Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Bán shisha công khai, 'khói Ả Rập' đang mê hoặc trẻ em?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-03-17 10:03

Học sinh lớp 6 hút shisha trong quán cà phê làm nhiều người giật mình. Phải chăng việc mua bán shisha quá dễ dàng khiến lứa tuổi tìm đến ngày càng nhỏ?

Giám đốc một trung tâm cai nghiện ở TP.HCM khẳng định: “Thuốc lá có hại thì sao shisha không?”. Tuy nhiên, đến nay shisha vẫn được mua bán công khai, nhiều người lầm tưởng hút chúng không vấn đề gì.

Mỗi lần hít 0,15 - 0,5 lít khói

Chỉ cần gõ từ khóa “bán shisha ở Việt Nam”, trong vòng một giây, công cụ tìm kiếm của Google cho ra 470.000 kết quả. Trong đó có những trang chuyên bán shisha ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội và nhận vận chuyển, phân phối hàng đi khắp nơi.

Những trang này bán đủ các loại bình, than, hương shisha với lời quảng cáo là kinh nghiệm nhập khẩu và phân phối hàng chính hãng từ Ả Rập.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, phó viện trưởng Viện sức khoẻ tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, cho biết shisha giống như thuốc lá và thuốc lào, có nguồn gốc từ Ấn Độ và sau đó đã lan tràn qua các nước khác ở vùng Trung Đông.

BS Nguyễn Minh Tuấn phân tích cụ thể về khả năng gây độc hại cho cơ thể của shisha: một bình shisha thời gian ít nhất là 40 phút, như vậy số lần hít vào sẽ là từ 50 đến 200 lần, lượng khói đưa vào cơ thể sẽ gấp từ 100  đến 200 lần so với hút một điếu thuốc lá, đó là lượng khói rất khủng khiếp. Lượng khói này tương đương 0,15–0,5 lít khói!


Nhóm bạn trẻ hút shisha.

Hơn nữa, lượng nicotine vào trong cơ thể do hút shisha còn cao hơn thuốc lá đến 75%.

“Như vậy, không những lượng nicotine có mà còn đưa vào phổi nhiều hơn hút thuốc lá”, bác sĩ Tuấn khẳng định.

Bác sĩ Tuấn cho rằng việc nói shisha ít nicotine và ít bị độc hại do được lọc qua nước là ngụy biện. Bởi thực tế phần lớn các chất độc vẫn không được lọc qua nước và vẫn vào cơ thể.

“Tác hại của shisha cũng giống hệt như thuốc lá và thuốc lào. Với người lớn đã độc hại như vậy thì với những em học sinh còn hại đến mức nào!”, ông nói.

Theo ông, điều đáng báo động trong xã hội hiện nay là giới trẻ đang lợi dụng việc hút shisha là một chất gây nghiện hợp pháp để trá hình, sử dụng các chất ma túy, các chất gây nghiện bất hợp pháp. Ví dụ hàng đá, cần sa, tài mà… là những loại ma túy dễ bị lạm dụng để sử dụng bình này.

Bác sĩ Phan Quốc Bảo - chuyên khoa tai mũi họng Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM (cơ sở 2) - cho biết yếu tố nguy hiểm khó lường của việc hút shisha là việc pha chế thêm những chất gây nghiện khác hoặc hút shisha được làm từ các hương liệu hóa học có nguồn gốc không rõ ràng.


Giới trẻ Hà thành hút shisha.

“Người ta đã chứng minh rằng những benzene vòng thơm có trong các hương liệu là một tác nhân gây ung thư đường hô hấp”, ông nói.

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương cũng đưa ra khuyến cáo đối với các vị phụ huynh trong việc quản lý các hoạt động vui chơi của con mình, tránh việc bị lôi kéo sử dụng shisha như một trào lưu, một kiểu thể hiện sự sành điệu.

Nên đưa vào danh mục hạn chế kinh doanh

“Nên đưa vào danh mục hạn chế hoặc cấm kinh doanh”, đó là ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, về vấn đề kinh doanh shisha.

Ông Hậu đưa ra dẫn chứng có những nước đã cấm hoàn toàn mặt hàng này vì gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và lối sống của một bộ phận giới trẻ.

Trước đó, vào tháng 7/2013, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu trình Chính phủ xem xét đưa mặt hàng thuốc shisha bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên.

Theo UBND TP, các cơ quan chức năng phát hiện thuốc và hóa chất bán tại nhiều điểm kinh doanh có nguồn gốc không rõ ràng và trong quá trình sử dụng, cá nhân hoặc cơ sở tổ chức có thể lợi dụng để pha trộn thêm vào bình hút các chất kích thích, hóa chất độc hại hoặc gây nghiện mà pháp luật đã cấm.

Singapore cấm shisha

Đầu tháng 11/2014, chính quyền Singapore ra tuyên bố hạn chế rồi cấm hoàn toàn việc hút shisha nơi công cộng, để bảo vệ sức khỏe của thanh niên.

Theo các quan chức y tế Singapore, nhiều người hiểu lầm rằng hút shisha ít có hại cho sức khỏe và không gây nghiện như thuốc lá. Tuy nhiên trên thực tế hút chúng cũng ảnh hưởng tới sức khỏe không kém gì thuốc lá.

Theo Tuổi trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận