Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Ánh trăng rằm trong đêm

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-05-25 02:05

“Bỏ một năm để lấy lại 2/3 cuộc đời. Anh có hiểu không?” - giọng nói thỏ thẻ trên khuôn mặt sáng ngời, ánh lên những nét trẻ trung của cô thiếu nữ vừa đoạt giải nhì môn Văn của tỉnh Thanh Hoá cách đây 2 năm. Có lẽ sẽ chẳng ai có thể tin được rằng, cuộc đời em đang như cỏ cây giữa đồng hoang, không nhà, không cửa, không cha, không mẹ.


Năm 1996, một người đàn ông mang trọng bệnh, thất thểu bế đứa con gái mới 8 tháng tuổi lặn lội đi tìm vợ. Chị đã bỏ nhà đi lao động, với lý do kiếm tiền nuôi gia đình. Anh hy vọng khi nhìn thấy đứa con gái bé bỏng, chị sẽ quay trở về với gia đình. Niềm hy vọng nhanh chóng tan vỡ, hai cha con bồng bế nhau trở về ngôi làng sỏi đá chơ vơ giữa xã Hoằng Thành, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Niềm đau chất chứa, anh qua đời 4 tháng sau đó, đúng vào ngày sinh nhật cô con gái.

“Sinh nhật đầu tiên của em cũng là ngày đánh dấu em mồ côi cha” - Hằng buồn bã. Mãi đến năm lớp 3, mẹ Hằng có về thăm em một lần. Bà đi cùng một người đàn ông lạ. Sau này, Hằng gọi điện được cho mẹ 1 lần và từ đó trở đi, số máy mẹ đưa chỉ kêu lên những tiếng tút dài. Từ đó, coi như em cũng đã mồ côi mẹ. “Tại sao mẹ lại đối xử với em như thế hả anh?”. Tôi lặng người khi chẳng thể có được câu trả lời.


Một sào ruộng không đủ để ông bà nội nuôi em. Ông phải bỏ vào Nam đi làm thuê rồi qua đời nơi đất khách quê người. Bà nội em cũng rời xa sào ruộng, đi làm giúp việc ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, tại xã Thọ Phú (huyện Triệu Sơn), cách nhà 40 cây số. Hai bà cháu xa nhau từ đó. Hằng sống bơ vơ từ tuổi 14.

- Hôm nay em có muốn lên thăm bà không?

Nỗi buồn như được xếp lại ngay ngắn để niềm vui khắc khoải lên tiếng:

- Có ạ, lâu lắm rồi em chưa được gặp bà.

Năm nay đã 76 tuổi, đi làm giúp việc được 2 triệu đồng, bà vẫn gửi cho Hằng 700.000 đồng hằng tháng. Ánh mắt bà vẫn kiên định: “Cuộc đời tôi quá khổ rồi, Hằng muốn thoát khổ thì phải học, chỉ có con đường đấy thôi. Tôi còn sống ngày nào thì cháu tôi còn được đi học ngày ấy”. Trong tột cùng đau khổ, dường như người ta sẽ nhìn thấu được mọi điều của kiếp nhân sinh.


Hằng nói:

- Bà ơi, hôm nay có nhà hảo tâm gửi cho cháu 3 triệu đồng. Bà đừng gửi tiền cho cháu đến lúc thi đại học nữa nhé.

Có lẽ, đối với Hằng, lòng tự trọng đã được sản sinh trong đơn độc. Lòng tự trọng ấy không chỉ giúp em bay bổng trí tuệ, đoạt giải nhì Văn cấp tỉnh, mà còn giúp em bảo tồn nhân cách, kiên định tránh khỏi những sa ngã của xã hội đầy cạm bẫy. Reo vui khi không phải nhận 700.000 đồng từ bà nội là minh chứng cho tình thương máu mủ của cô bé có khuôn mặt sáng như trăng rằm.


Số tiền ít ỏi không thể đủ trang trải học phí và cuộc sống. Gạo từ lâu trở thành thực phẩm duy nhất của Hằng, thi thoảng mua được vài quả trứng cải thiện. Trong khi vườn rau mồng tơi em tự trồng thường xuyên bị ngắt trộm.

Hằng đang múc nước giếng sặc mùi tanh. Những ngôi mộ xung quanh nhà ít nhiều đã ảnh hưởng đến nguồn nước duy nhất của em. “Mỗi lần rửa mặt là da em lại ngứa ran lên”. Công trình nhỏ phía sau là khu bếp đã bị một cơn bão đêm đánh sập cách đây 2 năm.


Năm ngoái thi đại học, Hằng đỗ vào Đại học Vinh nhưng thiếu nửa điểm để lọt vào Đại học Luật Hà Nội. Hằng quyết tâm ôn lại 1 năm để hiện thực hoá ước mơ trở thành luật sư. “Em muốn làm luật sư để lấy lại sự công bằng cho những người yếu đuối như bà em”. Về sau, tôi mới chợt hiểu sự ấu trĩ trong xã hội làng quê đã lạnh lùng tạo ra sự bất công cho những người phụ nữ. Căn nhà của em đã bị chú ruột bán đi để trả nợ cho chính ông ta. 

Theo lẽ thường, bố Hằng qua đời thì căn nhà đó phải là của em nhưng dường như, tiếng nói và quyền lợi của người phụ nữ chỉ như những cánh cò thoai thoải lượn lờ giữa đồng lúa, ai cũng thấy nhưng chẳng thèm đoái công để ý. Căn nhà bị bán cho người hàng xóm, hai bà cháu chẳng được xu nào. Cũng may người hàng xóm cho Hằng tiếp tục ở lại căn nhà đến khi thi lại đại học, nhưng phải bỏ bàn thờ bố. “Ngày em phải gỡ bàn thờ bố xuống, em khóc như mưa, rồi phải mang thả xuống sông” - Hằng kể.


Chiều đi học về, thi thoảng Hằng lại tìm ra mộ bố, nơi duy nhất để Hằng bấu víu giữa cơn khát tình thương triền miên. 

Mỗi tối về, Hằng lại thu mình vào căn phòng nhỏ cửa lúc nào cũng khoá chặt vì sợ. Thầy Trào - giáo viên trường cấp ba của Hằng - tin tưởng em sẽ đỗ trường Luật năm nay. Nhưng kể cũng lạ, có thi đỗ đại học cũng chả biết sẽ ở đâu, sống bằng gì, thế nhưng quyết tâm vẫn lớn hơn niềm tin. “Kệ đi anh ạ, ở đâu không có hy vọng thì mình phải phát minh ra hy vọng”. 


Những dòng chữ thơ ngây Hằng viết và dán lên tường như những lời nói với chính con tim mình.

- Bỏ một năm để lấy lại 2/3 cuộc đời. Anh có hiểu không?
- Bỏ một năm để lấy lại cả cuộc đời, em ạ. Em sẽ có tương lai rạng ngời và em sẽ lấy lại được cả những gì cuộc đời tạm cất giấu em.

Theo Laodong.com.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận