Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, liên tục đổi hướng

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-08-09 10:08
Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong hôm nay với sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10. Trong khi đó, mưa lớn tiếp diễn ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết sáng sớm 9/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên khu vực phía tây nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất cấp 6, giật cấp 8.

Lúc 7h ngày 9/8, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa với sức gió mạnh nhất cấp 6, giật cấp 8. Ngày và đêm nay, áp thấp đi theo hướng bắc đông bắc, sau có khả năng đổi hướng bắc tây bắc với vận tốc 15 km/h và khả năng mạnh lên thành bão.

Ngày và đêm nay, áp thấp đi theo hướng bắc đông bắc, sau có khả năng đổi hướng bắc tây bắc với vận tốc 10 km/h và khả năng mạnh lên thành bão.

Sáng 10/8, tâm bão nằm trên khu vực phía đông bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10. Sau đó, hình thái này tiếp tục đổi hướng theo tây bắc, tăng tốc lên 10-15 km/h.

Sáng 11/8, tâm bão nằm trên khu vực phía bắc vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 80 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất duy trì cấp 8.


Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão trên Biển Đông và khu vực mưa lớn trong ngày 9/8 (điểm màu cam). Ảnh: VNDMS.

Sau thời điểm áp sát đất liền, bão giữ vận tốc nhưng đi chếch theo tây tây bắc và khả năng suy yếu dần. Bản đồ dự báo cho thấy rạng sáng 12/8, bão suy yếu thành một cơn áp thấp trên đất liền Đông Bắc Bộ. Dù vậy, vùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão rộng khắp miền Bắc.

Cơ quan khí tượng Nhật Bản có dự báo tương tự khi cho rằng sau khi áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão, hình thái duy trì sức gió mạnh nhất cấp 8 trong hai ngày 9-10/8 và không có khả năng mạnh thêm.

Cơ quan này nhận định khi tâm bão nằm trên vùng biển phía bắc của vịnh Bắc Bộ vào ngày 10/8, vùng ảnh hưởng của nó có thể bao trùm một phần đất liền Đông Bắc Bộ.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết hướng di chuyển và cường độ của áp thấp nhiệt đới còn nhiều thay đổi do trong giai đoạn vừa hình thành.

Theo chuyên gia, đặc điểm đáng chú ý của áp thấp nhiệt đới này là có hoàn lưu rất rộng. Kết hợp với gió mùa Tây Nam, vùng ảnh hưởng gây mưa lớn có thể cách khoảng 500-1.000 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Trên đất liền, mưa rào và dông tiếp diễn ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ trong ngày và đêm nay (9/8) với lượng 20-40 mm, có nơi trên 60 mm. Riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có thể mưa lớn 40-70 mm/ngày, một số nơi trên 100 mm.

Đợt mưa này xảy ra do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với rãnh gió mùa nối với áp thấp nhiệt đới, kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam có xu hướng mạnh dần lên.

Người dân đề phòng các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh đi kèm mưa dông. Các tỉnh vùng núi nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở và khu vực trũng thấp có thể ngập úng.

Chuyên gia cảnh báo khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10. Sóng cao 4-6 m, biển động mạnh.

Do gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Sóng cao 2-4 m.

Trong khi đó, mưa rào và dông xuất hiện ở khu vực Biển Đông, phía nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan, kèm nguy cơ xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới nằm từ vĩ tuyến 14,5 đến 21 độ vĩ bắc và từ kinh tuyến 110 đến 115 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...