng cơ thể của ông?... Bạn biết chưa - Bộ não Albert Einstein và cuộc “phiêu lưu” kì thú có thể bạn chưa biết.

​Albert Einstein (1879-1955) là nhà bác học thiên tài và kiệt xuất trong lịch sử phát triển khoa học của nhân loại, đặc biệt là về vật lý. Ông có một đầu óc siêu việt và khác người khó ai có thể có được. Do đó sau khi qua đời, đã có nhiều người muốn lấy bộ não ông để nghiên cứu xem bên trong có gì.

Những năm cuối cuộc đời, nhà bác học Einstein biết rằng bệnh tình của mình như thế nào và do đó, ông từ chối mọi can thiệp y tế từ những ai muốn cứu chữa cho ông.

“Tôi muốn mình được hỏa táng. Như vậy sẽ không ai có thể đến, để không ai phải thờ cúng tôi", Einstein nói lên ước muốn cuối đời của mình.

Vào ngày 18 tháng 4 năm 1955, thiên tài Einstein qua đời tại bệnh viện Princeton, bang New Jersey, Mỹ, hưởng thọ 76 tuổi. Ông qua đời do chứng phình mạch dẫn tới vỡ động mạch chủ. Và như ước nguyện, ông được hỏa táng và tro cốt được rải ở nơi bí mật.

Tuy nhiên, bộ não của Einstein lại không được “đi cùng” cơ thể bởi nó đã được nhà bệnh lí học Thomas Harvey tách ra và giấu kín trước đó. Ban đầu, vị bác sĩ này đã tự mình nghiên cứu nhưng do ông là một nhà bệnh lý học, không phải nhà thần kinh học nên không có công trình nào đáng chú ý được công bố.

Sau đó, Harvey đã đem thái lát bộ não sau khi mang tới Đại học Pennsylvania và “phân phát” tới các nhà thần kinh học nổi tiếng với mục đích nghiên cứu. Kết quả sẽ được trả lại cho Harvey trước khi công bố.

Tuy nhiên, sau đó vẫn không có công trình nghiên cứu đáng chú ý nào ngoài công trình của Tiến sĩ Marian Diamond về tế bào thần kinh đệm (Gilal cell); công trình nghiên cứu của Britt Anderson cho rằng vỏ não trước của Einstein mỏng hơn nhưng lại có các nơ ron thần kinh dày đặc hơn so với người bình thường; và công trình của Tiến sĩ Sandra Witelson giả thuyết rằng não Einstein“khác người” do việc thiếu đi rãnh Sylvian khiến các tế bào não phát triển gần nhau hơn, từ đó giao tiếp với nhau nhanh hơn so với bình thường.

Tuy vậy, các kết quả trên vẫn chưa thuyết phục hoàn toàn các chuyên gia và nó đang được tiếp tục nghiên cứu. Đến tháng 11/2011, một trong số các lát cắt của bộ não Einstein đã được đưa về Bảo tàng Mutter, hiện 46 tiêu bản kính hiển vi chứa các lát não của nhà bác học thiên tài đang cất giữ và trưng bày cho công chúng xem ở đây.

Còn với Thomas Harvey, khi chưa tìm ra bí mật của bộ não Einstein thì ông đã mất vào năm 2007, hưởng thọ 94 tuổi.

Theo SKCĐ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận