Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Bị tra tấn, sống lưu vong, chấm dứt cuộc đời vì công khai là lesbian

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-06-19 12:06
Sarah Hegazi bị chính quyền Ai Cập bắt giữ, đánh đập suốt 3 tháng sau khi giơ lá cờ cầu vồng tại một sự kiện công cộng. Cô phải chạy trốn sang Canada ngay sau đó.

“Bầu trời có vẻ đẹp thật kỳ diệu. Tôi luôn muốn được ngắm nhìn nó”, Sarah Hegazi (30 tuổi) viết những lời cuối cùng trên trang cá nhân, chỉ một ngày trước khi cô tự kết liễu cuộc đời vào hôm 16/6.

Năm 2018, Hegazi xin tị nạn tại Toronto (Canada), sau quãng thời gian khốn khó trên mảnh đất quê hương Cairo (Ai Cập), vì tự ý treo lá cờ cầu vồng, tượng trưng cho sự ủng hộ cộng đồng LGBT ở quê nhà.

“Gửi tới những người anh em của tôi, tôi đã cố gắng đấu tranh rồi thất bại. Mọi người hãy tha thứ cho tôi. Gửi tới bạn bè, những gì tôi trải qua quá khắc nghiệt, tôi không thể chịu đựng thêm được nữa, hãy tha thứ cho tôi. Gửi tới thế giới, cuộc sống thật tàn nhẫn, nhưng tôi tha thứ cho các người”, Hegazi viết trong lá thư tuyệt mệnh.

Sự ra đi của cô gái 30 tuổi, sau hai lần tự tử bất thành, khiến cộng đồng người đồng tính, người chuyển giới trên khắp thế giới thêm một lần xót xa.

bi bat giu vi cong khai la nguoi dong tinh anh 1
Sarah Hegazi, người công khai giơ cao lá cờ cầu vồng trong một buổi hòa nhạc tại Ai Cập.

bi bat giu vi cong khai la nguoi dong tinh anh 2
Kết cục, cô bị lực lượng cảnh sát bắt giữ, tra tấn suốt 3 tháng.

Bị đàn áp, đánh đập

Câu chuyện của cô cũng là minh chứng cho việc cộng đồng LGBT bị đối xử thô bạo và chịu đàn áp của chính quyền Ai Cập. Theo các nhóm nhân quyền, dưới thời tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sissi, vô số những con người mang tư tưởng tự do như Hegazi buộc phải sống lưu vong.

Năm 2017, trong một buổi hòa nhạc của nhóm Mashrou’ Leila, cô gái 30 tuổi và một người bạn khi đó giơ cao lá cờ của giới LGBT, tươi cười chụp ảnh và thưởng thức bữa tiệc âm nhạc.

Tại các nước Trung Đông và châu Phi, đồng tính, chuyển giới vẫn là chủ đề cấm kỵ, bị coi là suy đồi đạo đức và phạm pháp tại các quốc gia mang tư tưởng cực đoan, bảo thủ này. Trong khi đó, luật pháp lại lấy cớ “tình dục lệch lạc” hay “xu hướng đồi trụy” làm lý do hình sự hóa, bắt giữ và đàn áp người đồng tính.

Điều này đồng nghĩa với việc, công khai giới tính thật của mình cũng chính là đẩy bản thân vào vòng nguy hiểm.

Buổi hòa nhạc sau đó dẫn tới việc thẳng tay đàn áp nhóm người LGBT lớn nhất tại Ai Cập trong nhiều năm.

“Tôi muốn tuyên bố con người thật của mình trong một xã hội ghét tất cả những gì đi ngược với cái gọi là chuẩn mực thông thường”, cô gái trả lời phỏng vấn một đài truyền hình tại Đức sau này.

bi bat giu vi cong khai la nguoi dong tinh anh 3
Hegazi xin tị nạn sang Canada để thoát khỏi sự giám sát của chính quyền, song vết thương lòng quá lớn khiến cô kết liễu cuộc đời.

Nhưng với truyền thông Ai Cập, hành vi của Hegazi bị miêu tả dưới những lời lẽ tồi tệ: “Trò đồi bại”, “xấu hổ”, “nhục nhã”, “tội ác”. Trên kênh truyền hình quốc gia, người dẫn chương trình không ngần ngại dành những từ ngữ tiêu cực nhất sau khi bức ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Vài ngày sau, cô bị lực lượng an ninh vũ trang bắt giữ, cùng với khoảng 100 người khác.

“Bị bắt trước mặt gia đình, viên sĩ quan tra hỏi tôi về tôn giáo, lý do tôi tháo bỏ mạng che mặt, và tôi có còn trinh hay không”, Hegazi kể lại sau này.

Sau khi bị cảnh sát bắt giữ, các màn tra tấn bắt đầu. Hegazi nói rằng cô bị giam giữ và chịu cảnh điện giật, tấn công tinh thần và cả tình dục, cùng nhiều đòn tra tấn khác.

“Những kẻ thẩm vấn so sánh đồng tính luyến ái với tội ác và đòi tôi nêu bằng chứng chứng minh đó không phải là một căn bệnh”.

Ba tháng bị tạm giam, cô gái được thả tự do sau áp lực từ quốc tế. Nhưng nỗi ám ảnh những tháng ngày bị tra tấn khiến Hegazi bị trầm cảm và rối loạn cảm xúc nặng nề. Sau vụ việc, Hegazi bị chính quyền xét vào diện cần theo dõi.

“Họ xua đuổi cô, ép buộc cô đi ra khỏi đất nước. Họ phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ mà Hegazi phải chịu”, Rasha Younes, một nhà nghiên cứu tại tổ chức Human Rights Watch, lên tiếng.

Công việc mất, gia đình quay lưng, sợ hãi trước viễn cảnh bị bắt giam lần nữa, Hegazi làm đơn xin tị nạn sang Canada.

Ngay sau khi cô rời Ai Cập, mẹ cô qua đời vì ung thư, khiến những chấn thương tâm lý càng dai dẳng.

“Tôi sẽ không bao giờ quên sự bất công ở Ai Cập đã tạo nên vết thương không ngừng rỉ máu trong tâm hồn tôi. Nỗi đau ấy vẫn chưa thể chữa lành”, Hegazi viết trên mạng vào năm 2018.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...