Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Bão số 2 vào đất liền: Mất điện, nhiều công trình bị sập

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-07-17 10:07

4h sáng 17/7, bão đã đi vào vùng núi Nghệ An-Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 9-10.

Trong hôm nay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. 

Bao so 2 vao dat lien: Mat dien, nhieu cong trinh bi sap hinh anh 1
Hướng di chuyển của bão số 2. Ảnh: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương. 

Do ảnh hưởng của bão, trong sáng nay (17/7) vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh còn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9-10, vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Ninh Bình có gió giật cấp 6-8. 

Trong ngày hôm nay, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa to đến rất to (50-100 mm), từ đêm nay mưa giảm dần. Ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; mưa ở các khu vực thuộc Bắc Bộ có khả năng kéo dài trong 2-3 ngày tới, cần theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất. 

Ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết cơn bão số 2 bắt đầu hình thành từ chiều 15/7.

Theo ông Hải, thời điểm bão ảnh hưởng đến đất liền vào khoảng nửa đêm chủ nhật đến sáng thứ hai (16-17/7). Ảnh hưởng của bão sẽ khiến khu vực  Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to.

Gió gây đổ sập nhiều công trình ở Hà Tĩnh

Từ 23h30 ngày 16/7, Hà Tĩnh hứng chịu mưa nặng hạt và giông lốc. Nhiều công trình dân dụng bị gió cuốn bay mái tôn, các biển hiệu, quảng cáo bị gió giật đổ sập.

Bao so 2 vao dat lien: Mat dien, nhieu cong trinh bi sap hinh anh 2
Nhiều hạng mục bị đổ đè lên đường điện, nằm ngổn ngang trên mặt đường.

Nhiều địa phương ở Thanh Hóa mất điện

0h ngày 17/7, vùng ven biển Thanh hóa có gió giật mạnh. Nhiều địa phương như TP Sầm Sơn, huyện Hậu Lộc bị mất điện trên diện rộng.

Ông Nguyễn Văn Quang, Phó chủ tịch UBND xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc) cho biết công tác phòng chống bão số 2 ở địa phương đang được triển khai. Xã này huy động lực lượng túc trực xuyên đêm và di chuyển người dân nơi nguy hiểm đến chỗ trú ẩn an toàn.

Nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu trong biển nước

Khuya 16/7, mưa nặng hạt trút xuống địa bàn tỉnh Nghệ An khiến nhiều tuyến đường bị ngập. Trong đó, đường Bình Minh (thị xã Cửa Lò) ngập sâu 0,3 m trong khi các tuyến Sào Nam, Nguyễn Xí, Mai Bảng (thị xã Cửa Lò)... cũng chìm trong biển nước. Đến 23h55, thời tiết tại địa phương vẫn diễn biến phức tạp với tình trạng mưa to, gió giật mạnh. 

Sóng biển vùng gần tâm bão cao 4-5 m

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng hoàn lưu bão nên khu vực ven biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có gió giật cấp 6-8, TP Vinh giật cấp 9. Đảo Bạch Long Vĩ gió giật cấp 9, đảo Hòn Ngư giật cấp 10.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-150 mm, một số nơi lớn hơn như TP Hà Tĩnh 190 mm, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 250 mm, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 180 mm, Ba Đồn (Quảng Bình) 240 mm, Tân Mỹ (Quảng Bình) 210 mm, Cồn Cỏ (Quảng Trị) 210 mm…

Do ảnh hưởng của bão, ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-12, sóng biển cao từ 4-5 m, vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sóng cao từ 2-4 m, biển động mạnh.

Trong đêm nay và sáng ngày mai (17/7), trên vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-12. Ven biển các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10. Các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình và sâu trong đất liền khu vực các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-8.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: Cấp 3.

Theo thông tin, từ ngày 16-18/7, Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to. Trong đó, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lượng mưa khoảng 300-400 mm, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Quảng Bình 150-250 mm. Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Điện Biên 100-200 m, các khu vực khác của Bắc Bộ và các tỉnh từ Quảng Trị-Thừa Thiên Huế 50-150 mm.

Từ ngày 17-20/7, một đợt lũ sẽ xuất hiện trên thượng lưu hệ thống sông Hồng với biên độ lũ lên từ 2-3 m, trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh biên độ lũ lên từ 4-6 m.

Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái ở mức báo động 2, sông Hoàng Long tại Bến Đế ở mức báo động 1, sông Hiếu (Nghệ An), sông Bưởi và thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) ở mức báo động 1. Sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh), sông Gianh, sông Kiến Giang (Quảng Bình) ở mức báo động 1-2, hạ lưu sông Mã và sông Cả còn dưới mức báo động 1.

Lũ lớn trên các sông suối nhỏ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt một số tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Ngập úng tại các khu đô thị, các thành phố lớn có nguy cơ xuất hiện như: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An), Hà Tĩnh.

Trong đêm nay và sáng mai (17/07), khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-3 m, biển động.

Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-8.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, gió mạnh ở vùng biển phía Nam: cấp 1-2.

Sức gió vùng tâm bão mạnh cấp 10, tốc độ 75-100 km/h


Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đến 23h cùng ngày, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc, 106,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh Thanh Hóa-Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/h), giật cấp 11-12.

Trong 6 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20 km, duy trì cấp bão với gió mạnh nhất cấp 8-9, giật cấp 10-12 khi đi vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Đến 4h ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc, 105,5 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/h), giật cấp 10-12. 

Trong 6 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. 

Gió bắt đầu giật mạnh ở Nghệ An

23h10, ở khu vực TP Vinh (Nghệ An), gió bắt đầu giật mạnh cấp 8-9, mưa lớn. Trong khi đó, khu vực huyện Diễn Châu của tỉnh này chìm trong mưa lớn, gió giật. Địa phương bị mất điện trên diện rộng.

Hà Tĩnh di tản dân đến nơi an toàn

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2 sắp đổ bộ vào đất liền, khoảng 20h ngày 16/7 tại TP Hà Tĩnh bắt đầu có gió mạnh kèm theo mưa lớn, dông lốc. Đến 22h cùng ngày, cường độ gió giật khoảng cấp 9, cấp 10. 

Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh cho biết, khoảng 21h cùng ngày, tại cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), do ảnh hưởng của cơn bão số 2 nên gió bắt đầu thổi mạnh, giật từ cấp 8 đến cấp 10 kèm theo mưa lơn.

Hơn 380 tàu thuyền của các ngư dân vào khu tránh bão tại các cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim), Cửa Hội (xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân), Cẩm Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên) do đơn vị quản lý đã được đảm bảo chỗ ăn, chỗ ở, đảm bảo an toàn.

Theo số liệu mới nhất từ các địa phương, toàn tỉnh đã di dời 2.297 người đến nơi an toàn, trong đó: huyện Lộc Hà 1.127 người, huyện Cẩm Xuyên 40 người, huyện Nghi Xuân 927 người, huyện Thạch Hà 132 người, huyện Kỳ Anh 50 người, thị xã Kỳ Anh 21 người.

Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, cho biết tính đến 17h ngày 16/7 toàn huyện đã di dời được gần 400 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu ven biển thuộc các xã Xuân Hội, Xuân Liên, Xuân Giang, Cương Gián vào nơi trú ẩn an toàn và được sắp xếp chỗ ăn nghỉ đảm bảo. Đến 21h cùng ngày, trên địa bàn huyện đã xuất hiện mưa lớn kèm theo gió mạnh, dông lốc. Nhưng chưa có thiệt hại về người và tài sản.

“Chính quyền địa phương còn phối hợp cùng các lực lượng công an, bộ đội trực 24/24 để có ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra”, ông Nam nói.

Thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh, tính đến 17h chiều nay, toàn tỉnh có 6.102 phương tiện với 17.676 lao động đã nắm được thông tin về cơn bão số 2 và vào cập bến tại các khu tránh trú bão.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 nên toàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa đo được từ 7h–13h ngày 16/7 tại trạm TP Hà Tĩnh 59 mm, Thạch Đồng 64,2 mm, Kỳ Anh 61,1 mm, Hương Khê 11,1 mm, Chu Lễ 0,8mm, Hòa Duyệt 17,5mm, Hương Sơn 18mm... 

Mực nước tại các hồ chứa đạt 50-70% dung tích thiết kế... và còn một số hồ đập đang dang dở....

Hiện tại, các địa phương ven biển ở Nghệ An có mưa to, gió giật mạnh. Khoảng 21h cùng ngày, trên đường Nguyễn Duy Trinh đoạn qua Đình Trung (thuộc phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An) có cây to bị đổ, chắn ngang đường. Thân cổ thụ đổ đè lên đường điện gây nguy hiểm cho người dân.

Nhiều địa phương mất điện

Ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết đến 19h ngày 16/7, các tàu thuyền của Nghệ An đã vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn. Tỉnh chưa phải di dân nhưng đã lên phương án và sẵn sàng triển khai khi cần thiết.

Các hồ chứa, đập nước trên địa bàn tỉnh đang ở ngưỡng an toàn và cơ quan chức năng đều có phương án ứng phó khi điều kiện thời tiết xấu. Đến 22h, do ảnh hưởng bão, các địa phương thị xã Cửa Lò, huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu của tỉnh Nghệ An bị mất điện. 

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận