Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Báo Trung Quốc viết về tục lì xì ngày Tết của người Việt

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-02-20 08:02

Lì xì lấy hên trong ngày Tết là phong tục lâu đời của người Việt, nhưng tục lệ này đã có nhiều thay đổi trong cuộc sống hiện đại, Tân Hoa xã ghi nhận.


Một điểm bán phong bao lì xì và vật trang trí ngày Tết ở Hà Nội. Ảnh: AFP

Bé Nguyen Chi Mai, 11 tuổi, hiện là học sinh lớp 6 tại một trường cấp 2 ở quận Bình Thạnh, TP HCM. Như bao trẻ em khác, bé rất háo hức chờ nhận lì xì từ bố mẹ trong ngày Tết. "Bố, mẹ và các cô chú thường lì xì cho con vào những ngày Tết từ khi con còn nhỏ. Con không để ý đến số tiền bên trong, mà con thích những lời chúc của mọi người khi lì xì nhiều hơn", bé Chi Mai nói trên Tân Hoa xã.

Ông bà của bé Mai năm nay khoảng 80 tuổi. Đối với họ, những ngày Tết xưa không chỉ là dịp đoàn viên của cả gia đình mà còn là dịp trẻ nhỏ được nhận nhiều quà nhất. Đó là quần áo mới, bánh kẹo, nước ngọt, đồ chơi... Một phần không thể thiếu mà trẻ con luôn mong đợi nhất chính là tiền mừng tuổi của người lớn.

Hãng thông tấn Trung Quốc ghi nhận, người Việt thường đặt tiền vào những phong bao để mừng tuổi người già và lì xì cho trẻ em vào ngày mùng 1 Tết. Phong bao có thể trang trí bằng nhiều hình vẽ khác nhau, nhưng chủ yếu màu đỏ vì biểu thị cho sự may mắn. "Trước khi nhận lì xì, con luôn chúc Tết người lớn có một năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc, sống lâu trăm tuổi và làm ăn phát tài", bé Chi Mai nói.

Ngày nay, loại tiền trong phong bao có thể là ngoại tệ như USD, hoặc những tờ tiền có in hình các con giáp trong năm âm lịch tương ứng. Giá trị của tiền lì xì vốn chỉ mang tính tượng trưng, với ý nghĩa mong muốn người nhận sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới. Tuy nhiên, điều này đã dần thay đổi trong cuộc sống hiện đại.

Ông Vuong Liem, hội viên Hội người cao tuổi TP HCM, cho rằng nhiều người lợi dụng tiền lì xì như một hình thức hối lộ. "Một số người bỏ vào phong bao số tiền rất lớn, thậm chí cả ngoại tệ, khiến việc lì xì đánh mất ý nghĩa so với trước đây".

Ông Liem cho rằng, tình trạng này xuất phát một phần từ người nhận ngày càng để tâm đến số tiền bên trong hơn là giá trị tinh thần và ý nghĩa may mắn của nó. "Vậy nên một phong tục truyền thống tốt đẹp bỗng trở thành gánh nặng đối với nhiều người", ông Liem than thở.

My Linh, một cô giáo 30 tuổi, nói tiền lì xì ngày nay có thể trở thành con dao hai lưỡi đối với việc giáo dục trẻ em. "Nếu người lớn lì xì đúng cách, chỉ tặng một số tiền tượng trưng nhưng luôn chúc Tết cho các em bằng những câu chúc ý nghĩa thì bọn trẻ vẫn vui. Ngược lại, trẻ em có thể sẽ chỉ quan tân đến số tiền mà phớt lờ ý nghĩa thực sự của nó. Việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự trưởng thành của trẻ". Do vậy, cô My Linh luôn giữ quan điểm chỉ bỏ 5.000 đồng vào mỗi phong bao lì xì.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận