Tin mới
5
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Ảnh

sunwin | sunwin

Bạn có định về quê ăn Tết không?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-01-13 12:01
Nhiều người không về quê ăn Tết vì lý do tài chính. Thế nhưng, đối với một số người khác, tiền bạc chỉ là một phần vì được đón giao thừa với gia đình mới quan trọng nhất.

"Vé xe 600.000 đồng, hết giường nằm rồi, ngồi kế ghế cuối, 22h xe chạy, nhưng chị phải qua từ 19h giữ ghế, Tết đông đúc bọn em không hứa trước sẽ chừa chỗ", Kim Vui (24 tuổi, Cà Mau) nhớ lại câu nói của phục vụ nhà xe khi cô gọi điện đặt xe về quê dịp Tết 2019.

Công ty cô cho phép nhân viên nghỉ Tết từ ngày 28 Âm lịch. Tiền thưởng của Vui năm ấy cũng chỉ đủ mua chút quà. Cô bạn 24 tuổi cũng không đủ thời gian sắm sửa đồ đạc, chỉ biết nhanh chóng đặt lịch về quê.

Hết lần này đến lần khác, các nhà xe đều từ chối yêu cầu đặt xe của Kim Vui, không hết vé cũng "không hứa trước, đến bến xe còn chỗ trống thì đi".

"Gọi điện hỏi ít nhất 5 nhà xe, rẻ nhất cũng là 450.000 đồng, đắt nhất là 600.000 đồng hoặc hơn. Đã vậy, chưa chắc ra bến xe sẽ có chỗ tốt. Tôi sợ cảnh chen lấn, ngồi chật chội, vi phạm an toàn giao thông", Kim Vui nói với Zing.vn.

Kim Vui quyết định ở lại Sài Gòn. Cô cũng đón bố mẹ và em trai lên thành phố hưởng cái Tết xa nhà.

Không chỉ Kim Vui, nhiều người cũng quyết định không về quê vì nhiều lý do như vé tàu, máy bay đắt đỏ, không kịp đặt. Ngoài ra, với người được thưởng không nhiều hay tiền kiếm được trong năm không bao nhiêu, họ cũng chọn cách ở lại thành phố ăn Tết.


Chi phí đắt đỏ, xe cộ đông đúc là nguyên nhân khiến nhiều người ở lại thành phố lớn ăn Tết. Ảnh: Ngọc An.

"Quyết định sáng suốt"

Sau một năm từ ngày quyết định ăn Tết Nguyên Đán 2019 tại Sài Gòn, Kim Vui cho rằng đấy là quyết định sáng suốt.

Kẹt xe tại cao tốc Trung Lương, khách ngồi vật vã trên xe cả ngày trời mới về đến nhà, tiền xe đội giá, khách bị móc túi, hành lý thất lạc... Trước những thông tin Kim Vui đọc được trên báo những ngày sau đó, cô chỉ biết thở phào nhẹ nhõm vì không về quê những ngày quá cận Tết.

Cha mẹ và em trai Kim Vui đi xe khách lên Sài Gòn cũng rất thoải mái.

"Dịp Tết, lượng người đi xe khách lên thành phố rất ít. Vé xe cũng không tăng, chi phí của 3 người chỉ bằng vé mình đi về nhưng tâm lý lại thoải mái hơn nhiều", Vui nói.

'Toi tung khong ve que an Tet nen bay gio phai hoi han' hinh anh 2 2_Zing.jpg
Giao thông ùn tắc ngày Tết là điều không tránh khỏi. Ảnh: Việt Linh.

Gia đình 4 thành viên của Kim Vui cũng được dịp tận hưởng không khí yên bình, vắng lặng của của Sài Gòn. Đây cũng là lần đầu tiên cả nhà Vui ăn Tết ở thành phố, vì vậy cô có cảm giác rất khác.

Đến khi hết Tết, Vui cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần làm việc. Người nhà cô về quê cũng không vướng cảnh kẹt xe.

Tuy nhiên, Kim Vui nhận ra một điều ăn Tết ở Sài Gòn chỉ được cảm giác bình yên chứ không thể hưởng trọn vẹn không khí ngày xuân.

"Ở Sài Gòn, Tết sẽ không có cảnh hàng xóm, người thân đến chúc mừng. Cha mẹ vì thương con cô đơn nên đồng ý lên đây cùng, chứ mình thấy ông bà cũng không mấy vui vẻ khi ăn Tết nơi quê người", Vui nói.

Nghĩ vậy, năm nay Kim Vui cố gắng hoàn thành công việc trước ngày đưa ông Táo. Những ngày gần đây, cô có dư thời gian sắm sửa đồ đạc, mua quà về cho gia đình. Cô dự định về quê ngày 25 Âm lịch.

"Nếu được, về quê vẫn thích hơn", Kim Vui kết luận.

"Ít ai thấy vui vì phải ăn Tết xa nhà"

Nói ăn Tết ở thành phố lớn là "giải pháp tối ưu" tránh kẹt xe, không quá mệt mỏi khi trở lại làm việc nhưng với một số người, không phải ai cũng muốn điều đó.

"Năm nay, mình quyết định ở lại Sài Gòn ăn Tết chỉ vì không đủ tiền về quê", Anh Thi (25 tuổi, Đồng Tháp) nói.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình lao động, sau khi tốt nghiệp cấp ba, Anh Thi lên Bình Dương làm công nhân.

Lương mỗi tháng 6 triệu, trừ tiền phòng trọ ở ghép là 1,3 triệu đồng, mỗi tháng Thi phải gửi về quê 3 triệu đồng phụ nuôi em trai ăn học. Đến cuối năm, công nhân như anh được thưởng mỗi người 500.000 đồng, tiền tiết kiệm trong năm cũng không được bao nhiêu.

"Tiền để dành không có, về quê không chỉ tốn nhiều mà còn phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi từ hàng xóm, họ hàng. Người ta luôn nghĩ mình có dư khi lên Bình Dương làm việc, nhưng lương công nhân chỉ đủ nuôi bản thân thôi", Thi nói.

Quyết định không về quê ăn Tết của Anh Thi cũng bị gia đình phản ứng. Anh liên tục bị mẹ gặng hỏi, bị bố nói "lần sau đừng về nữa", "con với cái có cái Tết cũng không chịu về".

Thi cảm thấy khổ tâm vì bố mẹ chưa hiểu cho nỗi khổ của mình. Anh định qua Tết để dành thêm được ít tiền mới xin nghỉ phép về quê cùng gia đình.

"'Không có tiền, tôi không nghĩ đến việc về quê. Tuy nhiên, với những người con xa quê, ít ai thấy vui vì phải ăn Tết xa nhà", Thi khẳng định với Zing.vn.

'Toi tung khong ve que an Tet nen bay gio phai hoi han' hinh anh 3 1_1_.jpg
Quây quần bên gia đình quan trọng hơn cả việc bạn mang bao nhiêu tiền về quê ăn Tết. Ảnh: FB."Đón giao thừa không có gia đình là một mất mát"

"Tôi từng nghĩ đến chuyện không về quê ăn Tết nên bây giờ phải hối hận. Lúc nào cũng nghĩ đến chuyện kiếm tiền, đến khi cha mẹ già không còn mới nhận ra về nhà với gia đình mới là điều quan trọng nhất".

Dòng comment của Tuấn Nguyễn để lại dưới bài viết "Không về quê ăn Tết" trên mạng xã hội thu hút hơn 1.000 lượt thích và nhiều lượt tương tác.

Theo nhiều người, ăn Tết ở quê tiền bạc chỉ là một phần nhỏ, điều quan trọng là được đoàn viên cùng gia đình, đón giao thừa bên mâm cỗ, chia sẻ những chuyện vui buồn trong năm.

"Tôi là người ở Bạc Liêu nhưng chọn Hà Nội là nơi làm việc và sinh sống. Đi làm xa quê, đã nhiều năm không về nhà ăn Tết. Cha mẹ không còn, họ hàng không có, việc về quê với tôi không còn nhiều ý nghĩa nữa", Hải Linh (31 tuổi, Bạc Liêu) nói với Zing.vn.

Lần cuối cùng Linh cảm nhận không khí Tết đoàn viên là 10 năm trước, khi cha mẹ anh còn đủ đầy. Đến khi cả hai mất đi, ở quê nhà điều kiện kinh tế không thuận lợi nên anh chọn cách làm ăn xa nhà.

Trong 10 năm xa quê, anh Linh cũng từng một lần về quê ăn Tết, nhưng đó chỉ là sự nhạt nhẽo. "Đón giao thừa khi không có gia đình, đó là một mất mát", Hải Linh nói.

Vì vậy, Linh quyết định bán nhà và dọn hẳn ra Hà Nội sinh sống. Thỉnh thoảng anh có về quê thăm hỏi họ hàng, còn việc ăn Tết anh chọn về quê vợ ở Thái Bình để cảm nhận không khí gia đình.

"Các bạn cứ tranh thủ sắp xếp về quê ăn Tết. Tiền bạc còn kiếm lại được nhưng cha mẹ già không biết ở với chúng ta được bao lâu. Có người thèm về nhà cùng gia đình nhưng không được", Hải Linh nói.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận