Tin mới
3
'Chiến binh' 4 tuổi vượt qua ung thư
Bé Cơ, 4 tuổi, trải qua 8 tháng chiến đấu với bệnh ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn, nay hồi phục kỳ diệu sau ca ghép tế bào gốc
5
Nước biển đổi màu đỏ
Nước biển ở thị trấn Thiên Cầm và xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên đổi màu đỏ, nhà chức trách lý giải do biển động, sóng cuốn tảo vào bờ.
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

'Chiến binh' 4 tuổi vượt qua ung thư

Bé Cơ, 4 tuổi, trải qua 8 tháng chiến đấu với bệnh ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn, nay hồi phục kỳ diệu sau ca ghép tế bào gốc

Bão chỉ cấp 8-9, vì sao 15.000 cây xanh tại Huế gãy đổ?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-09-23 10:09
Chuyên gia lâm nghiệp khảo sát các cây xanh gãy đổ sau bão tại Huế và nhận thấy nhiều vấn đề bắt nguồn từ lỗi chủ quan của con người.

Sau khi bão số 5 (Noul) quét qua TP Huế với sức gió mạnh cấp 8-9, thống kê từ Công ty Công viên cây xanh cho thấy có 15.000 cây xanh tại thành phố này đã gãy đổ. Lượng cây thiệt hại trong đợt này gồm cả cổ thụ và cây mới trồng.

Nhiều chuyên gia ngành lâm nghiệp nhận định việc số lượng lớn cây xanh gãy đổ như vậy sau cơn bão cấp 8-9 là điều bất thường.

Không thể đổ hết cho bão mạnh

8h30 sáng 18/9, những người lái xe máy trên đường Lê Duẩn (TP Huế) bắt đầu cảm thấy khó giữ vững tay lái. Trời mưa không lớn nhưng gió giật mạnh. Bão đến sớm hơn vài giờ so với sự chuẩn bị của người dân.

Đứng trước cổng Đại Nội, phóng viên chứng kiến cây phượng cổ thụ đầu tiên bị gió quật gục xuống lòng đường. Những người đi xe máy, xe đạp sợ hãi lách qua thân cây. Họ phóng cả lên vỉa hè để tránh hướng cây đổ.

Gió bão kéo dài trong vòng 30 phút với sức gió cấp 8-9, giật cấp 11. Thông số gió cho thấy cơn bão không mạnh như dự báo trước đó. Tuy nhiên, TP Huế đã ghi nhận 2 người bị cây đè tử vong và hàng chục người bị thương.


Một cây phượng bật gốc bên trong Đại Nội Huế. Ảnh: Việt Linh.

Trao đổi với Zing, thạc sĩ Phạm Cường, Giám đốc Trung tâm Thực hành và nghiên cứu lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế, dùng từ "bất thường" để nói về hiện tượng cây xanh tại Thừa Thiên - Huế gãy đổ hàng loạt sau bão số 5.

"Huế là địa phương miền Trung thường xuyên hứng chịu mưa bão, nhưng việc cây gãy đổ nhiều như trận bão này rất hiếm gặp", ông Cường nhận định.

Sau trận bão, thạc sĩ Phạm Cường đã cho sinh viên đi quan sát các cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến phố để đánh giá, tìm nguyên nhân.

Theo chuyên gia lâm nghiệp, hàng nghìn cây xanh không đổ một cách ngẫu nhiên mà có quy luật rõ ràng. Không cần tới chuyên gia, người dân bình thường cũng nhận thấy những gốc cây bị đánh bật khỏi vỉa hè có quá ít rễ cọc, trong khi phía trên là cành tán xum xuê.

Vị chuyên gia lâm nghiệp nhận định những cây bị gãy thân hoặc cành là do chiều cao, kích thước tán quá lớn. Sau nhiều năm không phải đón bão lớn, cây xanh ở Huế đã phát triển rất tốt, ngọn cây vươn cao hơn 10 m. Tuy nhiên, việc cắt tỉa bớt chiều cao, chiều rộng cành lá lại chưa được làm kịp thời.

Với những cây bị bật gốc, ông Cường và các sinh viên đã khảo sát, đo đạc kích thước bộ rễ của cây. "Đặc điểm chung của những cây này là đường kính gốc cây nhỏ, bộ rễ không phát triển thêm nhiều so với khi được trồng", ông Cường nhận định.

Theo vị giảng viên Đại học Nông Lâm Huế, nhiều cây cổ thụ gãy đổ do bị mối mọt. Những cây bị bệnh này cần phải đốn bỏ nhưng cơ quan chức năng chưa có kinh phí hoặc tâm lý sợ áp lực dư luận nên vẫn để lại.

"Cây xanh ở Huế chỉ cần đủ cao để che bóng cho người đi đường. Những cây cao trên 10 m phải được hạ độ cao trước mùa mưa bão. Cơ quan chức năng cũng phải khảo sát những cây bị nghiêng, mối mọt, thối rễ, mạnh dạn đốn hạ để tránh nguy cơ gãy đổ", ông Cường chia sẻ.

Những loài cây sống sót

Qua khảo sát ở Đại Nội, thạc sĩ Phạm Cường nhận định cây nhội là loài có khả năng đứng vững cao nhất sau bão. Hàng nhội trên đường Đoàn Thị Điểm hầu như không có cây nào đổ. Cây này có hệ rễ phát triển, thân dẻo dai.

Trong khi đó, các loại cây bị đổ nhiều nhất là phượng vàng, lát hoa, lim xẹt... Đây là một thực tế cho thấy việc chọn loại cây trồng rất quan trọng đối với một đô thị thường xuyên đón bão như Huế.

cay xanh gay do sau bao so 5 anh 2
Cây cổ thụ trên đường Lê Duẩn (TP Huế) bật gốc khi bão vừa đổ bộ. Ảnh: Ngọc Tân.

"Tôi đánh giá công tác trồng cây ở Huế cũng được quan tâm, vậy nên lượng cây xanh ở đây rất lớn. Tuy nhiên, sự phối hợp của các ngành khác như xây dựng, điện nước... chưa đồng bộ và chưa tạo ra được không gian cho cây phát triển", ông nhận định.

Ông Cường cũng cho biết thời gian qua, tác động kỹ thuật của con người đã ảnh hưởng nhiều đến hình thái cây. Không gian ngầm của rễ cây bị cản trở bởi các công trình đường xá, cống ngầm, vỉa hè. Công nhân trồng cây chỉ đào được những cái hố rất nhỏ, khi cắm xuống cây cũng không phát triển được các rễ cọc.

Đối với không gian trên mặt đất, nhiều cây trồng quá gần nhà khiến cho tán bị nghiêng về hướng mặt đường, mất trọng tâm, dễ gãy đổ.

Chuyên gia cho rằng trong đô thị phải đa dạng loại cây, không thể loại bỏ hết cây yếu, chỉ trồng cây dẻo dai. Nếu TP Huế chăm sóc cây tốt, quy hoạch tốt các công trình ngầm, cho cây có không gian sống thì dù là giống cây yếu cũng không đến nỗi đổ ngay sau 30 phút gió bão.

Sau 2 ngày di chuyển trên Biển Đông, bão số 5 đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế sáng 18/9 với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.

Sau khi bão quét qua, Thừa Thiên - Huế hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề với 4 người chết, 92 người bị thương, 10 ngôi nhà sập đổ hoàn toàn, hơn 21.000 ngôi nhà bị tốc mái. Gió bão cũng quật đổ hơn 400 cột điện, 15.000 cây xanh và khiến 43 tuyến cáp quang bị đứt tại địa phương này.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận